Skip to main content

Thẻ: bang dinh giay

6 điều thú vị về giấy washi truyền thống Nhật Bản

Washi Paper Texture. bang dinh giayGiấy Washi là một trong các sản phẩm nghệ thuật nền móng của Nhật Bản và thường bị bỏ quên. Trong suốt lịch sử tồn tại 1300 năm giấy Washi là xương sống của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau của người Nhật Bản. Thực sự, giấy washi đã in dấu ấn sâu đậm trọng văn hóa Nhật Bản, có những thành phố được xây dựng nhờ nghề làm giấy washi. Trong thuật ngữ chính, giấy washi đơn giản là giấy truyền thống Nhật Bản, wa nghĩa là Nhật Bản và shi nghĩa là giấy. Từ lịch sử mang tính triết chung, qua nhiều cách thức sử dụng giấy, đến những tụ điểm du lịch chính của Nhật Bản, có nhiều thứ thú vị để học và có nhiều thứ để nói về nghệ thuật mang đầy tính lịch sử và vẫn rất hiện đại này. Sau đây chúng tôi trình bày mọi thứ liên quan đến giấy washi. Chuẩn bị tinh thần nhé vào bởi vì nó là một thế giới cực kì phong phú.

|Giấy Washi là gì?

Mặc dù, ngày nay giấy washi là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật, nhưng nguồn gốc của nghề làm giấy washi bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào khoảng năm 610 trước CN, kĩ thuật làm giấy thủ công được du nhập vào Nhật Bản do các nhà sư Đạo Phật. Họ dùng giấy để chép kinh. Ngoài ra dấu mốc quốc tế của nghề giấy washi được ghi trong cuốn Nihon Shoki, một trong những cuốn sách cổ nhất của lịch sử Nhật Bản (được viết năm 720), nói rằng nghề làm giấy thủ công được mang tới Nhật Bản thông qua nhà sư người Hàn Quốc tên là Donho, đồng thời ông cũng giới thiệu kĩ thuật làm mực cùng thời gian này. Trải qua lịch sử, nước Nhật đã tiếp nhận phương pháp làm giấy này và cải tiến nó, bổ sung những nguyên liệu dạng sợi vào quy trình sản xuất giấy như là kozo (dâu) và sợi gampi để gia cường giấy, làm gia tăng tuổi thọ và công dụng của nó. Bởi vì quy trình làm giấy Nhật Bản phụ thuộc vào các nguyên liệu tự nhiên, việc sản xuất giấy washi, như các hoạt động nông nghiệp khác, là công việc theo mùa vụ. Mùa đông được coi là mùa làm giấy tốt nhất vì thời tiết mùa đông quá lạnh đối với người nông dân đi làm ngoài đồng. Các nhà sản xuất giấy washi cũng có khả năng tận dụng băng tuyết mùa đông. Họ làm tan băng lấy nước nhằm đảm bảo nguyên liệu nước dùng không có lẫn tạp chất và không làm phải màu giấy. Phong cách làm giấy thủ công vẫn là một cách làm chính cho đến thời kì Minh Trị (1868-1912) khi Nhật Bản trải qua một giai đoạn Âu hóa. Với ảnh hưởng của phương Tây, một kĩ thuật làm giấy được biết đến là giấy yoshi, là loại giấy được làm bằng máy và có thể sản xuất hàng loạt. Từ thời kì này washi bắt đầu lui lại một bước, với vai trò là từ sử dụng hàng ngày sang những mục đích mang tính nghệ thuật và truyền thống nhiều hơn.

|Giấy Washi được làm ra như thế nào?

