Vì sao cần bố trí khe co giãn bê tông
Khe co giãn bê tông là gì?
Mục lục
Khe co giãn bê tông hay còn gọi là khe lún, là khe cho phép bê tông giãn nở và co ngót khi có biến thiên nhiệt độ. Khe này tạo thành điểm ngắt giữa bê tông và các phần khác của kết cấu, cho phép dịch chuyển kết cấu mà không gây ứng suất (gây nứt). Khe co giãn phải được bố trí cho các kết cấu bê tông rộng như móng và sàn.
Khe co giãn bê tông sau đó phải được che phủ bảo vệ bằng keo trám xây dựng để ngăn ngừa tích tụ bụi bẩn, ngăn nước, hóa chất và bảo đảm bề mặt đi lại bằng phẳng, giảm nguy cơ gây tai nạn. Thông thường có 2 loại keo trám khe co giãn là keo trám gốc polyurethane (PU) và keo trám MS (modified silicone).
Keo trám gốc PU thường khó thi công hơn so với keo trám MS, có thể gây bóng khí (do chứa isocyanate – chất này phản ứng với hơi ẩm trong không khí, tạo ra các bóng khí trong quá trình keo đóng rắn), gây co ngót (do chứa dung môi – là 1 chất khí bay hơi trong quá trình keo đóng rắn) và khả năng kháng tia UV kém hơn so với keo MS. Keo trám MS polymer sealant là chất trám trét mối nối cải biến một thành phần hiệu suất cao dựa trên công nghệ MS polymer tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về ứng dụng trám trét mối nối. Khác với các dòng keo gốc Polyurethane, MS sealant có khả năng kháng thời tiết tốt hơn, nhờ đó có tuổi thọ dài hơn, với các đặc tính vượt trội:
- Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C920
- Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 11600 (F class 25 LM)
- Khả năng co giãn ±50%
- Kháng tia UV tốt
- Có thể sơn phủ
- Ít gây loang bẩn
- Không chứa dầu silicon – không gây bẩn cho các bề mặt xung quanh
- Không chứa isocyanate – không tạo bóng khí
- Không chứa dung môi – không bị co ngót
- Bám dính với hầu hết các loại bề mặt mà không cần lớp lót
Xem thêm tại đây.
Vì sao cần có khe co giãn?
Bê tông co ngót khi khô. Sau khi đạt cường độ, bê tông sẽ giãn nở và co ngót theo sự biến thiên nhiệt độ môi trường. Để ngăn ngừa nứt bê tông, người ta phải bố trí các khe co giãn để bảo đảm cho bê tông có thể dịch chuyển, nhất là với các bản sàn có bề mặt rộng hơn 6m2.
Khe co giãn bê tông đặc biệt quan trọng trong trường hợp bê tông được đổ liên tục và trong khu vực có tường hoặc tòa nhà bao quanh, hoặc có bố trí hố thăm. Trong trường hợp phải bố trí nhiều khe co giãn, cần phải được chỉ định bởi 1 kỹ sư kết cấu.
Tìm hiểu thêm cách sửa chữa khe co giãn bê tông
Thi công khe co giãn
Khe co giãn có thể được thi công trước hoặc sau khi đổ bê tông. Nếu thi công khe co giãn trước khi đổ bê tông, cần phải chèn lót bằng vật liệu mềm dọc theo chiều dài khe co giãn trước khi đổ bê tông. Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt rãnh để tạo khe co giãn sau khi bê tông đạt cường độ để chống nứt cho bê tông và sau đó trám bằng keo trám xây dựng, nếu có yêu cầu. Cần bảo đảm cắt đủ chiều sâu thiết kế cho khe.
Khuyến cáo khi bố trí khe co giãn bê tông và thi công keo trám
- Khoảng cách giữa các khe bằng 30 lần chiều dày bê tông. Ví dụ: chiều dày tấm sàn là 10cm thì khoảng cách giữa các khe là 3m.
- Bảo đảm khe được cắt đủ chiều sâu thiết kế: tối thiểu bằng 1/4 chiều dày tấm sàn. Với tấm sàn dày 10cm, chiều sâu khe tối thiểu là 25mm.
- Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt khe sớm để tránh nứt. Bê tông có thể nứt nếu không cắt khe trong vòng 12 giờ sau khi bê tông đạt cường độ.
- Khe được bố trí hiệu quả ở tỷ lệ 1:1, ví dụ: 5mx5m. Với bản sàn nhỏ hơn, có thể bố trí tỷ lệ 1.5. Ví dụ: 2m x 3m.
- Đối với keo trám khe, cần thi công ngay sau khi cắt khe để tránh bụi bẩn và mất nhiều công vệ sinh. Bể có đường mép keo đẹp và gọn gàng, nên dùng băng dính che phủ bề mặt (masking tape) khi thi công và xốp chèn khe để tránh bám dính 3 mặt và kiểu soát chiều sâu keo trám. Xem thêm hướng dẫn thi công keo trám tại đây
Dưới đây là hình ảnh thi công khe co giãn bằng keo trám.