Tiêu chuẩn đánh giá độ kín nước và độ kín khí của cửa đi và cửa sổ
Xem thêm: | Kích thước mối nối vành đai cửa | Keo trám vành đai cửa | Băng dính che phủ thi công keo trám
Độ kín nước và độ lọt khí phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mối nối, vật liệu sử dụng và thi công.
Keo trám silicon hiện là vật liệu được sử dụng phổ biến để trám mối nối vành đai cửa đi, cửa sổ (khe nối giữa khuôn cửa và tường gạch hoặc tường bê tông) với ưu điểm là sẵn có và chi phí thấp.
Tuy nhiên, cách làm này cũng bộc lộ những nhược điểm như khả năng chống lọt khí và chống thấm rất thấp với tuổi thọ rất ngắn.
Tham khảo kích thước mối nối trám keo vành đai cửa tại đây.
Nguyên nhân chủ yếu do việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật thi công.
Silicon hiện đang sử dụng trên thị trường có khả năng kháng tia UV rất thấp. Sau 1 thời gian ngắn vận hành, tia UV sẽ làm phá vỡ các liên kết vật liệu, làm cho keo trám silicon bị nứt, nẻ, lão hóa, gây thấm khi trời mưa và tổn thất năng lượng (khí nóng từ ngoài tràn vào qua khe cửa, tổn thất khí lạnh của máy điều hòa), làm mất thẩm mỹ cho căn hộ, tòa nhà.
Lý do thứ 2 và cũng rất phổ biến là kỹ thuật thi công. Hầu hết việc thi công keo trám vành đai cửa đi và cửa sổ thường không được cọi trọng. Bề mặt khe trám không được vệ sinh kỹ, không được sơn lót. Kích thước hình học của mối nối keo trám không được tuân thủ đúng. Thêm vào đó, bề mặt khe trám/mối nối vành đai cửa thường là tường xây vữa hoặc bê tông rỗng xốp, còn nhiều bụi bẩn. Điều này làm giảm cường độ bám dính của keo với vành đai cửa.
Khuyến nghị, đề xuất
Khi kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu cửa đi, cửa sổ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngoài các chỉ tiêu về kích thước hình học, khả năng đóng, mở, thì độ bền là 1 trong những tiêu chí rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và nghiệm thu.
Có 4 tiêu chí về độ bền cửa sổ và cửa đi: độ bền chịu va đập, độ bền áp lực gió, độ kín nước, độ lọt khí.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày 2 tiêu chí độ kín nước và độ lọt khí trong kiểm tra và nghiệm thu cửa đi và cửa sổ, và yếu tố ảnh hưởng đến độ kín nước và độ lọt khí. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9366-2:2012, các chỉ tiêu và giới hạn cho phép về độ bền của cửa được quy định trong bảng sau:Tên chỉ tiêu | Mức | Phương pháp thử | Ghi chú |
1. Đóng mở cửa đi | – Không hư hại. – Chuyển vị góc đỉnh về phía cho phép | Thử nghiệm đóng mở cửa đi, với lực đóng mở tương ứng 500 N | Xem Phụ lục A của tiêu chuẩn này và tham khảo ISO 8274 : 1985 |
2. Khả năng đóng và mở lặp lại khuôn cánh cửa sổ | Không gây hạn chế sự vận hành của cửa sổ theo từng kiểu mở với một lực từ 65 N đến 120 N | TCVN 7452-6 : 2004 (ISO 9379:1989) | Xem Phụ lục D TCVN 9366-1:2012. |
3. Độ bền áp lực gió tương ứng với áp lực gió thiết kế theo TCVN 2737: 1995 | – Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa – Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/200 chiều rộng cửa với áp lực thử nghiệm 500 Pa. | TCVN 7452-3: 2004 | Xem Phụ lục E TCVN 9366-1 : 2012. |
4. Độ kín nước | Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm lớn hơn 150 Pa | TCVN 7452-2: 2004 (EN 1027:2000) | Xem phụ lục G TCVN 9366-1:2012 |
5. Độ lọt khí | Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6 l/ s/cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 Pa đến 150 Pa. | TCVN 7452-1 : 2004 (EN 1026:2000) | Xem phụ lục H TCVN 9366-1:2012 |
- Bảo đảm thiết kế mối nối đúng theo tiêu chuẩn về tỷ lệ chiều rộng và chiều sâu khe trám, mối nối. Tham khảo thêm tại đây.
- Sử dụng loại keo trám hiệu suất cao nhằm bảo đảm bộ bám dính, đàn hồi, khả năng chống chịu thời tiết
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình thi công gồm:
- Chuẩn bị mặt bằng: vệ sinh sạch mọi bụi bẩn, dầu mỡ;
- Sử dụng sơn lót primer để loại bỏ bụi mịn và tăng cường độ bám dính của keo trám với khuôn cửa và vành đai cửa (tường gạch xây hoặc bê tông)
- Sử dụng xốp chèn khe để kiểm soát chiều sâu keo của khe trám, mối nối và tránh bám dính 3 mặt
- Sử dụng băng dính che phủ bề mặt để bảo vệ và không làm bẩn các mép xung quanh và tạo đường, mép keo thẳng, sắc cạnh và thẩm mỹ.