Cách xử lý nứt tường nhà chung cư
Nứt tường nhà chung cư là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng do bị thấm nước, làm gỉ cốt thép, là nơi trú ngụ và phát triển của côn trùng, nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người sử dụng công trình.
Trong bài viết này, VTS Repair sẽ trình bày nguyên nhân và các bước xử lý nứt tường nhà chung cư triệt để và hiệu quả
Nguyên nhân gây nứt tường nhà chung cư
Mục lục
- Rung chấn
- Chuyển vị kết cấu (nứt chéo lanh tô cửa)
- Tách lớp giữa 2 vật liệu khác nhau do thay đổi đổi độ ẩm, nhiệt độ: nứt tách lớp giữa dầm, cột bê tông, thép-gạch xây (nứt dọc, ngang)
- Tách lớp dọc theo khe nối tấm tường: ALC, Acotec, Cemboard, GRC vv.
xem thêm các trường hợp nứt và cách xử lý
Cách xử lý nứt tường bằng keo trám khe đàn hồi RF134
Sau khi xác định rõ nguyên nhân gây nứt tường, có hai yếu tố quyết định sự thành công của việc xử lý nứt là lựa chọn vật liệu xử lý nứt phù hợp và kỹ thuật thi công. Việc lựa chọn đúng loai vật liệu sẽ quyết định tới 60% khả năng thành công xử lý nứt tường. Phần còn lại phụ thuộc và kỹ thuật thi công.
Lựa chọn vật liệu xử lý nứt tường nhà chung cư
Để xử lý triệt để nứt tường, vật liệu xử lý nứt phải bảo đảm các chỉ tiêu sau:
- Bám dính tốt vời bề mặt vật liệu cũ, tránh tách lớp
- Đàn hồi cao – để bảo đảm khả năng chịu rung chấn khi có chuyển vị
- Dễ dàng chà nhám và sơn phủ – để cho phép hoàn thiện bề mặt phẳng và thẩm mỹ
- Dễ thi công – để bất kỳ người thợ thông thường nào cũng có thể thi công bằng dụng cụ sẵn có
Các bước xử lý nứt tường nhà chung cư triệt để
Để bảm đảm việc xử lý nứt tường đạt hiệu quả cao, người thợ cần tuân thủ chặt các bước thi công sau:
Chuẩn bị mặt bằng
Quá trình xử lý nứt tường thường làm phát sinh bụi, nên cần chuẩn vị và có phương án che chắn bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến người dùng và đồ đạc.
Mài mép
Cần dùng máy mái để mài dọc theo vết nứt: sâu tối thiểu 5-6mm, rộng dọc theo vết nứt 10mm và mài vát 2 mép, mỗi bên 2-2.5cm. Mục đích là để tăng diện tích trám keo nhằm hấp thụ rung chấn, chống nứt lại.
Vệ sinh và quét lót
Dùng chổi vệ sinh sạch bụi và quét lót để loại bỏ bụi mịn và tăng bám dính cho keo trám.
Lưu ý: quét lót mở rộng ra 10cm dọc khe nối sau khi mài.
Trộn và trám keo
Keo xử lý nứt tường sử dụng là keo trám đàn hồi 2 thành phần (Hybrid jointing sealant), kết hợp giữa epoxy và PU – Keo RF134.
Dùng máy hoặc trộn tay, trộn kỹ 2 thành phần A và B (theo tỷ lệ ghi trên bao bì: 3:1).
Lưu ý: phải kiểm tra lại để bảo đảm keo được trộn kỹ và đồng nhất trước khi thi công. Nếu không được trộn kỹ, keo sẽ không đông cứng.
Dùng bay trám keo vào khe nứt, miết phẳng mặt. Chờ khô 24 giờ.
Lưu ý: phải miết phẳng mặt để thuận tiện cho việc thi công bước tiếp theo.
Trà nhám và bả dẻo skim coat
Dùng giấy nhám #180-200, chà nhám tạo phẳng sau đó bả 1 lớp skim coat bằng keo RF102 hoặc RF155, chiều dày bả <=1mm.
Lưu ý: Phải dùng lớp bả chuyên dụng RF102 hoặc RF155 để bả dọc theo lớp keo RF134. KHÔNG DÙNG BẢ THƯỜNG ĐỂ TRÁNH BỊ NỨT LẠI.
Chờ khô 8 giờ sau đó xả nhám và sơn phủ hoàn thiện.
Tìm hiểu thêm về các trường hợp nứt tường và cách xử lý tại đây
Hãy gửi ảnh hiện trạng cho chúng tôi qua zalo 038.224.1661 để được tư vấn cách xử lý nứt tường.
VTS Repair Team