Kiểm soát nứt khe nối tấm tường acotec
(?) Làm thế nào để kiểm soát và chống nứt khe nối tấm tường acotec?
| Đôi nét về tấm tường acotec
Tấm tường Acotec là tấm bê tông lớn nên có cường độ và độ bền cao hơn các sản phẩm gạch truyền thống. Khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt, cách âm, cách nhiệt và chống cháy cao. Do có độ rỗng cao và chiều dày nhỏ nên trọng lượng trên 1 m2 tấm tường rỗng nhẹ hơn đáng kể so với các loại tường xây bằng gạch truyền thống. Nhẹ hơn tường gạch 2-3 lần giúp giảm tải trọng. Tiết kiệm chi phí cho kết cấu chịu lực như: móng, dầm, sàn. Tốc độ thi công nhanh hơn gấp 5 lần so với gạch truyền thống và gấp 2 lần so với tường gạch bê tông. Do đó rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nhân công. Các lỗ rỗng trong tấm tường được sử dụng linh hoạt để bố trí hệ thống điện, nước. Sử dụng tấm tường Acotec sẽ tạo ra bề mặt phẳng không cần phải trát. Chỉ cần bả và sơn trực tiếp, tiết kiệm được vật liệu và nhân công xây dựng. Với chiều dày nhỏ chỉ từ 68 mm đến 140 mm nên giúp tăng diện tích căn hộ. Mang lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư. Ưu điểm của hệ vách ngăn bằng tấm tường acotec là dễ thi công và thay thế. Tấm tường acotec có trọng lượng nhẹ hơn so với tường gạch và có chất lượng hoàn thiện đẹp. Hệ tường acotec được sử dụng để ngăn phòng, ngăn chia căn hộ trong tòa nhà, không chịu lực mà chỉ chịu tải trọng bản thân và hệ giá kệ gắn tường. Một trong những vấn đề lớn nhất của hệ tường acotec là nứt nhỏ dọc theo các khe nối tấm tường.Một trong những vấn đề lớn nhất của hệ tường acotec là nứt nhỏ dọc theo các khe nối tấm tường.
Nứt dọc khe nối tấm tường acotec với tường gạch
Vật liệu trám khe nối tấm acotec bị mất bám dính, nứt xuất hiện ngay khi đi vào giai đoạn sơn bả hoàn thiện.
một số lưu ý nhằm kiểm soát nứt cho khe nối tấm tường acotec
a) Tránh lắp đặt khi tấm bê tông acotec khi chưa đạt cường độ. Quá trình hủy hóa xi măng và bay hơi nước tạo ra ứng suất trong bê tông tươi, gây co ngót.
b) Bố trí khe co giãn, khe nối giữa các tấm tường-tường và tấm tường-các kết cấu dầm, cột: đỉnh và đáy tấm: 20 mm, cạnh bên 10 mm.
c) Bảo đảm tỷ lệ trộn vữa và nước tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
d) Trám khe một phần cho khe nối ngang ở đỉnh và đáy tấm ngay sau khi lắp dựng để bảo đảm tấm được gá tạm.
e) Tránh trám khe nối dọc giữa tấm-tấm ngay sau khi lắp dựng. Trám khe nối dọc sau khi chất đủ tải từ tầng trên.
f) Kiểm tra để bảo đảm độ thẳng của các tấm tường trước khi trám vữa cho khe nối dọc và ngang.
g) Bảo đảm vệ sinh sạch khe nối.
h) Bảo đảm độ ẩm bề mặt tấm đã bão hòa để tránh bay hơi nước quá nhanh trong quá trình trám vữa cho khe nối.
i) Dán lưới gia cường cho khe nối dọc để tránh nứt.
j) Giảm thiểu rung chấn ở khu vực lắp đặt tấm acotec.
Các nguyên nhân gây lỗi, nứt khe nối tấm tường acotec
Nguyên nhân chính gây nứt khe nối tấm tường acotec gồm có:
a. Keo trám khe bị không đạt yêu cầu
* Tỷ lệ trộn vữa không đúng
* Không vệ sinh sạch khe nối
* Không trám đủ vữa cho khe nối
* Sử dụng loại vữa, keo trám khe nối không phù hợp
b. Không giám sát kỹ
* Không tuân thủ phương pháp thi công
c. Chuyển vị kết cấu
* Rung chấn trong quá trình lắp dựng
* Chịu quá tải từ các tầng trên
Tiêu chí nghiệm thu thi công tấm tường acotec theo tiêu chuẩn BS 5234-2:1992
Độ cứng
Tác động tải trọng tĩnh theo phương ngang lên hệ vách ngăn chia phòng trong 2 phút, ở độ cao 1.4m tính từ đáy mẫu. Khi kiểm tra, không làm hư hỏng, long hoặc chuyển vị các hệ giá kệ lắp trên tường mà chỉ xác định nứt bề mặt. Độ võng và biến dạng dư không vượt quá giới hạn yêu cầu đối với mẫu thử.
Thử va đập nhỏ
Dùng dụng cụ impactor nặng 3kg, phần đầu bằng quả cầu thép có đường kính 50mm, treo và cho va đập theo phương vuông góc với bề mặt hệ tường ngăn. Với mỗi lần thử, cho va đập 10 lần, ghi chép lại toàn bộ tính chất và mức độ hư hỏng mẫu thử.
Đối với thí nghiệm hư hỏng bề mặt, các bằng chứng thí nghiệm như ảnh chụp thể hiện rõ tính chất và phạm vi hư hỏng bề mặt phải được ghi chép lại để đánh giá thiệt hại đó có nằm trong phạm vi chấp nhận được hay không.
Thử va đập lớn
Sử dụng bao tải nặng 50kg treo lên khung thí nghiệm. Để xác định khả năng chịu biến dạng, tiến hành thí nghiệm tại 2 điểm khác nhau. Ghi chép lại biến dạng vĩnh cửu và các hư hỏng sau mỗi lần thí nghiệm.
Thử lực đóng cửa/Door Slam
Thí nghiệm này xác định lực đóng cửa tác động qua khung cửa. Lực đóng cửa bằng 15kg, tác động thông qua khối rơi tự do, tác động vào cánh cửa. Khi thử nghiệm, hệ tường ngăn không bị hư hỏng, hệ khung cửa và tấm ốp không bị dịch chuyển hoặc long ra sau khi thử. Chuyển vị của khuôn cửa sau khi thử không quá 1 mm.
Thí nghiệm tì/ Crowd Pressure
Hệ tường ngăn chịu tải liên tục truyền qua 1 hệ dầm ngang dài 2.5 m, ở độ cao 1.2. Hệ tường ngăn không bị đổ hay hư hỏng hoặc gây nguy hiểm do các bộ phận bị long hoặc rời ra, gây thương vong. Lực tác dụng lên dầm gỗ bằng 0.75 kN/m, 1.5 kN/m hoặc 3.0 kN/m.
Giá kệ treo tường loại nhẹ / Lightweight Anchorages
Thí nghiệm này nhằm xác định khả năng chịu tải của hệ tường thông qua thí nghiệm sử dụng hệ neo đơn, không làm rời nêm, được định vị giữa giá treo và mặt tường. Với thí nghiệm kéo ra, hệ tường chịu lực hướng trục tác động bằng 100 N. Duy trì lực tác động trong vòng 1 phút mà không làm rời nêm neo hoặc hư hỏng hệ tường để xác định nứt bề mặt.
Với thí nghiệm kéo xuống, tác dụng lực chéo bằng 250 N lên hệ tường, duy trì trong 1 phút. Nêm không bị lỏng, tường không bị hư hỏng để xác định nứt bề mặt. Chuyển vị tối đa của giá móc không quá 2mm.
Giá kệ treo tường loại nặng/Heavyweight Anchorages
Thí nghiệm này nhằm xác định khả năng chịu tải thông qua 1 cặp giá đỡ nối với nhau để đỡ bồn rửa, tủ bếp lắp cao hoặc giá kệ tương tự. Neo có thể chịu được lực tác động trong 5 phút mà không làm lỏng nêm neo, không vượt quá độ võng hay biến dạng dư cho phép và không làm tác rời hoặc gây hư hỏng hệ tường.
TT | Tiêu chí | Ghi chú |
1. | Độ cứng | Hệ tường ngăn chịu lực ngang bằng 500N, ở độ cao 1.5m. Độ võng tối đa và biến dạng dư nằm trong giới hạn cho phép. Thí nghiệm giả lập độ uốn do con người tì vào hoặc lực tì khi sử dụng thang tựa vào hệ tường. |
2. | Va đập nhỏ | Thí nghiệm giả lập va đập do tác động của các vật xác hoặc nhọn như trolley và xe lăn |
3. | Va đập lớn | Thí nghiệm giả lập va đập, tác động khi người tựa, tì vào hệ tường ngăn |
4. | Đóng cửa | Giả lập lực tác động của gió hoặc người dùng khi đóng cửa mạnh tay |
5. | Lực tì | Giả lập lực tì vào tường |
6. | Neo nhẹ | Giảm lập lực tác động của hệ giá kệ trọng lượng nhỏ như tranh treo tường, móc treo quần áo, giá kệ |
7. | Neo nặng | Giả lập gí kệ nặng như tủ bếp, bồn rửa, bồn vệ sinh |