Keo trám khe và tránh nứt cho khe nối tấm GRC
Keo trám khe nối tấm GRC, chống nứt, bảo đảm chuyển vị, co giãn, đàn hồi
Tìm hiểu thêm 2 cách xử lý khe nối tấm GRC
Tấm bê tông cốt sợi thủy tinh, viết tắt là tấm GRC (Glass Reinforced Concrete) hay bê tông GRC, là vật liệu tổng hợp làm từ hỗn hợp xi măng, cát silica, sợi thủy tinh kháng kiềm và nước. Sợi thủy tinh gia cường rất hiệu quả cho hỗn hợp vữa, nhờ đó tăng cường độ chịu kéo và chịu uốn cho tấm bê tông. GRC là vật liệu ốp bền và đẹp. Có thể sản xuất theo các hình dạng khác nhau, dùng làm tấm ốp mặt tiền trọng lượng nhẹ, phào chỉ ốp trang trí. Ưu điểm nổi bật của tấm GRC là trọng lượng nhẹ, giúp giảm chi phí vận chuyển, lắp dựng, giảm tải cho công trình nói chung.
GRC tuy có giá bán cao nhưng lại giúp tiết kiệm nhân công 2-3 lần và tiết kiệm thời gian thi công gấp 2 lần so với việc sử dụng vật liệu bê tông truyền thống.
GRC còn có khả năng đáp ứng việc xây dựng những chi tiết có độ khó cao về kỹ thuật và kiến trúc; khả năng tùy biến theo thiết kế, màu sắc đa dạng và đặc biệt là kích thị giác bằng các hiệu ứng khác nhau khi kết hợp với ánh sáng. Tấm GRC có độ bền rất cao và khả năng uốn dẻo cực tốt nên thường được sử dụng trong cả những môi trường khắc nghiệt.
Tấm GRC co ngót, giãn nở và chuyển vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để giảm thiểu các tác động xấu đến hệ gá lắp tấm GRC, cần tính toán đến các chuyển vị có thể có.
Tấm GRC chuyển vị do co ngót.
Vật liệu xi măng dễ bị thay đổi hình dạng khi thay đổi độ ẩm. Sau khi sản xuất và đạt cường độ, tấm GRC tiếp tục co ngót khi độ ẩm giảm và giãn nở khi độ ẩm tăng (theo biên độ khác nhau).
Để bảo đảm co giãn, chuyển vị cho tấm GRC, giảm thiểu rui ro nứt trong quá trình vận hành, việc tiết kế khe nối tấm GRC, lựa chọn đúng vật liệu keo trám khe nối và kỹ thuật thi công là rất quan trọng.
Dưới đây là một số khuyến nghị khi xử lý khe nối tấm GRC:
- Khi thi công keo trám khe nối tấm GRC, nên sử dụng sơn lót để loại bỏ bụi mịn, tăng cường bộ bám dính cho bề mặt, giảm rủi ro gây loang bẩn sang bề mặt xung quanh.
- Thông thường kích thước khe nối keo trám có tỷ lệ giữa chiều sâu và rộng là 2:1, chiều sâu khe nối khuyến cáo là 10mm và rộng đến 20mm. Để giảm thiểu rủi ro loang bẩn sang bề mặt xung quanh, keo thường được vuốt lõm 2-3mm so với bề tấm GRC.
- Đối với khe nối nông, dùng băng dính giấy, đối với khe nối sâu, có thể dùng thêm xốp chèn khe (backer rod) để kiểm soát chiều sâu keo trám và tránh bám dính 3 mặt.
- Để bảo đảm độ bền của keo trám khe nối, tương thích với độ bền và thẩm mỹ của tấm GRC, các chuyên gia khuyên dùng loại keo trám gốc polymer cải tiến MS sealant, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ASMT về keo trám khe nối, độ đàn hồi +-50%, không chứa dung môi, không co ngót, không bị bóng khí, kháng UV, không gây loang bẩn cho bề mặt xung quanh của tấm GRC, cho phép sơn phủ hoàn thiện theo yêu cầu thẩm mỹ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, tập đoàn Kaneka, Nhật Bản đã cho ra đời dòng keo trám khe nối đàn hồi MS sealant, với nhiều tính năng vượt trội so với keo trám khe gốc PU (co ngót, bóng khí, đàn hồi +-25% vs 50% (MS sealant)).
Xem thêm giới thiệu về keo trám MS sealant tại đây
Xem thêm hướng dẫn lựa chọn và sử dụng keo trám khe nối tấm GRC tại đây