Skip to main content

Cách chống thấm khe nối nhà liền kề bằng MS Sealant

tram keo MS cho khe lun nha lien ke b9c6522a

Cách xử lý chống thấm Khe nối Nhà Liền kề

Bơm keo MS sealant chống thấm khe nối nhà liền kề
Bơm keo MS sealant chống thấm khe nối nhà liền kề

| Tên gọi Khe nối Nhà Liền kề

Khe nối nhà liền kề có nhiều tên gọi khác nhau như khe hở giữa 2 nhà liền kề, khe nối nhà liền kề, khe lún nhà liền kề, khe co giãn nhà liền kề, khe tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề, mạch ngừng nhà liền kề. Trong bài viết về cách chống thấm khe nối nhà liền kề này, gọi chung là “Khe nối Nhà Liền kề”.

Khe nối nhà liền điển hình
Khe nối nhà liền điển hình

| Khe nối Nhà Liền kề là gì

Khe nối Nhà Liền kề là khe nối giữa 2 khối nhà hoặc giữa 2 nhà phố liền kề hoặc giữa 2 khối xây để tách tường (với nhà biệt thự liền kề) hoặc giữa 2 khối xây dựng mới và cũ, mở rộng, mục đích là để tách lún giữa 2 khối xây, nhà liền kề.

Nếu không được xử lý chống thấm đúng cách, Khe nối Nhà Liền kề sẽ gây thấm mốc trong quá trình vận hành và gây mất thẩm mỹ.

Tham khe noi nha lien ke
Tường bị thấm qua khe nối Nhà Liền kề

| Cách xử lý chống thấm Khe nối Nhà Liền kề

| Lựa chọn vật liệu

Khe nối Nhà Liền kề thường có kích thước từ 1.5-2.5cm. Nếu không được trám keo bằng keo trám khe có chất lượng tốt, có khả năng kháng tia UV và bám dính tốt và nếu không được trám đúng cách, rủi ro thấm là rất cao.

 

Do 2 nhà liền kề có biên độ dao động và độ lún khác nhau, thêm vào đó, khe nối còn chịu tác động của nước mưa nên vật liệu trám Khe nối Nhà Liền kề cần bảo đảm các tiêu chí về độ đàn hồi, khả năng bám dính, và chống chịu thời tiết.

 

Theo tiêu chuẩn ASTM C920 và ISO1160 thì keo trám khe đàn hồi phải có độ đàn hồi tối thiểu +-25%, bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, có khả năng kháng tia UV, chống chịu thời tiết, và nếu có thể sơn phủ được thì càng tốt vì nhiều trường hợp phải sơn phủ để phù hợp với màu sơn của mặt tiền nhà liền kề.

  1. Các bước thi công
  2. Vệ sinh

       Dùng chổi sắt, chổi sơn và máy thổi bụi vệ sinh sạch khe nối.

  1. Dán băng dính

         Đối với mặt tiền cần thẩm mỹ, cần dán băng dính 2 mép để thuận tiện cho việc miết keo và cho  đường keo thẩm mỹ.

  1. Sơn lót

Đối với bề mặt rỗng xốp, có nhiều bụi mịn như bê tông, tường xây, Để bảo đảm độ bền chống thấm của keo trám Khe nối Nhà Liền kề, CẦN PHẢI quét lớp lót để loại bụi mịn và để tăng cường bám dính cho keo trám Khe nối Nhà Liền kề.

  1. Xốp chèn khe

Khe nối Nhà Liền kề thường có chiều sâu rất lớn nên CẦN PHẢI dùng xốp chèn khe để kiểm soát chiều sâu keo trám Khe nối Nhà Liền kề.

Lưu ý: khi chèn xốp tránh dùng vật sắc nhọn làm thủng xốp, gây bóng khí cho keo trám.

  1. Bơm và miết keo
  2. Cần bơm chậm và đều để giảm rủi ro bóng khí. Sau khi bơm cần dùng xốp để miết keo, bảo đảm keo được điền đầy vào Khe nối Nhà Liền kề và bảo đảm keo bám dính tốt vào 2 mép Khe nối Nhà Liền kề.
  3. Dỡ băng dính và vệ sinh hoàn thiện.

Xem thêm keo trám khe đàn hồi từ A -Z tại đây

Xem thêm các bước thi công và keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001 tại đây

Xem thêm cách bơm keo trám khe đàn hồi cho khe lún, khe co giãn 

by VTS team

 

 


  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội