Skip to main content

3 bước ngăn ngừa và xử lý nứt công trình

cach xu ly nut 40a2c8ce

| Làm sao để ngăn ngừa và xử lý nứt công trình?

Các dạng nứt và cách xử lý nứt công trình
Các dạng nứt và cách xử lý nứt công trình

Là người sử dụng và vận hành công trình nhà ở, là nhà thầu thi công, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng nứt sàn bê tông, nứt cổ trần, nứt quanh lanh tô cửa, nứt ngang, nứt dọc tường, nứt quanh vành đai cửa, nứt tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khối xây, nứt dọc khe lún vv?

Chúng ta đều thừa nhận rằng, nứt công trình là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc chủ động cho phép nứt có kiểm soát có thể giúp giảm thiểu nứt trong quá trình vận hành là hoàn toàn có thể.

Bài viết này sẽ trình bày:

  • Nguyên nhân gây nứt công trình
  • Cách phương pháp giảm thiểu nứt
  • Cách xử lý nứt triệt để cho công trình

|Vì sao xảy ra nứt?

Các dạng nứt phổ biến đối với công trình
Các dạng nứt phổ biến đối với công trình và cách xử lý nứt hiệu quả

Nứt công trình là hiện tuợng phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn sức bền của nó. Ứng suất gây ra bởi các ngoại lực như tĩnh tải, hoạt tải, gió hoặc chấn động địa chất hoặc lún nền móng hoặc bởi nội lực do co giãn nhiệt, thay đổi độ ẩm, phản ứng hóa học vv

Phổ biến nhất là nứt do co ngót trong quá trình vật liệu đông kết. Khi ở trạng thái ướt, bê tông có thể tích lớn nhất. Trong giai đoạn đông kết và bảo dưỡng, bê tông bắt đầu co ngót. Bình quân bê tông co ngót 3mm trên mỗi 6m dài. Bê tông có cường độ chịu nén lớn và cường độ chịu kéo thấp. Nứt phát triển khi nội ứng suất kéo của bê tông lớn hơn cường độ chịu kéo của bê tông.

 

Hàm lượng nước vượt quá quy định cũng là nguyên nhân gây nứt. Khi đổ bê tông, cần tránh cho quá nhiều nước. Nước sẽ bốc hơi khỏi hỗn hợp bê tông và gây co ngót.

 

Việc chuẩn bị nền đất/mặt bằng, ván khuôn kỹ có vai trò quan trọng khi đổ bê tông nền. Nền đất phải phẳng, đồng nhất, có bố trí thoát nước. Nếu không được chống đỡ chắc chắn, bê tông sẽ bị lún và nứt.

 

Bảo dưỡng bê tông đúng cách cũng giúp ngăn ngừa nứt khi bê tông mới đạt cường độ. Bảo dưỡng là hoạt động duy trì độ ẩm cho bê tông bằng cách ngăn ngừa mất nước quá nhanh. Nếu độ ẩm bề mặt giảm quá nhanh (nhanh hơn phần bê tông bên dưới), bê tông sẽ bị co ngót. Để bảo đảm độ đồng nhất của bê tông, ngăn ngừa nứt, cần phải tuân thủ quy trình bảo dưỡng.

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ có vai trò rất quan trọng, thông thường cần bảo dưỡng trong 7 ngày đầu sau khi đổ, nếu dài hơn càng tốt. Phương pháp bảo dưỡng phổ biến là phun nước/tưới nước hoặc dùng vải ẩm phủ lên bề mặt bê tông.

|Ngăn ngừa và xử lý nứt – vai trò của khe co giãn chống nứt

Khe co giãn là gì?

Do bê tông nứt ngẫu nhiên nên chúng ta cần phải kiểm soát vị trí nứt bằng cách bố trí các khe co giãn. Khe co giãn có thể được bố trí bằng các miếng xốp đặt sẵn trước khi đổ bê tông hoặc được cắt sau khi đổ bê tông. Vị trí và chiều sâu mối nối khe co giãn có vai trò quan trọng và giúp ngăn ngừa nứt mất kiểm soát. Tần suất khe co giãn tối đa là 5.5m, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều sâu khe nối không nên quá 1.5 lần.

Bảng tỷ lệ bố trí khe co giãn tham khảo.

Chiều dày bản sàn (cm) Khoảng cách khe co giãn (m)
10 3
12 3.8
15 4.6
17.8 5.4
20.3 5.5

Chiều sâu khe nối thường bằng ¼ chiều dày của sàn.

Cần tạo khe co giãn cho sàn bê tông vào thời điểm nào?

Cần tạo khe co giãn càng sớm càng tốt, trong vòng 16-18 giờ sau khi đổ bê tông.

Khe co giãn cần được bố trí thẳng, tránh bị uốn lượn, mẻ mép. Nếu không bố trí đủ khe co giãn, sàn bê tông sẽ bị nứt.

Trám khe co giãn bằng vật liệu trám khe đàn hồi áp dụng cho thi công, xây mới

062339c9a08a40d4199b
Trám keo MS sealant để ngăn ngừa và xử lý nứt cho sàn bê tông

Trám keo MS sealant để kiểm soát nứt và tăng thẩm mỹ cho sàn bê tông

Keo trám khe co giãn giúp ngăn ngừa bụi bẩn tích tụ trong khe co giãn, chống thấm, ngăn khói bụi, tạp chất và tăng thẩm mỹ, an toàn cho khe co giãn. Vật liệu trám khe co giãn phải có khả năng bám dính, đàn hồi, chịu được rung chấn, chuyển vị.

Các dạng nứt thường xảy ra đối với công trình nhà cao tầng gồm:

|Nứt trong bản thân tường

Nguyên nhân: vật liệu xây dựng, vữa trát tường bị co ngót, thành phần phối trộ không đúng quy định.

|Nứt tại vị trí giữa tường và dầm, cột, giữa vị trí tiếp giáp giữa 2 khối xây

Nứt tách lớp dọc khe lún
Nứt tách lớp dọc khe lún

Nguyên nhân: Vật liệu xây tường (tấm tường, gạch) và hệ dầm, cột có hệ số co ngót và chịu chuyển vị, rung chấn, mức độ lún khác nhau, gây ra nứt, tách tại vị trí khe nối

|Nứt quanh vành đai cửa đi, cửa sổ, hộp kỹ thuật

Trong quá trình vận hành, tường bị rung chấn, tác động từ quá trình lắp dựng, vận hành cửa, hệ đường ống kỹ thuật (chống cháy, cấp thoát nước).

Nứt quanh lanh tô, vành đai cửa
Nứt quanh lanh tô, vành đai cửa

| Đâu là phương pháp ngăn ngừa và xử lý hiệu quả cho công trình?

Có nhiều phương pháp xử lý nứt được áp dụng. Mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng.

  • Bơm keo epoxy (yêu cầu quy trình thi công phức tạp, không áp dụng được cho khe nứt lớn, dài, trên diện rộng)
  • Trám kheo đàn hồi gốc PU (chịu rung chấn chuyển vị nhưng không thể chà nhám và sơn phủ, để lộ vết xử lý)
  • Dán băng dán (khó thi công, yêu cầu vệ sinh và chuẩn bị bề mặt rất kỹ và khó làm);
  • Trám bằng xi măng kết hợp lưới thủy tinh (chi phí thấp nhưng hiệu quả không cao, vẫn có rủi ro nứt lại).
Trám keo RF134 để ngăn ngừa và xử lý nứt
Trám keo RF134 để ngăn ngừa và xử lý nứt

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Tập đoàn Blue Label, Thái Lan cho ra đời bộ kit xử lý nứt RF134, kết hợp tính năng ưu việt của keo epoxy (cứng, cường độ cao) và keo PU (đàn hồi) để cho ra đời dòng sản phẩm giúp ngăn ngừa và xử lý nứt hybrid với các tính năng:

  • Bám dính tốt trên nhiều về mặt vật liệu
  • Giãn dài tới 100%, chịu rung chấn, chuyển vị, đáp ứng tiêu chuẩn ASTM về bám dính
  • Độ cứng shore A: 83
  • Cho phép chà nhám và sơn phủ
  • Không gây loang màu và không để lộ vệt xử lý
  • Dễ thi công và cho hiệu quả ngăn ngừa và xử lý nứt triệt để

| Cấu thành bộ kit ngăn ngừa và xử lý nứt

.1/3 – Sơn lót loại bụi mịn và tăng bám dính RF143

.2/3 – Keo trám khe 2 thành phần RF134

.3/3 – Bả dẻo cho phép chà nhám và sơn phủ RF102

Xem thêm hướng dẫn thi công bên dưới.

Bạn chuẩn bị thi công tấm ALC, acotec, cemboard, EPS vv và cần biện pháp ngăn ngừa nứt? Bạn đang gặp vấn đề về nứt?

Hãy gửi zalo hoặc gọi cho chúng tôi theo hotline: 0382241661 để được trợ giúp.

Xem thêm:

5 điểm quan trọng trong thiết kế mối nối trám keo

https://vinats.com/5-diem-quan-trong-khi-thiet-ke-moi-noi-tram-keo-dan-hoi/

10 tiêu chí kiểm tra chất lượng keo trám khe nối

https://vinats.com/10-tieu-chi-astm-c920-ve-keo-tram-moi-noi/

Giãn nở nhiệt và vai trò của khe co giãn

https://vinats.com/co-gian-nhiet-trong-cac-cong-trinh-va-moi-noi-co-gian/


  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội