Skip to main content

Thẻ: keo tram khe noi tam grc

2 cách xử lý khe nối tấm GRC

2 cách xử lý khe nối tấm GRC chống thấm, chống nứt, tạo thẩm mỹ đẹp

Giới thiệu

Xử lý khe nối tấm GRC
Xử lý khe nối tấm GRC

Như chúng ta đều biết, khe nối xây dựng có vai trò rất quan trọng và có tác dụng kết nối các chi tiết, cấu kiện khác nhau trong công trình xây dựng, hấp thụ ứng suất và chống nứt cho công trình khi có chuyển vị do tác động của gió, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khi có rung chấn, đảm bảo độ kín khít (chống thấm, chống tổn thất nhiệt), bảo đảm thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách lựa chọn đúng vật liệu và xử lý khe nối đúng cách.

Bài viết này sẽ trình bày cách xử lý khe nối tấm bê tông cốt sợi thủy tinh GRC (glass reinforcing concrete) chống nứt, chống thấm và thẩm mỹ cho công trình và một số lưu ý cần thiết khi thiết kế, lựa chọn keo trám khe đàn hồi cho khe nối tấm GRC.

Những điểm cần lưu ý khi bố trí khe nối tấm GRC

Khe nối tấm GRC phải được thiết kế có tính đến các chuyển vị do tác động của gió, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khi có rung chấn, đảm bảo độ kín khít (chống thấm, chống tổn thất nhiệt), bảo đảm thẩm mỹ, dựa trên khệ khung đỡ, kích thước của tấm GRC, và cả hướng công trình (thường khe nối ở hướng tây sẽ có chuyển vị nhiều hơn do chênh lệch nhiệt độ lớn hơn).

 Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn keo trám khe đàn hồi cho khe nối tấm GRC

  • Gốc keo
  • Độ bám dính
  • Khả năng chịu thời tiết
  • Rủi ro gây ố bẩn
  • Cho phép sơn phủ
  • Cho phép chà nhám và hoàn thiện thẩm mỹ

Về mặt công năng thì các dòng keo trám khe đàn hồi gốc silicone, PU hay cao cấp hơn là keo MS, thì đều có thể sử dụng để trám khe nối tấm GRC. Tuy nhiên, cả dòng keo silicone và keo PU đều có những nhược điểm riêng. Keo silicone có dầu silicone, sẽ tích tụ bụi bẩn dọc theo khe nối và làm loang, ố bẩn bề mặt tấm GRC sau một thời gian vận hành.

Dau silicone gay bam ban
So sánh khả năng gây ố bẩn của keo silicone và keo MS sealant

Keo PU có chứa chất isocyanate, có rủi ro bị bóng khí, co ngót khi thi công – làm ảnh hưởng đến độ bám dính và độ cố kết của keo trong khe nối.

Bubling
Hiện tượng bóng khí khi thi công keo PU

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, tập đoàn Kaneka, Nhật Bản đã cho ra đời dòng keo MS (modified silicone) sealant (AS4001S), loại bỏ các nhược điểm nêu trên của keo silicone và PU, đồng thời cải thiện các tính năng như bám dính, đàn hồi (+-50% so với 25% của keo PU), kháng thời tiết, kháng tia UV, chống thấm, cho phép sơn phủ, hạn chế loang bẩn.

ms sealant

Mặc dù có các tính năng ưu việt, vượt trội so với các dòng keo trám khe đàn hồi gốc silicone và PU, keo MS cũng không thể chà nhám và tạo phẳng thẩm mỹ đối với 1 số vị trí có yêu cầu hoàn thiện phẳng, không để lộ khe nối. Và đó là lý do cho sự ra đời của keo trám khe đàn hồi hybrid RF134 do Tập đoàn Blue Label, Thái Lan phát triển và sản xuất.

Khi nào nên xử lý khe nối tấm GRC bằng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001?

Đối với khe nối tấm GRC ở vị trí chỉ có yêu cầu chống thấm, chống bụi bẩn mà không có yêu cầu thẩm mỹ cao thì có thể sử dụng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001.

Keo tram khe ms sealant as4001
Mẫu keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001SW
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo MS sealant
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo MS sealant

Cách xử lý bằng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001

Khi nào nên xử lý khe nối tấm GRC bằng keo trám khe đàn hồi RF134?

Đối với khe nối tấm GRC ở vị trí có yêu cầu chống thấm, chống bụi bẩn mà đặc biệt là yêu cầu mức độ hoàn thiện, thẩm mỹ cao như các vị trí mặt tiền, cần sơn phủ đồng màu thì cần sử dụng keo trám khe đàn hồi hybrid RF134.

Xử lý khe nối bê tông bằng keo RF134
Xử lý khe nối bê tông bằng keo RF134

Tính năng keo RF134 xử lý khe nối tấm GRC

Tính năng RF134 | keo trám khe nối tấm GRC
Tính năng RF134 | keo trám khe nối tấm GRC
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo RF134
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo RF134
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo RF134
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo RF134, gồm lót, keo trám RF134 và bả dẻo – sơn phủ hoàn thiện
z3608370781897 da360d406720ecb98a6383f5a116785d
Xử lý khe nối tấm GRC bằng keo RF134

Cách xử lý khe nối đàn hồi bằng keo trám khe hybrid RF134

tìm hiểu thêm về keo xử lý khe nối tấm GRC RF134 hybrid jointing compound 

Hotline/zalo tư vấn xử lý khe nối tấm GRC: 0981581661 – Mr. Kiên Email: kien@vinats.com)

Keo trám khe và tránh nứt cho khe nối tấm GRC

Keo trám khe nối tấm GRC, chống nứt, bảo đảm chuyển vị, co giãn, đàn hồi

Tìm hiểu thêm 2 cách xử lý khe nối tấm GRC

Nứt dọc khe nối tấm GRC
Nứt dọc khe nối tấm GRC

Tấm bê tông cốt sợi thủy tinh, viết tắt là tấm GRC (Glass Reinforced Concrete) hay bê tông GRC, là vật liệu tổng hợp làm từ hỗn hợp xi măng, cát silica, sợi thủy tinh kháng kiềm và nước. Sợi thủy tinh gia cường rất hiệu quả cho hỗn hợp vữa, nhờ đó tăng cường độ chịu kéo và chịu uốn cho tấm bê tông. GRC là vật liệu ốp bền và đẹp. Có thể sản xuất theo các hình dạng khác nhau, dùng làm tấm ốp mặt tiền trọng lượng nhẹ, phào chỉ ốp trang trí. Ưu điểm nổi bật của tấm GRC là trọng lượng nhẹ, giúp giảm chi phí vận chuyển, lắp dựng, giảm tải cho công trình nói chung.  

GRC tuy có giá bán cao nhưng lại giúp tiết kiệm nhân công 2-3 lần và tiết kiệm thời gian thi công gấp 2 lần so với việc sử dụng vật liệu bê tông truyền thống.

GRC còn có khả năng đáp ứng việc xây dựng những chi tiết có độ khó cao về kỹ thuật và kiến trúc; khả năng tùy biến theo thiết kế, màu sắc đa dạng và đặc biệt là kích thị giác bằng các hiệu ứng khác nhau khi kết hợp với ánh sáng. Tấm GRC có độ bền rất cao và khả năng uốn dẻo cực tốt nên thường được sử dụng trong cả những môi trường khắc nghiệt.

 

Tấm GRC co ngót, giãn nở và chuyển vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để giảm thiểu các tác động xấu đến hệ gá lắp tấm GRC, cần tính toán đến các chuyển vị có thể có.

Keo trám khe nối tấm GRC
Keo trám khe nối tấm GRC

Tấm GRC chuyển vị do co ngót.

Vật liệu xi măng dễ bị thay đổi hình dạng khi thay đổi độ ẩm. Sau khi sản xuất và đạt cường độ, tấm GRC tiếp tục co ngót khi độ ẩm giảm và giãn nở khi độ ẩm tăng (theo biên độ khác nhau).

 

Để bảo đảm co giãn, chuyển vị cho tấm GRC, giảm thiểu rui ro nứt trong quá trình vận hành, việc tiết kế khe nối tấm GRC, lựa chọn đúng vật liệu keo trám khe nối và kỹ thuật thi công là rất quan trọng.

Dưới đây là một số khuyến nghị khi xử lý khe nối tấm GRC:

  • Khi thi công keo trám khe nối tấm GRC, nên sử dụng sơn lót để loại bỏ bụi mịn, tăng cường bộ bám dính cho bề mặt, giảm rủi ro gây loang bẩn sang bề mặt xung quanh.
  • Thông thường kích thước khe nối keo trám có tỷ lệ giữa chiều sâu và rộng là 2:1, chiều sâu khe nối khuyến cáo là 10mm và rộng đến 20mm. Để giảm thiểu rủi ro loang bẩn sang bề mặt xung quanh, keo thường được vuốt lõm 2-3mm so với bề tấm GRC.
  • Đối với khe nối nông, dùng băng dính giấy, đối với khe nối sâu, có thể dùng thêm xốp chèn khe (backer rod) để kiểm soát chiều sâu keo trám và tránh bám dính 3 mặt.
  • Để bảo đảm độ bền của keo trám khe nối, tương thích với độ bền và thẩm mỹ của tấm GRC, các chuyên gia khuyên dùng loại keo trám gốc polymer cải tiến MS sealant, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ASMT về keo trám khe nối, độ đàn hồi +-50%, không chứa dung môi, không co ngót, không bị bóng khí, kháng UV, không gây loang bẩn cho bề mặt xung quanh của tấm GRC, cho phép sơn phủ hoàn thiện theo yêu cầu thẩm mỹ.
1 1
Keo tram khe noi tam GRC

Sau nhiều năm nghiên cứu, tập đoàn Kaneka, Nhật Bản đã cho ra đời dòng keo trám khe nối đàn hồi MS sealant, với nhiều tính năng vượt trội so với keo trám khe gốc PU (co ngót, bóng khí, đàn hồi +-25% vs 50% (MS sealant)).

 

 

Xem thêm giới thiệu về keo trám MS sealant tại đây

Xem thêm hướng dẫn lựa chọn và sử dụng keo trám khe nối tấm GRC tại đây


  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội