NỨT.
vấn đề đau đầu trong xây dựng
Nứt phi kết cấu, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, sẽ làm hư hỏng cốt thép bên trong, gây thấm dột, là nơi trú ngụ của côn trùng và nấm mốc, gây mất thẩm mỹ và lo ngại cho người vận hành và sử dụng công trình.
NỨT.
phi kết cấu | nứt liên kết
Nứt công trình là hiện tuợng phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn sức bền của nó. Ứng suất gây ra bởi các ngoại lực như tĩnh tải, hoạt tải, gió hoặc chấn động địa chất hoặc lún nền móng hoặc bởi nội lực do co giãn nhiệt, thay đổi độ ẩm, tách lớp vật liệu, phản ứng hóa học vv.
xử lý NỨT.
Mục đích chính của việc sửa chữa vết nứt tường xây là phục hồi lại tính thẩm mỹ, giảm rủi ro nứt gây ảnh hưởng đến công trình và bảo đảm tuổi thọ cho công trình và sự an toàn. Trước khi xử lý nứt, cần xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng. Nứt do chuyển vị nhiệt thường sẽ vẫn xảy ra sau khi xử lý bằng vữa thông thường, nên cần phải xử lý bằng vật liệu trám đàn hồi.
Yêu cầu về VẬT LIỆU xử lý NỨT.
Để xử lý dứt điểm và ngăn ngừa phát triển nứt phi kết cấu, vật liệu xử lý nứt phải:
- Có khả năng đàn hồi
- Chịu rung chấn, chuyển vị
- Chống thấm
- Dễ dàng thi công
- Dễ dàng chà nhám để sơn phủ hoàn thiện
Giải pháp Xử lý Nứt bằng Bộ Kit RF134
CẤU TẠO hệ keo xử lý nứt
Tính năng
- Bám dính tốt với nhiều bề mặt vật liệu như bê tông, vữa xây, gỗ và các loại vật liệu khác
- Chịu rung chấn, đàn hồi
- Chống thấm
- Dễ thi công
- Dễ dàng chà nhám và sơn phủ
Thông số Kỹ thuật
- Keo PU kết hợp Epoxy cải tiến
- Độ giãn dài tới hạn: >100% (ASTM D412)
- Độ bền kéo 3N/mm2 (ASTM D412)
- Cường độ bám dính: 2.6 N/mm2 (ASTM D4541)
- Cường độ chịu nén/ độ cứng shore A: 83