Chống ăn mòn kim loại bằng hợp chất ức chế ăn mòn
Chống ăn mòn kim loại là một vấn đề được quan tâm không chỉ bởi các nhà khoa học nghiên cứu về vật liệu mà còn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà sản xuất và người sử dụng vật liệu. Theo thống kê, ăn mòn kim loại gây tổn thất cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 300 tỷ đô mỗi năm. Khoảng một phần ba chi phí này có thể được cắt giảm nếu áp dụng phương pháp chống ăn mòn phù hợp. Có nhiều phương pháp được sử dụng để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, trong đó sử dụng hợp chất ức chế ăn mòn đã và đang chứng minh là một phương pháp hữu hiệu.
Bài viết này sẽ trình bày cơ chế hoạt động của hợp chất ức chế ăn mòn kim loại
Ăn mòn là một quá trình tự nhiên
Giống như nước chảy vào chỗ trũng, tất cả các quá trình tự nhiên có xu hướng trở về các trạng thái mà ở đó việc tiêu thụ năng lượng ở mức tối thiểu. Ví dụ như sắt và thép, theo xu hướng tự nhiên, kết hợp với các nguyên tố hóa học khác để trở về trạng thái tiêu thụ ít năng lượng nhất. Để trở về trạng thái đó, sắt và thép thường kết hợp với oxy và nước có trong môi trường tự nhiên để tạo thành ô xít sắt (gỉ sét), có thành phần hóa học giống với quặng sắt.
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Công ty Nitto Denko của Nhật Bản đã cho ra đời bộ sản phẩm chống ăn mòn NitoHullmac XG Series, là sự kết hợp của lớp mỡ lót là hợp chất ức chế ăn mòn từ bên trong (trên bề mặt cấu kiện kim loại), tăng cường bảo vệ bằng lớp băng cuốn làm từ vải không dệt, kết hợp với sét trám khe và lớp sơn phủ kháng tia UV tạo ra một hệ bảo vệ kết cấu kim loại đồng nhất với lớp màng ngoài cùng có khả năng chống thấm cao để ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây ăn mòn khuyếch tán qua môi trường nước và không khí.
Ăn mòn kim loại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ các công trình sử dụng thép và gián tiếp đến các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ do phát sinh chi phí chống ăn mòn kim loại, và kết quả là những người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu các chi phí này. Trong cuộc sống hằng ngày, ta có thể dễ dàng nhận ra ăn mòn trên các tấm pano thân xe ô tô, lò nướng, thiết bị nội thất ngoài trời và các công dụng cụ bằng kim loại. Theo thống kê, ăn mòn kim loại gây tổn thất cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 300 tỷ đô mỗi năm. Khoảng một phần ba chi phí này có thể được cắt giảm nếu áp dụng phương pháp chống ăn mòn phù hợp. Có thể áp dụng các biện pháp bảo trì phòng ngừa như sơn để bảo vệ các vật dụng khỏi ăn mòn. Chống ăn mòn được đưa vào các thiết bị gia dụng chính như bình nước nóng, lò nướng, máy giặt và máy sấy. Ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép có thể diễn ra mà chúng ta không nhìn thấy và bất ngờ làm hư hỏng một phần đường cao tốc, gây đổ cột điện và hư hỏng các tòa nhà, kết cấu bãi đậu xe và cầu v.v, làm phát sinh nhiều chi phí sửa chữa và gây mất an toàn. Điển hình là vụ sập cầu Silver Bridge bắc qua sông Ohio ở Point Pleasant, OH vào năm 1967 do ăn mòn đã cướp đi sinh mạng của 46 người và gây thiệt hại hàng triệu đô-la