Nứt công trình là hiện tượng phổ biến và các kỹ sư thường là người được yêu cầu tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý nứt. Để thực hiện xử lý nứt một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ các nguyên nhân gây ra nứt. Để điều tra các nguyên nhân gây nứt, cần phải quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, chiều sâu, đặc tính của vết nứt, và thu thập thông tin về quá trình thi công, thời gian thi công và lịch sử công trình. Kỹ sư cũng cần tìm hiểu thời điểm bắt đầu xuất hiện vết nứt và xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng.
“Mục đích chính của việc xử lý nứt là phục hồi lại tính thẩm mỹ, giảm rủi ro nứt gây ảnh hưởng đến công trình và bảo đảm tuổi thọ cho công trình và sự an toàn. Trước khi xử lý nứt, cần xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng. Nứt do chuyển vị nhiệt thường sẽ vẫn xảy ra sau khi xử lý bằng vữa thông thường, nên cần phải xử lý bằng vật liệu trám đàn hồi.”
Nứt tường gạch do lún móng, nếu có nguy cơ tiếp tục nứt, cần phải xử lý bằng cách thay thế gạch nứt.
| Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định nguyên nhân gây nứt
Thời điểm bắt đầu xuất hiện nứt
Chiều rộng, chiều sâu vết nứt
Điểm đầu, điểm cuối, vị trí
Kiểu nứt: ngang, dọc, chéo, trong nhà, ngoài nhà, ở vị trí trong tường, tiếp giáp tường-dầm/cột
Nứt trên mặt hay sâu vào tường
Nứt công trình thường xảy ra ở phần tường, trên các cấu kiện bê tông cốt thép, tường gạch, tường trát vữa, sàn, lối đi, sàn mái, tấm tường vv. Điểm cần lưu ý là cần tập trung vào việc ngăn ngừa nứt ngay từ đầu vì trong nhiều trường hợp, rất khó để có phương án xử lý nứt hoàn toàn.
Bài viết này sẽ trình bày tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong xử lý nứt, liệt kê các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý nứt.
Tài liệu tham khảo
Thông số kỹ thuật bộ kit xử lý nứt RF134
Handbook on causes and prevention of cracks in buildings
Thực tế các dự án triển khai tại Thái Lan và Việt nam
Các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý
Các vết nứt này là do giãn nở nhiệt (và cả giãn nở do độ ẩm) của tường gạch, và khi không bố trí đủ khe co giãn. Tường cánh bị xoay do tác động của 2 mảng tường dài 2 bên, tạo ra các vết nứt dọc. Nếu tường cánh dài trên 600mm (3 viên gạch) thì bảo đảm chuyển vị và vết nữt sẽ không bị lộ
Do co ngót tấm BTCT mái, hoặc dầm trên khi đóng rắn và do co nhiệt, tạo ra lực kéo vào ở trên tường từ 2 hướng.
Do nằm gần góc, tường không thể võng do 2 mảng tường giao vuông góc với nhau, khiến tường bị uốn. Nét đứt thể hiện tường ngoài trước khi bị võng, nét liền thể hiện tường ngoài sau khi bị võng.
Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa
Nguyên nhân:
Do lực xé dọc gây ra bởi lực căng khác nhau giữa phần tường có tải trọng nhẹ bên dưới ô cửa (B) và phần tường còn lại có tải trọng nặng hơn (A) và (C).
Các vết nứt này là do dầm bê tông bị võng và 2 đầu dầm bị đẩy ngược, kết hợp với chuyển vị ngang của dầm do co ngót. Nứt xuất hiện một vài tháng sau khi thi công và thường rất rõ nếu nhịp lớn. Các vết nứt thường tập trung ở tầng trên cùng do tải trọng tác dụng lên tường theo phương dọc ít, theo đó, đầu dầm bị đẩy ngược lên do không bị khống chế nhiều. Biện pháp để ngăn ngừa dạng nứt này là tạo rãnh trên lớp vữa trát tại vị trí tiếp giáp giữa dầm và tường hoặc sử dụng vật liệu đàn hồi, lưới gia cố.
Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc
Khi dầm bị võng, 2 đầu dầm bị đẩy ngược ở 2 đầu. Ở các tầng bên dưới, 2 đầu dầm không bị đẩy ngược do tải trọng của tầng trên đè lên. Do đó, hiện tượng nứt này chỉ xảy ra ở tầng trên cùng. Có thể ngăn ngừa dạng nứt này bằng cách gia cố phần góc.
Nứt chéo tại góc tòa nhà
Nứt to ở phần góc sau đó nhỏ dần và kéo dài xuống phía dưới. Các vết nứt này là do đất nền móng bị co ngót khi khô. Khi công trình được xây dựng trên nền đất sét co ngót và có hệ móng nông. Phần góc thường co ngót nhiều hơn nên gây ra nứt. Trong một số trường hợp do có cây cạnh công trình, quá trình cây hút nước trong đất cũng gây co ngót và nứt. Biện pháp ngăn ngừa nứt này thường là đắp bờ đất khoảng rộng 2m và sâu 0.5m quanh công trình, phần mái dốc có thể cán 1 lớp bê tông 10cm.
Do đất bị nén dưới tác dụng của tải trọng của phần xây mới. Có thể xử lý các vết nứt này bằng cách trám vữa sau khi nứt dừng phát triển hoặc tạo rãnh dọc tại vị trí khe nối.
Nếu không yêu cầu thẩm mỹ cao thì có thể xử lý bằng cách rạch dọc khe nứt hình V và trám keo MS sealant, xem thêm tại đây
Nứt xuất hiện sau khi thi công 1 vài tháng do sự chênh lệch về lực căng giữa cột bê tông và tường xây dưới tác dụng của biến dạng đàn hồi, co ngót và rão cột bê tông. Các vết nứt này thường nhỏ và có thể xử lý khi sửa chữa lớp hoàn thiện. Có thể rạch mở rộng vết nứt và trám bằng keo trám.
Nứt do chuyển vị tương đối giữa cột bê tông và tường, cột bê tông chuyển vị do giãn nở và co nhiệt do hệ mái che không có lớp bảo vệ, bảo ôn. Xử lý bằng cách bảo ôn, bảo vệ cho mái che, bổ sung rãnh chống nứt giữa tường và bản sàn, dầm.
Nứt bắt đầu từ đầu lanh tô kéo dài lên tường xây. Các vết nứt này là do lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chỗ bị co ngót. Có thể xử lý bằng cách sử dụng bê tông co ngót ít và độ sụt thấp. Nứt thường ít xảy ra với lanh tô đúc sẵn.
a. Tường ngăn nằm trên bản sàn hoặc dầm bê tông cốt thép – nứt tường ngăn dạng này thường được xử lý bằng cách xử lý khe nối giữa dầm bê tông và tường, mở rộng và trám bằng keo xử lý nứt đàn hồi, hoặc bố trí khe co giãn rộng khoảng 10mm tiếp giáp với dầm bê tông.
b. Tường ngăn nằm trên khối bê tông (bê tông đặc hoặc nhẹ) hoặc gạch – các vết nứt thường chạy dọc và và xuất hiện tại vị trí khe nối với tường chịu lực và đối với tường ngăn dài. Nếu tường ngăn cao, các vết nứt ngang xuất hiện tại phần giữa. Các vết nứt này là do co ngót khi tường khô và do sử dụng vữa nhiều xi măng. Các xử lý là rạch mở rộng và trám bằng vữa nghèo. Nếu tường xây tiếp giáp với dầm hoặc sàn, cần bố trí khe co giãn.
Tường bằng tấm panel trong các kết cấu khung bê tông cốt thép – các vết nứt ngang trên tường làm bằng tấm panel của kết cấu khung bê tông cốt thép thường xảy ra khi khe nối giữa tường và dầm của hệ khung quá nhỏ.
Các vết nứt này thường xuất hiện 1 vài năm sau khi thi công và kèm theo hiện tượng tường bị uốn cong. Ảnh hưởng do nứt càng tăng khi mật độ dầm cột cao. Các vết nứt này là do các lực nén trên tường do các cột bê tông co lại dưới tác dụng của biến dạng đàn hồi, co ngót và rão vật liệu. Nứt càng nghiêm trọng khi sử dụng gạch ngay sau khi lấy ra khỏi lò nung do tác động của co giãn 2 chiều của gạch. Để xử lý các vết nứt này, cần giải phóng lực nén trong tấm tường bằng cách mở khe co giãn giữa đỉnh tường và đáy dầm, và trám bằng keo trám khe đàn hồi.
Do lớp vữa kết nối tấm-tấm ALC không có độ đàn hồi. Khi hệ tường chuyển vị, gây ra ứng suất và nứt dọc khe nối tấm-tấm.
Nứt dọc khe nối tấm tường | tấm Acotec
Do vật liệu trám khe nối tấm acotec bị tách lớp, mất bám dính.
Nứt Tường Ngoài Giữa 2 Nhà Liền Kề
Hai khối nhà, khối xây cũ và mới có biên độ lún và chuyển vị khác nhau. Vật liệu trám khe nối có độ đàn hồi thấp, khi có ứng suất không được giải phóng, gây nứt. Về lâu dài sẽ gây mất thẩm mỹ và thấm.
Nứt Quanh Lanh Tô Cửa | Tường ngoài
Nứt do lực kéo của dầm, lanh tô tác động lên tường do co ngót khi đóng rắn và do co nhiệt. Lực kéo này khiến cho tường bị uốn và gây nứt tại vị trí xung yếu (tại phần lanh tô cửa). Hiện tượng nứt này thường xảy ra đối với cửa đi và/hoặc cửa sổ có nhịp lớn. Có thể ngăn ngừa dạng nứt này bằng cách bố trí khe trượt tại vị trí đỡ dầm khi thi công mới.
Nứt Bề Mặt Lớp Keo PU
Nứt ở lớp vữa bả hoàn thiện trên lớp keo PU. Nguyên nhân là do sử dụng keo PU để trám khe nứt, sau đó sơn bả. Lớp keo PU có chứa dầu, sẽ gây loang ố và tách lớp với lớp bả.
Bạn đang gặp phải vấn đề về nứt tường công trình mà chưa có giải pháp xử lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 038.224.1661 để được trợ giúp. VTS tự hào là đơn vị tiên phong giải pháp xử lý nứt cải tiến tại Việt Nam do Tập đoàn Blue Lable, Thái Lan nghiên cứu và phát triển.
CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội