Vấn nạn ăn mòn cấu kiện kim loại tại các nhà xưởng công nghiệp hiện nay
Ăn mòn cấu kiện tại các nhà xưởng hiện nay là vấn đề đau đầu của các kỹ sư vận hành, làm kéo dài công tác bảo trì, gia tăng chi phí vận hành; giảm hiệu quả vận hành và tiềm ẩn rủi ro về an toàn đối với người vận hành. Để tối ưu vận hành thiết bị thì việc ngăn ngừa ăn mòn là việc rất quan trọng. Điều này có nghĩa là cần phải có lớp áo bảo vệ cho các hạng mục dễ bị ăn mòn.
Các dạng ăn mòn ở nhà máy gồm có:
- Ăn mòn do ô xy hóa: Quá trình điện hóa trên bề mặt kim loại diễn ra khi các phân tử ô xy hòa tan trong nước. Điều này xảy ra khi bề mặt lớp sơn phủ bảo vệ không có tác dụng hoặc bề mặt kim loại không được sơn phủ bảo vệ.
- Ăn mòn do tiếp xúc: Là quá trình diễn ra khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau; tạo ra phản ứng điện hóa thúc đẩy quá trình ăn mòn.
- Ăn mòn do nhiệt: Tốc độ ăn mòn tăng nhanh do có các chất gây ô nhiễm chứa muối tạo ra các bụi gỉ sét làm hỏng các o xit bảo vệ bề mặt.
- Xói mòn: Kết hợp giữa sự cọ sát bề mặt với môi trường hóa chất độc hại làm mất đi lớp phủ bảo vệ bề mặt.
Các khu vực có nguy cơ ăn mòn cao:
- Hệ thống đường ống dẫn nước nóng và nước lạnh
- Nồi hơi
- Tháp trao đổi nhiệt
- Bu lông, khớp bích
- Các mối hàn
- Ống dẫn khí
- Băng tải
- Các cấu kiện ở khu vực có hơi axit
- Hố thu vv
Cấu tạo bộ sản phẩm gồm 3 đến 4 lớp.
- Lớp sơn lót có tác dụng hấp thụ; trung hòa các tác nhân gây ăn mòn trên bề mặt kết cấu thép
- Lớp băng keo có tác dụng kép chống ăn mòn từ bên ngoài
- Lớp sơn phủ có tác dụng chống tia UV và chống thấm; ngăn ngừa các tác nhân gây ăn mòn sâm nhập vào bề mặt cấu kiện như bụi hóa chất; dung dịch, hơi nước muối biển gây ăn mòn.
- Tùy vào hình dạng phức tạp của cấu kiện, có thể cần sử dụng thêm sét trám khe để tạo phẳng; tạo thuận tiện cho việc cuốn băng keo tại các vị trí như mặt bích, van, khớp nối vv.