Chống thấm bể nước | chỉ tiêu độ giãn dài và độ bền bám dính
Chống thấm bể nước
2 tiêu chí quan trọng cần bảo đảm: độ giãn dài và độ bền bám dính
Để duy trì chức năng chống thấm tốt trong thời gian dài, hệ màng chống thấm phải bảo đảm cân bằng giữa độ giãn dài để che phủ vết nứt công trình đồng thời duy trì độ bền bám dính.
Đối với các loại bể chứa nước như bể xử lý nước thải trong nhà máy xử lý nước và bể chứa nước sinh hoạt, bể chứa nước phòng cháy thì chống thấm đàn hồi xi măng polymer là vật liệu rất phù hợp.
Với bể chứa nước bằng bê tông, chức năng bể chứa sẽ bị ảnh hưởng nếu nước rò rỉ ra ngoài bể. Vì vậy, việc chống thấm bề mặt bể chứa là điều cần thiết.
Bể chứa nước có thời gian tiếp xúc với nước lâu hơn các đường ống dẫn nước thải hay nước sinh hoạt, thành bể thường xuyên tiếp xúc với nước vì vậy vật liệu chống thấm bể nước phải là dạng vật liệu có hiệu suất và độ tin cậy cao.
Để đạt tính năng chống thấm tốt, lớp chống thấm cần phải vừa bảm đảm độ giãn dài lớn để che phủ vết nứt và đồng thời có độ bền bám dính cao.
Ngoài ra, do thường xuyên tiếp xúc với nước trong thời gian dài, độ bền kéo cao cũng rất quan trọng để có thể duy trì chức năng chống thấm trong thời gian dài mà không bị xé khi công trình bị nứt. Tuy nhiên, vật liệu acrylic polymer hay xi măng polymer truyền thống lại không có độ bền kéo đủ cao.
Độ giãn dài (Zero span tension elongation) nói đến khả năng co giãn của vật liệu chống thấm khi có nứt công trình mà không bị xé. Khi sử dụng trong thời gian dài, kết cấu bê tông thường bị nứt. Đối với bể chứa nước bị nứt, nước sẽ rò rỉ và chảy ra ngoài khi lớp vật liệu chống thấm vị kéo giãn và bị xé dọc theo vết nứt. Nếu độ giãn dài của vật liệu chống thấm lớn, vật liệu này sẽ giãn ra mà không bị xé đứt, qua đó ngăn ngừa nước rò rỉ ra ngoài. Do đó, biên độ giãn dài của vật liệu chống thấm có quan hệ mật thiết với tính năng chống thấm của vật liệu chống thấm.
Độ giãn dài càng lớn thì khả năng che phủ vết nứt càng tốt. Tuy nhiên, cần phải đánh giá cả độ bền kéo, thể hiện qua tính năng cơ lý của vật liệu chống thấm. Khi có độ bền kéo cao, lớp màng chống thấm sẽ không bị xé đứt bởi lực tác động mạnh khi có nứt xảy ra đồng thời duy trì trạng thái ban đầu của vật liệu.
Mặt khác, khi vật liệu chống thấm tiếp xúc với nước trong bể trong thời gian dài, một phần của lớp vật liệu chống thấm bị bong tróc khỏi bề mặt bể chứa vào có xu hướng bị bong rộp. Khi đó, nước trong bể sẽ đi vào khe hở giữa vật liệu chống thấm và thành bể, làm cho bê tông bị xuống cấp.
Ngoài ra, nước sẽ rò rỉ ra ngoài. Nếu độ bền bám dính lớn, thì sẽ không có hiện tượng bong rộp và vẫn có thể ngăn nước thấm vào thành bể. Theo đó, độ bền bám dính của vật liệu chống thấm có liên quan mật thiết với tính năng chống thấm của vật liệu khi bị bong rộp.
Đối với vật liệu chống thấm acrylic polymer truyền thống, độ giãn dài có thể điều chỉnh tăng lên nhưng độ bền bám dính lại bị giảm và ngược lại. Đó là lý do rất khó có thể bảo đảm cả độ giãn dài lớn và độ bền bám dính cao trong vật liệu chống thấm truyền thống.
Như đã đề cập, độ bền bám dính của vật liệu chống thấm có quan hệ mật thiết với khả năng chống thấm, do đó việc thiết kế vật liệu đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí trên là không hề đơn giản.
Để có được hệ chống thấm với độ bền cao, cần phải cân bằng giữa các tiêu chí độ giãn dài, độ bền bám dính và độ bền kéo. Và vật liệu chống thấm xi măng polymer cải tiến là giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, công ty UBE Industries, Nhật Bản đã cho khắc phục được vấn đề về khả năng kháng mỏi và kháng thời tiết, vốn là yếu điểm của vật liệu chống thấm truyền thống để cho ra đời dòng sản phẩm chống thấm xi măng polymer thế hệ mới – #aquashutter với độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu khác nhau về chống thấm, đặc biệt là chống thấm bể nước.