Thời gian lý tưởng nhất trong năm để làm giấy washi là chính giữa mùa Đông, khi nước đóng băng tự nhiên và không có tạp chất, và mùa đông có các nguyên liệu tự nhiên và mới nhất để làm giấy. Các phương pháp và nguyên liệu làm giấy có thể thay đổi phụ thuộc vào loại giấy washi bạn định làm. Bởi vì ở mỗi vùng khác nhau của Nhật, mỗi vùng lại có một kĩ thuật khác nhau một chút. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ nói về những kĩ thuật chung nhất. Thu hái nguyên liệu: Đầu tiên bạn cần các nguyên liệu để làm giấy. Hầu hết giấy washi sử dụng kozo, và mitsumata, hai loại cây bụi được trồng đại trà, và gambi là một loại cây mọc dại. Thường thì chúng được thu hái trong suốt các tháng lạnh nhất của mùa Đông là tháng 12 và tháng 1. Hấp, tước và tuyển chọn: Để lấy phần nguyên liệu bạn cần, đầu tiên cần phải hấp chúng lên. Khi cành cây đã mềm và tước được, bóc lấy vỏ và phơi khô. Vỏ khô sau đó được luộc lên và loại bỏ những tạp chất. Sau đó dạng hỗn hợp tiền washi này sẽ được đập bằng tay để làm mềm sợi trước khi nó trở thành giấy. Dát mỏng: Đây có lẽ là công đoạn quan trọng nhất của quá trình làm giấy washi. Lúc này khi hỗn hợp bột giấy bắt đầu ra hình, mặc dù vẫn còn ở dạng lỏng. Từ đây, bột giấy được trải ra một tấm thảm, tấm thảm được lắc để giúp sợi bện vào nhau. Khi đạt được kích thước và độ dày lý tưởng, nước sẽ được rút khỏi hỗn hợp. Bước cuối cùng: Sau khi được để khô qua đêm, các tấm giấy đã sẵn sàng được mang đi sẽ được trải qua các bước tạo thẩm mĩ trước khi đạt đến hình dáng của giấy washi cuối cùng của nó. Các tấm giấy được ép để loại bỏ nước dư, rồi sẽ được tách ra, chải để loại bỏ các sợi thô và hoàn tất quá trình phơi khô dưới nắng mặt trời. Các tấm giấy khổ lớn, giấy washi được cắt ra.

|Dùng giấy washi để làm gì?

Trước đây, giấy washi được dùng cho tất cả các mục đích của giấy công nghiệp hiện nay. Rõ ràng là sản phẩm thủ công washi đắt hơn so với giấy thường rất nhiều, vì vậy ngày nay nó bị bỏ qua trong nhiều lĩnh vực ứng dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mục đích mà chẳng loại giấy nào có thể thay thế được washi đẹp đẽ. Công tác in ấn và viết: Nhờ độ dày của nó, sợi có khả năng thấm hút tốt, washi là một chất liệu giấy lý tưởng cho tranh in, quang khắc, in dập nổi, chạm nổi, và thời điểm đương đại hơn là in kĩ thuật số. Các loại thiệp, thiếp mời cưới là không gì sánh được khi được in trên giấy washi của Nhật. Nghệ thuật: Rất nhiều loại hình nghệ thuật của Nhật dựa vào giấy washi. Nếu bạn đọc tạp chí “Chỉ dẫn in Nihonga” là ví dụ, bạn sẽ nhận thấy việc dùng giấy washi hơn vải hay giấy hiện đại là một trong các yếu tố định hình phong cách Nhật Bản điển hình. Chất liệu đặc biệt của washi là giấy dùng cho ngành sumi-e (in mực) khi nó cho phép mực chảy và thấm mực nước. Với một số nghệ sĩ, như Tetsuya Nagata, giấy washi tự thân nó là nghệ thuật tạo thành những tác phẩm điêu khắc giấy ép washi tuyệt đẹp này. Đóng sách: Nhật Bản là một quốc gia yêu văn học, vì vậy thực sự không ngạc nhiên khi washi và việc in ấn đi cùng nhau. Thay vì làm giấy bên trong, washi được dùng nhiều hơn cho bìa giấy do độ bền và tính linh hoạt. Origami: Với chất liệu cứng cáp và dễ dát mỏng, giấy washi là chất liệu hợp với nghệ thuật gấp giấy. Nó duy trì hình dạng tốt hơn nhiều so với các loại giấy origami mỏng hơn. Và tất nhiên, vẻ ngoài độc đáo của giấy washi mang đến vẻ đẹp cho đồ vật sau khi hoàn thành. Thiết kế nội thất: Vì chất liệu thú vị và tự nhiên với phẩm chất độc đáo, giấy washi tôn lên vẻ đẹp của các ánh sáng mờ, washi từ lâu đã được coi là vật liệu lý tưởng để thiết kế đèn bàn, cửa trong nhà, và gần đây làm cửa chớp và màn che. Cảm giác về tự nhiên, hữu cơ thu hút thị giác hơn là những loại giấy sản xuất hàng loạt khô khan và các loại nguyên liệu nhân tạo khác.

|Có thể tham quan nơi làm giấy washi ở đâu?

Rất nhiều nhà sản xuất giấy washi trên khắp đất nước Nhật Bản, vì vậy bạn sẽ không có khả năng đến thăm hết các xưởng này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học nhiều hơn về việc làm giấy, đừng bỏ lỡ cơ hội tới thăm các nơi sau: Washi no Sato (tiếng Anh có nghĩa là ngôi làng làm giấy washi) ở quận Chichibu, tây bắc Saitama, có thể đi trong ngày từ Tokyo đến đây. Vùng này sản xuất hosokawashi, một loại giấy washi được ghi nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của UNESCO. Ở đây du khách có thể đi lang thang quanh thành phố, chứng kiến việc sản xuất giấy washi và có thể chọn một mua một ít giấy mang về. Làng Echizen Washi là một trung tâm sản xuất washi quan trọng khác thuộc tỉnh Fukui Prefecture, phía bắc Kyoto. Ngôi làng đã sản xuất giấy từ khi giấy được giới thiệu vào Nhật từ hơn 1300 năm trước đây. Có một số nhà máy sản xuất giấy rải rác trong vùng, nhưng một nơi bạn không thể bỏ lỡ là Giấy Udatu và bảo tàng thủ công. Để có thêm thông tin về các tour và nơi đến, hãy tìm kiếm thông tin trên trang web của Làng Giấy Washi Echizen. Cuối cùng, để có cái nhìn khác về sản xuất giấy washi được địa phương hóa, hãy thăm Thành Phố Mino ở quận Gifu, vì đây là một trong các cộng đồng sản xuất thủ công cuối cùng vẫn duy phương pháp truyền thống cổ xưa của nghề làm giấy. Điều làm cho thành phố này độc đáo ở chỗ kiến trúc cổ độc đáo mà bạn sẽ tìm thấy ở Mino-machi, trung tâm thành phố.  Thậm chí nếu bạn chỉ có chút ít hứng thú về nghệ thuật và lịch sử Nhật Bản, bạn cũng có thể dễ dàng đi vào cuối tuần lang thang khắp các đường phố và thăm các ngôi nhà và kho cổ được bảo tồn kĩ lưỡng, rất nhiều trong các nơi đó có bán sản phẩm, công cụ và các loại đồ dùng làm từ giấy washi.

|Mua giấy washi ở đâu?

Tại tạp chí Japan Objects, chúng tôi đã liệt kê danh sách một số cửa hàng tốt nhất mà bạn có thể tìm mua giấy Washi ở Tokyo, tuy nhiên bên ngoài thủ đô cũng có rất nhiều cửa hàng và cả bán qua mạng, bạn không nên bỏ lỡ nếu bạn thực sự có ý muốn tìm kiếm washi. Nếu bạn ở Kyoto, bạn nhớ tới cửa hàng Kamiji Kakimoto, nằm tại trung tâm thành phố. Cửa hàng này được coi là nhà của một trong những cửa hàng giấy washi tốt nhất ở Nhật Bản. Tại đây, bạn sẽ thoải mái lựa chọn các sản phẩm nghệ thuật thủ công làm từ giấy washi. Địa chỉ: 54 Tokiwagi-cho, Teramachi-dori, Nijo agaru, Nakagyo-ku, Kyoto Nếu bạn ở bên ngoài Nhật Bản, một trong những nơi rất tuyệt vời là lên mạng. Cửa hàng The Awagami Factory, đã trải qua 6 đời làm nghề. Cửa hàng có rất nhiều loại giấy washi và các loại giấy chuyên biệt khác gồm giấy dâu sản xuất bằng máy, một số là giấy mực in, phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay (như giấy mời, trang trí etc). Bạn có thể đặt hàng trực tuyến từ Nhật hoặc kiểm tra danh sách các nhà phân phối của họ khắp thế giới. Một trang bán hàng trực truyến khác là Washi Arts, bán rất nhiều loại giấy. Rất nhiều trong số đó được ship trong nội địa Mỹ với cước 5 đô hoặc các nơi khác trên thế giới với giá ship cao hơn một chút.

|Tìm hiểu thêm về giấy washi ở đâu?

Nếu bạn vẫn mong muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, cách dùng và các dạng giấy washi độc đáo, dưới đây là một số danh sách bảo tàng giấy washi hay nhất ở Nhật. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị. Bảo tàng Ino-cho Paper: Ở quận Kochi, bảo tàng này có đầy đủ lịch sử về giấy Tosa, một dạng giấy phổ biến hơn 1000 năm trước. Hiện nay có khoảng 300 loại giấy Washi Tosa khác nhau và rất nhiều trong số đó bạn có thể tìm thấy ở đây. Bảo tàng Mino- Washi: Bảo tàng Mino-Washi ở thành phố Mino. Ngoài ý nghĩa lịch sử của giấy washi, ở đây các bạn có thể tìm thấy các tác phẩm trưng bày đương đại và tương lai làm bằng giấy washi, cũng như chiều sâu về thông tin về sản xuất giấy washi. Bảo tàng Giấy: Đây là bảo tàng giấy lớn nhất Tokyo, và một nơi đáng xem nếu bạn có thời gian rảnh rỗi trong thành phố. Bên cạnh những gian hàng được trưng bày khéo léo và ấn tượng, bảo tàng này cũng thường xuyên tổ chức các buổi thực hành làm giấy. Các lớp học được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần, nhưng bạn cũng có thể vào website của bảo tàng để có thêm chi tiết. Xem thêm: | Băng dính giấy masking tape No 7288 làm từ giấy washi

|Ứng dụng giấy washi trong công nghiệp và dân dụng

Trong lĩnh vực tiêu dùng và xây dựng công nghiệp, giấy washi đã được tập toàn Nitto Denko, với lịch sử hơn 100 năm tuổi sử dụng làm băng dính giấy che phủ bề mặt masking tape. Băng dính giấy do Nitto sản với các tính năng vượt trội như:
  • Mỏng, mềm, dẻo và dai: rất dễ dán, xét bằng tay và bóc, có thể bám dính rất tốt với mọi bề mặt vật liệu gồ ghề, góc cạnh
  • Không để lại keo
  • Có thể chịu nhiệt độ đến 150 oC trong vòng 30 phút
  • Là sản phẩm lý tưởng cho che phủ, bảo vệ bề mặt khi thi công sơn bả, keo trám xây dựng và trang trí nội thất
  • Giúp tăng thời gian thi công sơn bả và keo trám, cho đường keo và mép sơn sắc nét, thẩm mỹ cao
Sưu tầm và tổng hợp bởi  VTS team

Bí quyết lựa chọn đúng loại băng dính giấy phù hợp

Băng dính giấy masking tape NO 7288 cho mep son nhu yĐể lựa chọn đúng loại băng dính giấy khi thi công sơn và keo trám, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
  • Nhiệt độ thi công là bao nhiêu độ?
  • Thời gian dán băng dính đến khi gỡ là bao lâu?
  • Có yêu cầu cao về mép sơn hoàn thiện không?
Băng dính dùng cho thi công sơn và keo trám có các tên gọi khác nhau như băng dính giấy, băng dính che phủ bề mặt, băng dính sơn, băng dính bảo vệ bề mặt, là vật tư quan trọng dùng để bảo vệ bề mặt, che bề mặt không cần sơn phủ hay trám keo trong thời gian thi công sơn hoặc keo trám. Băng dính giấy che phủ bề mặt, như chính tên gọi của nó, có chức năng bảo vệ bề mặt trong quá trình sơn, hàn, thi công keo trám vv và giúp tạo ra mép sơn, mép keo thẳng, sắc nét, đạt yêu cầu về thẩm mỹ, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoàn thiện trong thi công sơn và trám keo. Hầu hết các loại băng dính giấy đều được thi công bằng tay nên yêu cầu đối với băng dính là phải mỏng, dẻo, dai, dễ xé và dễ thi công, có khả năng bám dính với các bề mặt gồ ghề, các góc cạnh khác nhau, và không được để lại keo trên bề mặt sau khi gỡ, không làm bong bật sơn. Đối với yêu cầu sơn cao cấp hơn thì còn phải có khả năng chịu nhiệt. Xem thêm: https://vinats.com/mua-bang-dinh-che-son-tot-chinh-hang-o-dau-nitto-no-7288/ Với kinh nghiệm hơn 100 năm nghiên cứu và phát triển các dòng băng dính cho xây dựng, tập đoàn Nitto Denko, Nhật Bản là nhà sản xuất hàng đầu về băng dính giấy che phủ bề mặt Masking tape No.7288 với các tính năng: mỏng dẻo dai, dễ thi công, bám dính tốt với nhiều loại bề mặt gồ ghề, góc cạnh, không để lại keo trên bề mặt, chịu được nhiệt độ lên đến 150 độ trong 30 phút, là sản phẩm lý tưởng cho thi công sơn tường, sơn ô tô, thi công keo trám xây dựng. Xem thêm chi tiết sản phẩm tại đây.

Dán băng dính giấy như 1 chuyên gia với 4 bước đơn giản.

Dán băng dính giấy (tiếng anh gọi là masking tape) là khâu rất quan trọng trong thi công sơn và keo trám để bảo đảm có mép sơn sắc nét và thẩm mỹ đồng thời tiết kiệm thời gian vì nó giúp bạn làm đúng ngay từ lần đầu. Dưới đây là 4 bước đơn giản.
1/4. Vệ sinh bề mặt

1/4. Vệ sinh bề mặt

Bề mặt dán băng dính giấy phải sạch, khô và không dính bụi bẩn để băng có thể bám tốt.
2/4. Dán băng dính che phủ bề mặt

2/4. Dán băng dính che phủ bề mặt

Dán băng lên bề mặt cần che phủ bảo vệ, ấn nhẹ tay theo chiều đi băng. Không kéo giãn băng, tránh để băng bị nhấc lên hoặc bị rách.
3/4. Miết băng dính

3/4. Miết băng dính

Miết để bảo đảm băng dính bám đều lên toàn bộ bề mặt cần che phủ bảo vệ bằng dao hoặc miếng nhựa có cạnh nhẵn.
4/4. Chờ cho băng dính khô

4/4. Chờ cho băng dính khô

Chờ khoảng 5-10 phút trước khi thi công sơn hoặc keo trám.
Xem thêm cách chọn loại băng dính phù hợp tại đây.

Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng dính che phủ bề mặt masking tape

Xem thêm: Băng dính giấy masking tape No.7288
Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng dính che phủ bề mặt masking tape trong thi công sơn và keo trám sealant

Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng dính che phủ bề mặt masking tape trong thi công sơn và keo trám sealant

Tóm tắt

Tóm tắt

Thi công sơn và keo trám xây dựng là 2 hoạt động quan trọng trong công tác hoàn thiện xây dựng, có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoàn thiện chung của các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Băng dính che phủ bề mặt masking tape có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện sơn và keo trám và thẩm mỹ của công trình. Trong bài viết này, VTS team sẽ tóm lược những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị bề mặt và cách lựa chọn, sử dụng băng dính che phủ bề mặt trong công tác sơn và thi công keo trám xây dựng.
Những điểm cần lưu ý

Những điểm cần lưu ý

Có nhiều yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà sản xuất/nhà phân phối keo trám và băng dính masking tape như:
  • Tình trạng bề mặt và độ đồng nhất của bề mặt vào thời điểm thi công sơn, keo trám và thời điểm gỡ băng dính che phủ bề mặt.
  • Điều kiện môi trường khi thi công và gỡ băng dính (nhất là nhiệt độ)
  • Chất lượng, loại băng dính và điều kiện bảo quản.
  • Băng dính có được kiểm tra và xác nhận phù hợp với mục đích và ứng dụng không, chẳng hạn như có thể chịu được nhiệt độ cao không.

Vệ sinh bề mặt

  • Bảo đảm bề cần che phủ bằng băng dính phải sạch bụi, ẩm, dầu mỡ và các chất gây bẩn khác.
  • Nếu sử dụng chất tẩy rửa bề mặt, phải là chất không chứa dầu và luôn luôn sử dụng vải sạch không có các sợi bụi, lông nhỏ để vệ sinh.
  • Đảm bảo rằng bề mặt không bị hư hỏng, bong tróc có thể làm ảnh hưởng đến việc dán băng dính.
  • “Hãy chuẩn bị bề mặt tốt nhất có thể để có kết quả tốt nhất”

Các ứng dụng chính

  • Lựa chọn loại băng dính phù hợp với mục đích và điều kiện thi công (nhất là thi công trong và ngoài nhà).
  • Khi dán băng dính, hãy dán thành các đoạn ngắn, miết chặt tay. Điều này bảo đảm mép băng dính đi thẳng hàng, chính xác, cho mép sơn, mép keo sạch đẹp sau khi hoàn thiện. Không được xé băng dính trong khi đang dán.
  • Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như bàn miết bằng nhựa hoặc dao.
  • Với bề mặt còn hơi ẩm, việc dán băng dính có thể khó khăn hơn.
  • Trong trường hợp thi công trong thời gian dài, cần kiểm tra thường xuyên các đoạn nhỏ để xem keo có bám lên bề mặt không, đặc biệt là khi thi công ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài
Gỡ băng dính

Gỡ băng dính

Thời gian chờ để gỡ băng dính
  • Sau khi sơn hoặc thi công xong keo trám, hãy chờ để sơn/keo trám khô trước khi gỡ băng dính.
  • Thời gian chờ phụ thuộc vào thời gian khô sơn, khô keo – phải đảm bảo bề mặt sơn, keo đã khô và không dính tay.
  • Trong trường hợp sơn làm nhiều lớp, chờ đến khi hoàn thiện lớp sơn cuối cùng đã khô và không dính tay.

Nhiệt độ thi công

  • Gỡ băng dính khi nhiệt độ trong khoảng +15oC to +40oC
  • Gỡ băng dính ở nhiệt độ cao hơn dải nhiệt độ nêu trên có thể làm keo bám lên bề mặt. Khi gỡ băng dính ở nhiệt độ thấp có thể khiến băng bị rách (đối với các loại băng dính có chất lượng thấp).
  • Bảo đảm nhiệt độ bề mặt dán băng dính trên 10oC khi gỡ băng để giảm rủi ro bị rách băng dính hoặc băng dính để lại keo trên bề mặt.

Gỡ băng dính ở các góc

Gỡ băng dính theo góc 45 độ và hướng vào trong (ra mép ngoài của sơn, keo trám) để tránh để lại keo trên bề mặt và để bảo đảm đường sơn, đường keo trám sạch đẹp. Nếu bị bám keo, hãy gỡ băng dính theo góc 90 độ, nếu băng dính làm bong sơn khi gỡ, hãy gỡ băng dính kết hợp với dùng đầu mũi dao sơn.

Gỡ băng dính với tốc độ chậm và đều

Băng dính phải được gỡ với tốc độ chậm và đều, không được làm băng bị vặn xoắn, làm rách băng. Trường hợp sơn, keo đè lên băng dính nhiều có thể làm cho băng dính bị rách khi gỡ. Nên hạn chế để quá nhiều sơn, keo lên bề mặt băng dính. Nếu băng dính tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng (tia UV), các loại băng dính thông thường chất lượng thấp có thể để lại keo trên bề mặt. Lưu ý lựa chọn đúng loại băng dính gốc acrylic cao cấp để hạn chế vấn đề trên. Điểm lưu ý quan trọng là phải gỡ băng dính sau khi sơn đã khô chạm tay và khi keo trám chưa đóng rắn hoàn toàn

Bảo quản băng dính

  • Băng dính phải được bảo quản nguyên thùng của nhà sản xuất ở nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Nên bảo quản ở nhiệt độ không quá 30oC.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
  • Bảo đảm mép băng không bị hỏng hoặc bị bẩn để tránh bị rách băng khi thi công hoặc khi gỡ.
  • Thời gian lưu kho thường là 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Loại bỏ keo dính

  • Nếu có keo để lại trên bề mặt sau khi gỡ băng dính, hãy dùng xà bông và nước ẩm để loại bỏ keo còn dư.
  • Có thể dùng máy sấy tóc để loại bỏ keo (nhất là đối với các loại băng dính gốc cao su).
  • Loại bỏ phần keo còn dính lại trên bề mặt sau khi gỡ băng hoặc dùng băng dính khác để dán phủ lên sau đó gõ để loại bỏ phần keo thừa.
  • Khi sử dụng nước lau kính, cần phải thử trên diện tích nhỏ trước để xem có phù hợp hoặc gây ra tác dụng phụ nào không.
  • Sử dụng khăn sạch để vệ sinh và loại bỏ keo dư bám trên bề mặt.
By VTS team.

  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội