2 cách xử lý khe nối tấm GRC
2 cách xử lý khe nối tấm GRC chống thấm, chống nứt, tạo thẩm mỹ đẹp
Giới thiệu
Như chúng ta đều biết, khe nối xây dựng có vai trò rất quan trọng và có tác dụng kết nối các chi tiết, cấu kiện khác nhau trong công trình xây dựng, hấp thụ ứng suất và chống nứt cho công trình khi có chuyển vị do tác động của gió, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khi có rung chấn, đảm bảo độ kín khít (chống thấm, chống tổn thất nhiệt), bảo đảm thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách lựa chọn đúng vật liệu và xử lý khe nối đúng cách.
Bài viết này sẽ trình bày cách xử lý khe nối tấm bê tông cốt sợi thủy tinh GRC (glass reinforcing concrete) chống nứt, chống thấm và thẩm mỹ cho công trình và một số lưu ý cần thiết khi thiết kế, lựa chọn keo trám khe đàn hồi cho khe nối tấm GRC.
Những điểm cần lưu ý khi bố trí khe nối tấm GRC
Khe nối tấm GRC phải được thiết kế có tính đến các chuyển vị do tác động của gió, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khi có rung chấn, đảm bảo độ kín khít (chống thấm, chống tổn thất nhiệt), bảo đảm thẩm mỹ, dựa trên khệ khung đỡ, kích thước của tấm GRC, và cả hướng công trình (thường khe nối ở hướng tây sẽ có chuyển vị nhiều hơn do chênh lệch nhiệt độ lớn hơn).
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn keo trám khe đàn hồi cho khe nối tấm GRC
- Gốc keo
- Độ bám dính
- Khả năng chịu thời tiết
- Rủi ro gây ố bẩn
- Cho phép sơn phủ
- Cho phép chà nhám và hoàn thiện thẩm mỹ
Về mặt công năng thì các dòng keo trám khe đàn hồi gốc silicone, PU hay cao cấp hơn là keo MS, thì đều có thể sử dụng để trám khe nối tấm GRC. Tuy nhiên, cả dòng keo silicone và keo PU đều có những nhược điểm riêng. Keo silicone có dầu silicone, sẽ tích tụ bụi bẩn dọc theo khe nối và làm loang, ố bẩn bề mặt tấm GRC sau một thời gian vận hành.
Keo PU có chứa chất isocyanate, có rủi ro bị bóng khí, co ngót khi thi công – làm ảnh hưởng đến độ bám dính và độ cố kết của keo trong khe nối.
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, tập đoàn Kaneka, Nhật Bản đã cho ra đời dòng keo MS (modified silicone) sealant (AS4001S), loại bỏ các nhược điểm nêu trên của keo silicone và PU, đồng thời cải thiện các tính năng như bám dính, đàn hồi (+-50% so với 25% của keo PU), kháng thời tiết, kháng tia UV, chống thấm, cho phép sơn phủ, hạn chế loang bẩn.
Mặc dù có các tính năng ưu việt, vượt trội so với các dòng keo trám khe đàn hồi gốc silicone và PU, keo MS cũng không thể chà nhám và tạo phẳng thẩm mỹ đối với 1 số vị trí có yêu cầu hoàn thiện phẳng, không để lộ khe nối. Và đó là lý do cho sự ra đời của keo trám khe đàn hồi hybrid RF134 do Tập đoàn Blue Label, Thái Lan phát triển và sản xuất.
Khi nào nên xử lý khe nối tấm GRC bằng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001?
Đối với khe nối tấm GRC ở vị trí chỉ có yêu cầu chống thấm, chống bụi bẩn mà không có yêu cầu thẩm mỹ cao thì có thể sử dụng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001.
Cách xử lý bằng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001
Khi nào nên xử lý khe nối tấm GRC bằng keo trám khe đàn hồi RF134?
Đối với khe nối tấm GRC ở vị trí có yêu cầu chống thấm, chống bụi bẩn mà đặc biệt là yêu cầu mức độ hoàn thiện, thẩm mỹ cao như các vị trí mặt tiền, cần sơn phủ đồng màu thì cần sử dụng keo trám khe đàn hồi hybrid RF134.
Tính năng keo RF134 xử lý khe nối tấm GRC
Cách xử lý khe nối đàn hồi bằng keo trám khe hybrid RF134
tìm hiểu thêm về keo xử lý khe nối tấm GRC RF134 hybrid jointing compound
Hotline/zalo tư vấn xử lý khe nối tấm GRC: 0981581661 – Mr. Kiên Email: kien@vinats.com)