6 bí quyết chống thấm hiệu quả
6 bí quyết chống thấm hiệu quả
Posted by Kiên Bạch
Tính đa dụng của màng chống thấm cho phép ứng dụng vào nhiều hạng mục chống thấm trong công trình, từ mái đến hầm như sàn mái, ban công, lô gia, nhà vệ vệ sinh, bể bơi, vách hầm, bể chứa nước vv.
Hệ màng chống thấm dạng lỏng dễ thi công, bám dính rất tốt và tạo ra lớp chống thấm liền khối, không để lại các vệt nối – là nơi có rủi ro bị thấm trong quá trình vận hành.
Dưới đây là 6 bí quyết chống thấm hiệu quả, hài hòa chi phí đầu tư ban đầu và chất lượng, tuổi thọ hệ chống thấm.
Chuẩn bị bề mặt | Một khâu quan trọng quyết định chất và độ bề chống thấm
Mục lục
Màng chống thấm dạng lỏng phải bám dính hoàn toàn với bề mặt cần chống thấm. Hiệu quả làm việc của hệ chống thấm dạng lỏng phụ thuộc vào chất lượng bám dính.
Do bám dính hoàn toàn vào bề mặt, nên không có hiện tượng nước lưu thông giữa các lớp chống thấm (như xảy ra với hệ màng dán) ngay cả khi hệ chống thấm bị hư hỏng. Điều này giúp dễ dàng xác định vị trí bị hỏng để sửa lỗi trong quá trình vận hành.
Để bảo việc bám dính hoàn toàn và tốt với bề mặt cần chống thấm, cần phải chuẩn bị bề mặt rất kỹ khi thi công (bảo đảm bề mặt thi công phải đặc chắc, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ) và lưu ý đến độ ẩm bề mặt.
Việc chuẩn bị bề mặt không kỹ sẽ khiến cho lớp chống thấm (hệ lỏng) không hoặc bám dính không tốt với bề mặt cần chống thấm, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng chống thấm, rủi ro phải sửa chữa trong quá trình vận hành là rất cao, làm phát sinh các chi phí khác như thời gian chờ, sửa chữa, uy tín của doanh nghiệp vv.
-
Luôn luôn sử dụng lớp lót
Như chúng ta đều biết, lớp lót có tác dụng tăng cường bám dính. Nhiều hãng không yêu cầu phải dùng lớp lót cho hệ chống thấm dạng lỏng (dạng quét, lăn, phun). Tuy nhiên, lớp lót còn có các chức năng khác mà có thể chúng ta chưa nhận ra:
- Lớp lót làm giảm rủi ro bóng khí từ bề mặt lên lớp chống thấm khi thi công
- Tạo ra bề mặt đồng nhất trước khi thi công lớp phủ
- Loại bỏ mụi mịn còn lại trên bề mặt
- Đóng vai trò quan trọng làm giảm rủi ro mất bám dính và bóng khí khi bề mặt còn ẩm
Lớp lót thường có độ nhớt thấp để giúp thẩm thấu tốt vào lớp bề mặt vật liệu.
Đối với hệ chống thấm gốc xi măng (như Aquashutter) nhà sản xuất đã tính toán để kết hợp lớp nhựa acrylic polymer làm lớp lót thay vì dùng một hệ lót riêng. Chỉ cần pha thêm với nước để giảm độ nhớt, làm lớp lót và tăng độ bám dính với bề mặt.
-
Hệ chống thấm dạng lỏng lý tưởng để che phủ vết nứt
Hệ màng lỏng bám dính hoàn toàn với bề mặt. Điều này cũng có nghĩa là mọi chuyển vị của bề mặt sẽ tác động đến hệ màng chống thấm. Với hệ màng chống thấm đàn hồi, lớp màng đàn hồi và che phủ vết nứt sẽ duy trì tính liên tục và đồng nhất khi xuất hiện các vết nứt nhỏ không mong muốn.
Ngoài khả năng che phủ vết nứt, hệ màng chống thấm dạng lỏng còn có tác dụng bảo vệ, chống sự xâm thực của hóa chất, nước, ngăn thấm và giảm sự xuống cấp cho công trình.
-
Không bóp (giảm) định mức vật tư (chiều dày lớp thi công)
Nhà sản xuất khuyến nghị chiều dày lớp chống thấm vì các lý do sau:
Thứ nhất, hệ màng chống thấm đàn hồi che phủ các vết nứt thông qua khả năng chịu biến dạng và giãn dài (khi đó chiều dày hệ màng giảm xuống). Do đó, nếu chiều dày lớp chống thấm không theo khuyến nghị của nhà sản xuất, sẽ có rủi ro không duy trì được chiều dày chống thấm cần thiết.
Thứ hai, bề mặt như bê tông thường không bằng phẳng, nếu giảm chiều dày lớp thì có thể sẽ không che phủ hết được toàn bộ bề mặt cần chống.
Thứ 3, hệ màng bảo vệ là lớp màng ngăn chống nước, hóa chất và khí. Các vật chất này có hệ số khuếch tán khác nhau nên chiều dày lớp chống thấm cần phải đủ dày để ngăn cản sự khuếch tán cao nhất.
-
Rủi ro thấm nằm ở các vị trí khớp nối
Khe nối sàn – tường, khe nối ngang, dọc, cổ ống là nơi có rủi ro thấm cao nhất.
Cho dù hệ màng chống thấm hệ lăn/dạng lỏng là giải pháp tốt vượt trội so với hệ màng dán, vẫn cần đặc biệt lưu ý và xử lý cẩn thận các vị trí khớp nối – nơi có rủi ro thấm cao nhất.
Phương án tối ưu nhất là sử dụng keo trám khe đàn hồi – chống thấm để gia cố, kết hơp với lưới phủ polyester.
-
Xử lý khe co giãn đúng cách
Khe nối rất cần thiết cho các kết cấu bê tông vì nhiều lý do. Các chuyển vị nhỏ trong kết cấu bê tông gây ra nứt có thể được khắc phục bằng hệ màng chống thấm đàn hồi dạng lỏng. Tuy nhiên, các chuyển vị công trình là khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ trong ngày và theo mùa, ánh sáng hay các chuyển vị của các kết cấu khác nhau trong công trình. Trường hợp khả năng co giãn đàn hồi của hệ màng chống thấm dạng lỏng có thể không đủ lớn để phù hợp với biên độ giao động của công trình, thì cần phải sử dụng hệ keo trám khe đàn hồi hiệu suất cao trước khi chống thấm – keo trám khe MS sealant AS4001 là một giải pháp tối ưu.
Mục đích của việc chống thấm là tạo ra một hệ màng ngăn chất lỏng đi qua và thâm nhập vào kết cấu công trình. Cụ thể, hệ màng chống thấm đàn hồi xi măng polymer Aquashutter, Nhật Bản được dùng cho các mục đích chống thấm sau
Chống thấm sàn mái, sân thượng
Chống thấm ban công, lô gia
Chống thấm vách hầm
Chống thấm bể chứa nước