Skip to main content

Thẻ: khe co giãn

Cách lựa chọn và thi công keo trám khe lún, khe co giãn

Cách lựa chọn và thi công keo trám khe lún, khe co giãn

Bài viết này sẽ trình bày hướng dẫn lựa chọn và quy trình thi công keo trám khe lún và khe co giãn

Sơ bộ về khe lún và khe co giãn

Khe lún là một dạng khe biến dạng thường được sử dụng trong các công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối xây, khối nhà. Khe lún thường được bố trí trong các trường hợp sau:

  • Công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối xây, khối nhà, khối kiến trúc với nhau khối nhà thấp tầng và cao tầng do lực tác động giữa hai khối nhà lên nền đất là khác nhau dẫn đến lún không đều giữa các khối xây. Mục đích của khe lún là để tách lún giữa các khối xây, tránh nứt dọc khe nối trong trường hợp xảy ra lún, gây mất thẩm mỹ, làm cho bụi bẩn, nước thấm vào khe nối giữa 2 khối nhà, khối xây.
Khe lún giữa 2 khối nhà
Khe lún giữa 2 khối nhà
  • Giữa hai ngôi nhà liền kề
Trám keo MS sealant cho khe lún nhà liền kề
Trám keo MS sealant cho khe lún nhà liền kề
  • Công trình xây trên nền đất có sức chịu tải khác nhau hoặc nền đất yếu: Khe lún có vài trò chia tách khối công trình, phân chia và giảm trọng tải của toàn khối lên nền đất.
  • Các công trình công cộng, công trình lớn, công trình có chiều dài, chiều cao lớn: Khe lún sẽ giúp trọng tải của công trình xuống nền đất bị phân tán và giảm bớt.
Khe co giãn sàn bê tông
Khe co giãn sàn bê tông

Khe co giãn là khe cho phép bê tông giãn nở và co ngót khi có biến thiên nhiệt độ. Khe này tạo thành điểm ngắt giữa bê tông và các phần khác của kết cấu, cho phép dịch chuyển kết cấu mà không gây ứng suất (gây nứt). Khe co giãn phải được bố trí cho các kết cấu bê tông rộng như móng và sàn.

Bê tông co ngót khi khô. Sau khi đạt cường độ, bê tông sẽ giãn nở và co ngót theo sự biến thiên nhiệt độ môi trường. Để ngăn ngừa nứt bê tông, người ta phải bố trí các khe co giãn để bảo đảm cho bê tông có thể dịch chuyển, nhất là với các bản sàn có bề mặt rộng hơn 6m2.

Khe co giãn bê tông đặc biệt quan trọng trong trường hợp bê tông được đổ liên tục và trong khu vực có tường hoặc tòa nhà bao quanh, hoặc có bố trí hố thăm. Trong trường hợp phải bố trí nhiều khe co giãn, cần phải được chỉ định bởi 1 kỹ sư kết cấu.

|Trám keo cho khe lún, khe co giãn 

Khe lún và khe co giãn phải được che phủ bảo vệ bằng keo trám khe đàn hồi để ngăn ngừa tích tụ bụi bẩn, ngăn nước, hóa chất và bảo đảm thẩm mỹ, bề mặt đi lại bằng phẳng, giảm nguy cơ gây tai nạn. Thông thường có 2 loại keo trám khe co giãn là keo trám gốc polyurethane (PU) và keo trám MS (modified silicone).

Keo trám gốc PU thường khó thi công hơn so với keo trám MS, có thể gây bóng khí (do chứa isocyanate – chất này phản ứng với hơi ẩm trong không khí, tạo ra các bóng khí trong quá trình keo đóng rắn), gây co ngót (do chứa dung môi – là 1 chất khí bay hơi trong quá trình keo đóng rắn) và khả năng kháng tia UV kém hơn so với keo MS.

Mẫu keo trám khe co giãn, khe lún MS sealant, cho phép sơn phủ
Mẫu keo trám khe co giãn, khe lún MS sealant, cho phép sơn phủ

Keo trám MS polymer sealant là chất trám trét mối nối cải biến một thành phần hiệu suất cao dựa trên công nghệ MS polymer tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về ứng dụng trám trét mối nối. Khác với các dòng keo gốc Polyurethane, MS sealant có khả năng kháng thời tiết tốt hơn, nhờ đó có tuổi thọ dài hơn, với các đặc tính vượt trội:

  • Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C920
  • Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 11600 (F class 25 LM)
  • Khả năng co giãn ±50%
  • Kháng tia UV tốt
  • Có thể sơn phủ
  • Ít gây loang bẩn
  • Không chứa dầu silicon – không gây bẩn cho các bề mặt xung quanh
  • Không chứa isocyanate – không tạo bóng khí
  • Không chứa dung môi – không bị co ngót
  • Bám dính với hầu hết các loại bề mặt mà không cần lớp lót

 Xem thêm thông tin keo trám khe lún, khe co giãn:

Thi công khe co giãn

Khe co giãn có thể được thi công trước hoặc sau khi đổ bê tông. Nếu thi công khe co giãn trước khi đổ bê tông, cần phải chèn lót bằng vật liệu mềm dọc theo chiều dài khe co giãn trước khi đổ bê tông. Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt rãnh để tạo khe co giãn sau khi bê tông đạt cường độ để chống nứt cho bê tông và sau đó trám bằng keo trám xây dựng, nếu có yêu cầu. Cần bảo đảm cắt đủ chiều sâu thiết kế cho khe.

Khuyến cáo khi bố trí khe co giãn bê tông và thi công keo trám

  1. Khoảng cách giữa các khe bằng 30 lần chiều dày bê tông. Ví dụ: chiều dày tấm sàn là 10cm thì khoảng cách giữa các khe là 3m.
  2. Bảo đảm khe được cắt đủ chiều sâu thiết kế: tối thiểu bằng 1/4 chiều dày tấm sàn. Với tấm sàn dày 10cm, chiều sâu khe tối thiểu là 25mm. 
  3. Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt khe sớm để tránh nứt. Bê tông có thể nứt nếu không cắt khe trong vòng 12 giờ sau khi bê tông đạt cường độ.
  4. Khe được bố trí hiệu quả ở tỷ lệ 1:1, ví dụ: 5mx5m. Với bản sàn nhỏ hơn, có thể bố trí tỷ lệ 1.5. Ví dụ: 2m x 3m. 
  5. Đối với keo trám khe co giãn, cần thi công ngay sau khi cắt khe để tránh bụi bẩn và mất nhiều công vệ sinh. Bể có đường mép keo đẹp và gọn gàng, nên dùng băng dính che phủ bề mặt (masking tape) khi thi công và xp chèn khe để tránh bám dính 3 mặt và kiểu soát chiều sâu keo trám. Xem thêm hướng dẫn thi công keo trám tại đây

Dưới đây là hình ảnh thi công khe co giãn bằng keo trám.

 

 

 

 

Giãn nở nhiệt trong các công trình và mối nối co giãn

expansion joint. khe co gian va keo tram khe co gian
Mối nối co giãn nhiệt thermal movement joint on pavement
Xem thêm: Quy trình thi công | Keo trám mối nối | Vật tư phụ | Video mô phỏng khe co giãn

Vật liệu giãn nở hoặc co ngót khi có thay đổi nhiệt độ. Hầu hết vật liệu giãn nở khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt độ giảm. Khi ở trạng thái biến dạng tự do, bê tông sẽ giãn nở hoặc co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ. Kích thước của kết cấu bê tông dù là một chiếc cầu, tuyến đường cao tốc hay 1 tòa nhà thì cũng không kháng lại được tác động của nhiệt động. Hiện tượng co giãn theo biến thiên nhiệt độ diễn ra bất kể kết cấu đó có tiết diện ngang như thế nào.

Bê tông giãn nở ít khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt độ giảm. Nhiệt độ thay đổi có thể do các điều kiện môi trường hoặc do quá trình thủy hóa xi măng (quá trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó xi măng phản ứng với nước trong hỗn hợp bê tông để tạo ra chất kết dính calcium silicate hydrate và các hợp chất khác). Hệ số giãn nhiệt trung bình của bê tông vào khoảng 10 phần triệu/ 1 oC (10×10-6/C). Thực tế quan sát cũng cho thấy hệ số giãn nhiệt của bê tông trong khoảng 7 đến 12 phần triệu/1 oC. Điều này có nghĩa là với mỗi đoạn bê tông dài 30.5m, phần giãn nở thêm hoặc co lại là 1.7cm khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm xuống từ 38 oC. Co giãn bê tông có sự khác nhau chủ yếu do loại cốt liệu (sỏi, đá, đá granite vv), hàm lượng vật liệu kết dính, tỷ lệ nước và xi măng, dải nhiệt độ, độ ẩm tương đối trong môi trường. Trong các yếu tố này, loại cốt liệu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự co giãn của bê tông. Vấn đề nghiêm trọng xảy ra với các kết cấu lớn khi hơi nóng không được thoát ra. Co nhiệt trên bề mặt bê tông mà không có sự thay đổi tương ứng về nhiệt độ bên trong sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt và dẫn đến nứt. Các thay đổi nhiệt độ gây co ngót sẽ làm nứt các cấu kiện bê tông bị ngàm giữ bởi cấu kiện bên cạnh, bởi nội lực hoặc bởi nền đất. Ví dụ, khi nhiệt độ thay đổi, bê tông có xu hướng co lại nhưng không thể vì nó bị ngàm vào phần đáy. Điều này làm cho bê tông bị kéo (sinh ra ứng xuất) và nứt.
Vertical Contraction Joint
Contraction joint.
Mối nối co giãn, khe co giãn là cách kiểm soát nứt hiệu quả nhất. Nếu không bố trí các mối nối co giãn với mật độ phù hợp để chịu được co giãn khi có thay đổi nhiệt độ, bê tông sẽ bị nứt cùng với sự thay đổi nhiệt độ ở phía bị ngàm giữ. Mối nối kiểm soát nứt được bố trí cho đường dạo, sàn, và tường nhằm bảo đảm nứt chỉ diễn ra ở các mối nối này thay vì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các khe co giãn được bố trí ở các vị trí theo thiết kế cho các bản sàn hoặc tường để chống nứt do co nhiệt. Một trong những phương pháp thi công khe co giãn hiệu quả nhất là cắt 1 rãnh liên tục trên mặt sàn bằng máy cắt bê tông. Mối nối co giãn sau khi được cắt theo chiều rộng và chiều sâu thiết kế phải được trám bằng keo trám mối nối phù hợp nhằm bảo đảm khả năng đàn hồi, co giãn, độ kín nước, khả năng kháng thời tiết. Quy trình thi công keo trám mối nối khe co giãn xem tại đây.  

10 bước đơn giản kiểm tra bám dính của keo trám xây dựng tại hiện trường

Mục đích


Kiểm tra bám dính hiện trường Field Adhesion Test of Hand Pull Test (gọi tắt là “HPT”) là tháo tác đơn giản kiểm tra:

  • Cường độ bám dính giữa keo trám với mép mối nối keo trám;
  • Kích thước hình học;
  • Chiều sâu keo trám

để đánh giá quy trình thi công keo trám: vệ sinh bề mặt, sử dụng sơn lót hoặc thiết kế mối nối, khe trám.

Lưu ý


  • Tiến hành kiểm tra HPT tại hiện trường sau khi keo trám đã đóng rắn hoàn toàn (thường là trong khoảng 7-21 ngày).
  • Nên tiến hành kiểm tra tại 5 điểm khác nhau trên 1 đoạn dài 300m đầu tiên và 1 điểm/300m tiếp theo hoặc 1 điểm/sàn.

Các bước thực hiện


HPT. sealant adhesion test

  1. Dùng dao cắt ngang khe trám.
  2. Sau đó cắt dọc theo 2 mép khe trám, từ vị trí tiếp giáp với đường cắt ở bước 1 với chiều dài khoảng 7.5cm.
  3. Đánh dấu 1 vạch khoảng 25mm như trong hình vẽ
  4. Dùng tay nắm chắc 1 đoạn keo 5cm và kéo theo góc 90 độ.
  5. Nếu khe trám gồm các bề mặt vật liệu khác nhau, kiểm tra độ bám dính giữa keo trám với từng bề mặt vật liệu.Trong trường hợp này, cắt mở rộng theo chiều dọc khe ở 1 bên để kiểm tra độ bám dính giữa keo trám và bề mặt khe đối diện. Sau đó, lắp lại thao tác này cho phía còn lại.  
  6. Ở phần cuối của đoạn keo sau khi kéo, keo vẫn bám dính với 2 mép khe nối. Keo bị kéo giãn nhưng vẫn bám dính với 2 mép khe trám.
  7. Giờ có thể xác định được chiều sâu của keo và thấy rõ keo có hình đồng hồ cát như thiết kế.
  8. Kiểm tra và xác định mối nối có được điền đầy keo chưa. Mối nối không được phép có các lỗ rỗng. Kích thước keo phù hợp với yêu cầu thiết kế.
  9. Sau khi kiểm tra xong, dùng cùng loại keo để bơm hoàn trả phần keo đã cắt.
  10. Ghi lại kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm tra.

xem thêm video hướng sau.

https://youtu.be/389saF8LgUs?t=132


  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội