Skip to main content

Thẻ: tiêu chuẩn keo trám xây dựng

Keo trám xây dựng từ A đến Z

Lịch sử phát triển keo trám khe, keo trám mối nối xây dựng

Xem thêm: | Keo trám hiệu suất cao | Băng dính giấy che phủ Keo trám xây dựng có nhiều tên gọi khác nhau như keo trám khe, treo trám mối nối, keo trám xây dựng, keo trám khe nối, keo trám khe đàn hồi, (tên tiếng anh là sealant) là loại hợp chất hiệu suất cao làm từ các thành phần vật liệu có giá thành cao, ít bị co ngót, có khả năng kháng thời tiết tốt, kháng tia UV và tuổi thọ dài từ 10 đến 20 năm. Keo trám khe, keo trám mối nối đã được sử dụng từ cách đây hàng trăm năm. Theo một số tài liệu nghiên cứu, người ta đã sử dụng vữa, hắc ín làm keo trám khi xây dựng Tháp Bebel (The Tower of Babel – “Gateway to the Heavens”). Vật liệu bitum và asphalt tự nhiên cũng được dùng làm keo trám trong nhiều thế kỷ. Trước những năm 1900, hầu hết keo trám được làm từ các chất có nguồn gốc thực vật, động vật hoặc khoáng. Sự phát triển của các dòng keo trám polyme hiện đại đồng hành cùng với sự phát triển của ngành polyme.
  • 1930’s – 1950’s – Polysulfide
  • 1960’s – Polyurethane
  • 1970’s – Silicone
  • 1990’s – Silyl-Terminated Polymer (MS Polymer)

Tiêu chuẩn ASTM C 920 về keo trám khe xây dựng

Là tiêu chuẩn về keo trám mối nối khe co giãn, dựa trên các phương pháp kiểm tra của ASTM gồm:
  • Khả năng đàn hồi – Movement capability (ASTM C 719)
  • Độ cứng -Sealant hardness (ASTM C 661)
  • Thời gian đóng rắn – Tack free time (ASTM C 679)
  • Cường độ bám dính – Adhesion in Peel (ASTM C 794)

Độ cứng (Sealant Hardness – ASTM C 661)

Đo khả năng chống thủng bằng dụng cụ đo xuyên thủng theo thang đo từ 0 đến 100. Giá trị đo càng thấp thì keo càng mềm. Keo mềm có khả năng chịu đàn hồi tốt hơn. Ngược lại keo cứng có khả năng đàn hồi kém hơn.

Khả năng đàn hồi (Movement Capability – ASTM C 719)

Đo chu kỳ dịch chuyển, đàn hồi (giãn [+] và nén [-]) của keo trám. Khả năng đàn hồi của keo trám được phân loại theo các cấp sau:
  • +/-12.5%
  • +/- 25%
  • +/- 35%
  • +/- 50%
  • +/-100/50%

Giảm ứng suất/Stress Relaxation

Là khả năng hấp thụ và làm giảm lực tác động mà không gây ra ứng suất lên lớp keo tiếp xúc với mặt đáy của khe nối. Keo trám có thể phục hồi hoàn toàn và nhanh sau khi bị biến dạng thường có khả năng giảm ứng suất kém hơn keo trám phục hồi chậm.

Keo trám Low Modulus Sealant

Tạo ra ứng suất nhỏ tại vị trí bám dính giữa keo trám với bề mặt khe trám. Thường có khả năng đàn hồi cao hơn

Keo trám Medium Modulus Sealant

Thường là keo trám đa dụng, được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng trám keo.

Keo trám High Modulus Sealant

Không dùng cho các mối nối có dịch chuyển, thường dùng cho gắn kính.

Chức năng của keo trám mối nối

  • Trám các mối nối giữa các cấu kiện trong công trình xây dựng, là 1 phần quan trọng bảo vệ các tòa nhà, gồm mối nối đàn hồi và không đàn hồi
  • Ngăn thấm nước/hơi ẩm vào nhà hoặc qua các khe
  • Tránh thiệt hại do nước gây ra
  • Ngăn ngừa ăn mòn cốt thép trong bê tông
  • Tránh ăn mòn bê tông cốt thép
  • Tránh hư hỏng cho thép kết cấu
  • Giúp ngăn các các vật cứng hoặc băng/tuyết rơi vào các mối nối, khe hở, tránh hư hỏng kết cấu
  • Bảo đảm đàn hồi, dịch chuyển
  • Hỗ trợ cho hệ thống chống bay hơi
  • Kiểm soát tiếng ồn

Keo trám và các ứng dụng điển hình

  • Các tòa nhà chung cư, tòa nhà thương mại cao tầng
  • Vành đai cửa
  • Điểm kết thúc của phần mái che, dầm, cột
  • Lắp kính
  • Lắp các tấm ốp sàn
  • Khe co giãn sàn bê tông trong các sân bay, nhà ga
  • Khe co giãn cầu đường
  • Bãi đậu xe các trung tâm thương mại
  • Đường dạo
  • Ứng dung khác trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Mất bám dính/Adhesion Failure

Keo trám bị tách khỏi bề mặt mối nối, khe trám Shrinkage Nguyên nhân
  • Vệ sinh bề mặt không kỹ
  • Sử dụng sai loại keo trám
  • Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng loại sơn lót
Cách khắc phục: xem tại đây.

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Keo không cố kết/Cohesion Failure

MS sealant. Adhesive failure. floor jointNguyên nhân
  • Phần giữa của mối nối trám keo bị xé hoặc phân tách. Thường vẫn bám dính với 2 mép mối nối.
  • Dịch chuyển lớn hơn khả năng đàn hồi của keo trám
   

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Bám dính 3 mặt

3 sided bondingKeo trám không đủ chiều dày so với chức năng của mối nối, khe trám        

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Bề mặt khe trám, mối nối bị hỏng

Sealant substrate failureBề mặt, mép của khe trám, mối nối bị vứt vỡ, mất bám dính.      

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Mối nối bị loang, ố bẩnOil staning in silicon sealant

 

Một số khuyến nghị quan trọng khi thiết kế mối nối, khe nối trám keo

  • Chiều sâu trám keo không nhỏ hơn 6,35mm và không lớn hơn 12.7 mm
  • Làm theo tỷ lệ chiều rộng:sâu là 2:1
  • Thiết kế mối nối keo trám theo dạng hình đồng hồ cát
  • Thiết kế mối nối, khe trám phù hợp với khả năng đàn hồi của keo trám
  • Keo thi công ở nhiệt độ thấp sẽ bị co lại và keo thi công ở nhiệt độ cao sẽ giãn nở

Quy tắc chúng về thiết kế mối nối, khe trám keokeo tram dong ho cat

  • Chiều sâu mối nối, khe trám keo phải đủ để chèn xốp lót và keo
  • Số lượng và khoảng cách giữa các mối nối có vai trò rất quan trọng đối với hiệu năng hoạt động của mối nối
  • Bố trí các mối nối có thể tiếp cận để thi công
  • Phải có đủ diện tích bề mặt để trám keo như vành đai cửa, mối nối giữa các tấm ốp mặt tiền

Khả năng đàn hồi của keo trám xây dựng: thuật ngữ

movement jointLà giá trị % (±) chỉ ra mức độ dao động mà keo trám có thể chịu được khi giãn ra (+) và khi co lại (-) so với chiều rộng ban đầu.  

Lựa chọn keo trám khe, keo trám mối nối đàn hồi: những điểm key cần làm rõ

  • Vật liệu keo trám lựa chọn có khả năng chịu được các dịch chuyển dự kiến không?
  • Khả năng bám dính của keo trám với bề mặt khe trám là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn vật liệu trám khe
  • Kích thước mối nối, khe trám có đủ rộng để bơm keo và vật liệu chèn lót không?
  • Khả năng làm việc của vật liệu keo trám trong các điều kiện vận hành quy định
  • Thẩm định nguồn lực của nhà cung cấp keo trám
  • Các kết quả thí nghiệm của nhà sản xuất, bên thứ 3

Các loại keo trám khe trong xây dựng

  • Latex
  • Acrylic
  • Butyls
  • Polysulfides
  • STP/MS Hybrids
  • Polyurethanes
  • Silicones

Latex: ứng dụng

  • Dùng trong nhà
  • Khả năng đàn hồi +/- 10%
  • Có thể sơn phủ bằng sơn latex
  • Chỉ dùng trong nhà
  • Dùng cho các dịch chuyển có tính chu kỳ

Polysulfide: ứng dụng

  • Là dòng keo trám hiệu suất cao đầu tiên
  • Không tốt bằng dòng keo sau này là PU và silicon cho các khe co giãn
  • Khả năng phục hồi thấp
  • Kháng hóa chất tốt
  • Dùng cho khu vực ngập nước
  • Phải dùng sơn lót cho mọi bề mặt

Butyl: ứng dụng

  • Bám dính tốt với hầu hết mọi bề mặt
  • Khả năng đàn hồi kém, thường là +/-10%
  • Chống chịu thời tiết kém, dùng làm keo kết dính trong công nghiệp và đóng gói
  • Có thể dùng khi cần bám dính với các hợp chất cao su
  • Khó thi công và khó đạt thẩm mỹ cao

Acrylics: ứng dụng

  • Khả năng đàn hồi +/- 12.5%
  • Đàn hồi tốt hơn Latex
  • Cho phép sơn phủ

Keo trám MS sealant (STP/MS Hybrids/Silane Terminated Polyether)

  • Bám dính rất tốt, thường không cần dùng sơn lót
  • Kháng UV và thời tiết  RẤT tốt
  • Độ đàn hồi rất tốt, lên đến +-50%
  • Là dòng keo Low VOC cho công trình xanh
  • Không gây loang, ố bẩn bề mặt mối nối, khe trám
  • Không bị co ngót, không bị bóng khí (vì không chứa Isocyanate và dung môi)
  • Không dùng cho dán kính (tránh tiếp xúc trực tiếp với kính)

Polyurethane (PU)

  • Là dòng keo phổ dụng
  • Bám dính tốt
  • Kháng tia UV và chịu thời tiết kém hơn dòng keo MS
  • Rủi do bị bóng khí, co ngót vì là gốc dung môi
  • Đàn hồi kém hơn keo MS
  • Không dùng cho dán kính (tránh tiếp xúc trực tiếp với kính)

Keo Silicone

  • Dán kết cấu và dùng cho dán kính với khung kim loại
  • Kháng UV tốt và ổn định
  • Bám dính với hầu hết các bề mặt
  • Nên dùng sơn lót cho các bề mặt, nhất là bề mặt rỗng xốp

Bảng so sánh ứng dụng của các loại keo trám khe

ung dung cac loai keo tram

So sánh tính năng keo trám gốc PU, Silicon và MSSS MS PU Silicone 1

Bảng so sánh tính năng keo trám silicon, PU và MS theo https://www.adhesives.org/

Các tiêu chuẩn quốc tế về keo trám mối nối

Sealant standard ASTM C920Trong thế giới toàn cầu hóa , các tiêu chuẩn và quy định ngày càng trở nên quan trọng. Chúng là cơ sở nền tảng cho các nhà thiết kế và chủ đầu tư, quản lý công trình xây dựng. Các tiêu chuẩn phân loại quy định chủng loại keo và cấp keo sử dụng cho các công trình theo ứng dụng và đặc điểm. Keo trám được phân loại theo chức năng hoạt động và hiệu suất dựa trên các kết quả test. Nhìn chung, các thí nghiệm này giả lập các điều kiện hoạt động của keo trám trong các công trình xây dựng như các chu kỳ biến động nhiệt và cơ học. Dưới đây là các tiêu chuẩn phổ biến về keo trám xây dựng. ISO 11600 Tiêu chuẩn này do tổ chức ISO ban hành, quy định chủng loại, cấp keo trám sử dụng cho các công trình xây dựng dựa theo ứng dụng và hiệu năng hoạt động, đồng thời quy định các yêu cầu và phương pháp test các loại và cấp keo.
  • Lĩnh vực áp dụng keo trám
  • Loại G áp dụng cho keo dán kính, dùng cho các mối nối kính
  • Loại F áp dụng cho keo trám xây dựng cho các mối nối xây dựng
  • Khả năng đàn hồi và đặc tính đàn hồi của keo trám
ISO 11600 Khả năng đàn hồi là khả năng có giãn của keo trám dưới tác dụng của tải trọng. Tiêu chuẩn ISO 11600 quy định các bài kiểm tra về độ giãn dài, độ nén ở các cấp nhiệt độ và điều kiện môi trường khác nhau. Ví dụ, class 25 có nghĩa là keo trám mối nối đã kiểm tra đáp ứng khả năng co giãn/đàn hồi ±25%. Chữ cái LM mô tả modul đàn hồi của keo và đặc tính đàn hồi.
  • Keo trám khe Low modulus (LM) mềm và tạo ra ứng suất thấp với bề mặt vật liệu mà keo tiếp xúc ở nhiệt độ thấp. Thường được sử dụng cho các mối nối tấm ốp và ở các khu vực có thời tiết lạnh.
  • Keo trám khe High modulus (HM) là keo trám cứng hơn, được dùng cho mối nối các tấm ốp ở khu vực có thời tiết ấm hơn và cho các mối nối sàn.
  • Keo trám có cấp đàn hồi thấp hơn 12.5 và 7.5 được phân thành cấp E (elastic) và P (plastic). P có nghĩa là sản phẩm keo có khăng chống chịu các dịch chuyển hạn chế. Giống như tất cả các tiêu chuẩn ISO, ISO 11600 được sử dụng trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu ở Châu Âu, Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tiêu chuẩn ASTM C 920 ASTM C 920 quy định đặc điểm của các loại keo trám trét mối nối đàn hồi thi công nguội cho việc thi công sealant cho các tòa nhà, tấm sàn và các dạng xây dựng không phải là đường cao tốc, đường băng và cầu.
  • Loại G áp dụng cho sealant trong lắp kính cho các mối nối bằng kính
  • Loại F áp dụng cho sealant trong xây dựng cho các mối nối xây dựng.
́́Độ co giãn và đặc tính đàn hồi của sealant. Tiêu chuẩn ISO 11600 và ASTM C 920 đều quy định keo trám trét đàn hồi phải có độ đàn hồi tối thiểu ± 25% C920 Tiêu chuẩn EN 15651 EN 15651 là yêu cầu bắt buộc đối với một số loại keo trám được bán ở thị trường EU. Phương pháp test dựa trên ISO 11600 và chứng nhận CE. 15651 JIS A 5758 và các tiêu chuẩn quan trọng khác Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản A 5758 về trám khe và dán kính cho các công trình xây dựng dựa trên các nguyên tắc của ISO 11600 và quy định về phân loại keo trám theo khả năng co giãn và modul. Trái ngược với ISO 11600, tiêu chuẩn JIS quy định thêm cấp “30S” (S là ứng suất xé) cho keo dán kính. Xem thêm: |Tiêu chuẩn tham khảo   | Tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá độ bền cửa đi và cửa sổ

  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội