Skip to main content

Thẻ: xử lý nứt

4 dạng nứt tường thường gặp và cách xử lý nứt tường

| 4 dạng nứt tường thường gặp và cách xử lý nứt tường

.Nguyên nhân và cách xử lý

Nứt ngang tường, tách lớp giữa dầm bê tông và tường gạch
Nứt tường ngang, tách lớp giữa dầm bê tông và tường gạch
Nứt dọc tường, dọc khe nối 2 tấm tường
Nứt dọc tường, dọc khe nối 2 tấm tường
Nứt quanh lanh tô cửa
Nứt quanh lanh tô cửa | cách xử lý nứt tường
Nứt dọc, ngang khe nối tấm cemboard
Nứt dọc, ngang khe nối tấm cemboard
Nứt dọc, ngang khe nối tấm cemboard
Nứt dọc, ngang khe nối tấm cemboard
nut doc giua tuong va cot be tong
Nứt cổ trần | nứt tách lớp dầm, cột bê tông và tường xây | cách xử lý nứt tường

| Nguyên nhân gây nứt tường thường gặp 

Hầu hết các trường hợp tường bị nứt là do co ngót vật liệu gây tách lớp (giữa 2 vật liệu khác nhau: bê tông – gạch, thép – gạch), dọc khe nối giữa 2 tấm tường (ALC, Acotec, Cemboard, EPS vv). Keo, vữa trám khe nối có độ đàn hồi và bám dính thấp. Khi có biến thiên nhiệt độ, độ ẩm, vật liệu giãn nở hoặc co lại, gây nứt tại các vị trí mối nối giữa các cấu kiện. Một nguyên nhân nữa, thường xảy ra với tấm cemboard là hệ khung đỡ không đủ vững, rung chấn lớn và thi công không để hoặc để khe nối nhỏ, khi có biến nhiên nhiệt độ, độ ẩm, tấm cemboard giãn nở, gây phồng rộp, nứt dọc khe nối tấm.  

| Cách xử lý nứt tường

Để xử lý triệt để vấn đề nứt nêu trên, cần chọn vật liệu xử lý có khả năng bám dính, đàn hồi cao, đồng thời cho phép chà nhám và sơn phủ dễ dàng.

| Xem thêm thông tin, tín năng bộ kit xử lý nứt RF134 do Blue Label Group, Thái Lan sản xuất tại ĐÂY

| Quy trình xử lý nứt tường

Hotline tư vấn giải pháp xử lý nứt và chống thấm: 038.224.1661 

Tổng kho / showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, HN

Cách xử lý nứt tường nhà hiệu quả với Bộ Kit RF134

Hiện trạng nứt tường

z3217376291615 9f5153511cd7d55177592b52798ef421 z3217376286866 2af6ef234a34915c903420f256aa64cb z3217376284243 73af00cde0af74500cd831a85bf907ea z3217376291615 9f5153511cd7d55177592b52798ef421

Nguyên nhân và cách xử lý nứt tường nhà

Nguyên nhân do lún nền đất. Kết cấu bị chuyển vị, gây nứt.

Hiện tượng nứt do lún thường xảy ra trong 12-18 tháng đầu tiên sau khi xây dựng công trình và lún sẽ giảm dần và tắt. 

Cách xử lý nứt tường

Lựa chọn vật liệu xử lý nứt. 

Vật liệu xử lý nứt phải có tính đàn hồi để có thể co giãn theo chuyển vị của công trình, bám dính tốt với nhiều bề mặt vật liệu xây dựng như gạch, bê tông, kim loại, gỗ vv, và cho phép chà nhám để sơn phủ hoàn thiện thẩm mỹ.

tìm hiểu thêm về Bộ Kit Xử lý Nứt RF134

Cách xử lý nứt tường

Hotline tư vấn giải pháp: 038.224.1661

Bộ Kit xử lý nứt RF134 – giải pháp xử lý nứt cải tiến do Tập đoàn Blue Lable, Thái Lan phát triển. 

Phân phối bởi Công ty Vina Trade Synergy. 
Tổng kho/Showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, HN

Continue reading

Cách xử lý nứt tách lớp cột bê tông và tường | RF134 Crack Repair Kit

Cách xử lý nứt tách lớp cột bê tông và tường | RF134 Crack Repair Kit

Hiện trạng | Nứt tách lớp giữa cột bê tông và tường gạch

Hiện trạng | Nứt tách lớp giữa cột bê tông và tường gạch

Nứt tách lớp giữa cột bê tông và tường gạch.

Hiện trạng | Nứt tách lớp giữa cột bê tông và tường gạch

Hiện trạng | Nứt tách lớp giữa cột bê tông và tường gạch

Nứt tách lớp giữa dầm và cột bê tông và tường gạch.

Cách xử lý | Mài mép

Cách xử lý | Mài mép

Dùng máy mài tay, mài sâu 6mm, vát mép ~20mm mỗi bên.

RF134 Xử Lý Nứt Liên Kết Vát Mép

RF134 Xử Lý Nứt Liên Kết Vát Mép

Mép khe nứt sau khi mài. Sâu 6mm, vát mép ~20mm mỗi bên.

Cách xử lý | Quét lót RF143

Cách xử lý | Quét lót RF143

Quét lót RF143 để loại bỏ bụi mịn, tăng bám dính cho keo. Chờ khô 20 phút.

Cách xử lý | Trộn và trám keo RF134

Cách xử lý | Trộn và trám keo RF134

Trộn đều keo 2 thành phần RF134, điền đầy vào khe nứt sau đó miết phẳng mặt

Cách xử lý | Trám keo RF134

Cách xử lý | Trám keo RF134

Bề mặt sau khi trám keo RF134

Cách xử lý | Chà nhám và bả dẻo

Cách xử lý | Chà nhám và bả dẻo

Sau khi chờ khô 24 giờ, dùng giấy giáp chà nhám. Sau đó bả 1-2 lớp bả dẻo RF155.

Xem thêm quy trình thi công chi tiết dưới đây

Tìm hiệu Bộ Kit Xử lý Nứt RF134

8 nguyên nhân gây nứt công trình và giải pháp xử lý nứt RF134

Vì sao xảy ra nứt công trình?

vì sao công trình bị nứt
nứt công trình

Nứt công trình là hiện tuợng phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn sức bền của nó. Ứng suất gây ra bởi các ngoại lực như tĩnh tải, hoạt tải, gió hoặc chấn động địa chất hoặc lún nền móng hoặc bởi nội lực do co giãn nhiệt, thay đổi độ ẩm, phản ứng hóa học vv.

8 nguyên nhân chính gây nứt công trình

Thay đổi độ ẩm

Cấu trúc của hầu hết vật liệu xây dựng có các lỗ rỗng siêu nhỏ. Vật liệu giãn nở khi hấp thụ hơi nuớc và co ngót khi mất nuớc, khi khô. Co ngót vật liệu gây ra ứng suất kéo, nếu không duợc giải phóng, sẽ gây ra nứt.

 

Thay đổi nhiệt độ

Như là một hiện tuợng khoa học phổ biến, tất cả các vật liệu giãn nở khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt dộ giảm. Biên độ co giãn phụ thuộc vào cấu trúc phân tử và tính chất của vật liệu.

Khi một cấu kiện bị hạn chế chuyển vị trong một kết cấu, nội ứng suất sinh ra và gây nứt do tác dụng của ứng suất kéo hoặc ứng suất xé.

 

Biến dạng đàn hồi

Các cấu kiện chịu lực của công trình như tuờng, cột, dầm và bản sàn thường được làm từ các vật liệu như vữa, bê tông, thép vv, bị biến dạng đàn hồi do tác dụng của tải trọng theo dịnh luật Hook. Biên độ biến dạng phụ thuộc vào modul đàn hồi của vật liệu, quy mô tải trọng và kích thuớc cấu kiện. Biến dạng này gây nứt ở một số vị trí.

 

Biến dạng dàn hồi gây ra nứt trong truờng hợp:

  • Tường chịu lực không đều, các vị trí chịu ứng suất khác nhau, gây ra ứng suất cắt quá mức và sinh ra nứt;
  • Khi dầm hoặc bản sàn có nhịp dài bị uốn quá mức và không được chống đỡ, 2 đầu dầm, bản sàn sẽ cong nguợc, gây nứt ở phần tuờng xây
  • Khi 2 vật liệu có dặc tính dàn hồi khác nhau lớn duợc xây dựng tiếp giáp với nhau, duới tác dụng của tải trọng, ứng suất cắt tập trung tại vị trí tiếp giáp giữa 2 vật liệu và gây nứt.

 

Từ biến

Từ biến là hiện tuợng biến dạng theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi.

 

Phản ứng hóa học

Một số phản ứng hóa học trong vật liệu xây dựng làm tăng thể tích vật liệu, gây ra nội ứng suất, dẫn đến nứt. Hiện tuợng phổ biến là sulphate trong các sản phẩm bê tông, các bon hóa trong vật liệu xi măng, gây ăn mòn cốt thép.

 

Lún nền móng

Nứt do ứng suất cắt xảy ra khi nền móng lún không đều, có thể do áp suất chịu tải không đều giữa các vị trí công trình hoặc do áp suất chịu tải của nền đất vuợt quá giới hạn chịu tải an toàn của nền đất.

Nứt do lún nền móng ở góc công trình thuờng phát triển theo đường chéo mở rộng ở phần đỉnh sau đó nhỏ dần.

 

Dễ cây phát triển

Dễ cây mọc sát nền móng công trình làm giãn nở ở phần móng và gây nứt.

Đâu là giải pháp xử lý nứt công trình triệt để?

Bộ kit xử lý nứt công trình chuyên dụng RF134

| Ứng dụng

  • Xử lý các vết nứt nhà chung cư, nhà công nghiệp
  • Trám khe nối, mối nối đàn hồi, khe co giãn, chống thấm cổ ống, chống thấm và xử lý nứt
  • Trám khe co giãn tấm tường bê tông đúc sẵn: Tấm accotec, ALC, GRC, Cemboard, EPS.

Xem thêm nguyên nhân xử lý nứt tại đây

| Cấu thành bộ sản phẩm:

(1). RF 143 – sơn lót : Loại bỏ bụi mịn và tăng cường bám dính giữa keo trám RF-134 và bề mặt vật liệu

(2). RF-143 – Keo trám cải tiến cường độ và độ đàn hồi cao, không bị co ngót, chống và ngăn phát triển nứt tại mối nối tấm tường bê tông. Thi công lên lớp sơn lót RF-143.

(3.1) RF-102 – vữa bả dẻo chống nứt dùng trong nhà. Dùng để bả và tạo phẳng lên lớp keo trám RF-134.

(3.2.) RF-155 – vữa bả dẻo Extra Force. Vữa xi măng bổ sung cốt sợi đàn hồi chống nứt, dùng ngoài trời

Xử lý nứt | Các dạng nứt thường gặp và cách xử lý

Các dạng nứt thường gặp và cách xử lý nứt
Xử lý nứt | nứt cổ trần, nứt do tách lớp, nứt do co ngót vật liệu

Nứt công trình là hiện tượng phổ biến và các kỹ sư thường là người được yêu cầu tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý nứt. Để thực hiện xử lý nứt một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ các nguyên nhân gây ra nứt. Để điều tra các nguyên nhân gây nứt, cần phải quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, chiều sâu, đặc tính của vết nứt, và thu thập thông tin về quá trình thi công, thời gian thi công và lịch sử công trình. Kỹ sư cũng cần tìm hiểu thời điểm bắt đầu xuất hiện vết nứt và xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng.

“Mục đích chính của việc xử lý nứt là phục hồi lại tính thẩm mỹ, giảm rủi ro nứt gây ảnh hưởng đến công trình và bảo đảm tuổi thọ cho công trình và sự an toàn. Trước khi xử lý nứt, cần xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng. Nứt do chuyển vị nhiệt thường sẽ vẫn xảy ra sau khi xử lý bằng vữa thông thường, nên cần phải xử lý bằng vật liệu trám đàn hồi.”

Nứt tường gạch do lún móng, nếu có nguy cơ tiếp tục nứt, cần phải xử lý bằng cách thay thế gạch nứt.

| Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định nguyên nhân gây nứt

  1. Thời điểm bắt đầu xuất hiện nứt
  2. Chiều rộng, chiều sâu vết nứt
  3. Điểm đầu, điểm cuối, vị trí
  4. Kiểu nứt: ngang, dọc, chéo, trong nhà, ngoài nhà, ở vị trí trong tường, tiếp giáp tường-dầm/cột
  5. Nứt trên mặt hay sâu vào tường

Nứt công trình thường xảy ra ở phần tường, trên các cấu kiện bê tông cốt thép, tường gạch, tường trát vữa, sàn, lối đi, sàn mái, tấm tường vv. Điểm cần lưu ý là cần tập trung vào việc ngăn ngừa nứt ngay từ đầu vì trong nhiều trường hợp, rất khó để có phương án xử lý nứt hoàn toàn.

Bài viết này sẽ trình bày tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong xử lý nứt, liệt kê các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý nứt.

Tài liệu tham khảo

  • Thông số kỹ thuật bộ kit xử lý nứt RF134
  • Handbook on causes and prevention of cracks in buildings
  • Thực tế các dự án triển khai tại Thái Lan và Việt nam

Các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý

Nứt dọc giữa tường và cột bê tông

Nứt dọc giữa tường và cột bê tông

Nứt do giãn nở gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm và tách lớp giữa 2 vật liệu khác nhau có độ bám dính và đàn hồi thấp.

xem cách xử lý


Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Các vết nứt này là do giãn nở nhiệt (và cả giãn nở do độ ẩm) của tường gạch, và khi không bố trí đủ khe co giãn. Tường cánh bị xoay do tác động của 2 mảng tường dài 2 bên, tạo ra các vết nứt dọc. Nếu tường cánh dài trên 600mm (3 viên gạch) thì bảo đảm chuyển vị và vết nữt sẽ không bị lộ

xem cách xử lý


Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Do co ngót tấm BTCT mái, hoặc dầm trên khi đóng rắn và do co nhiệt, tạo ra lực kéo vào ở trên tường từ 2 hướng. Do nằm gần góc, tường không thể võng do 2 mảng tường giao vuông góc với nhau, khiến tường bị uốn. Nét đứt thể hiện tường ngoài trước khi bị võng, nét liền thể hiện tường ngoài sau khi bị võng.

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nguyên nhân: Do lực xé dọc gây ra bởi lực căng khác nhau giữa phần tường có tải trọng nhẹ bên dưới ô cửa (B) và phần tường còn lại có tải trọng nặng hơn (A) và (C).

Nứt dọc quanh cầu thang

Nứt dọc quanh cầu thang

Do co ngót và chuyển vị nhiệt trong tòa nhà xảy ra quanh khu vực ô cầu thang tại vị trí tường yếu và sàn

xem cách xử lý


Nứt cổ trần | ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Nứt cổ trần | ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Các vết nứt này là do dầm bê tông bị võng và 2 đầu dầm bị đẩy ngược, kết hợp với chuyển vị ngang của dầm do co ngót. Nứt xuất hiện một vài tháng sau khi thi công và thường rất rõ nếu nhịp lớn. Các vết nứt thường tập trung ở tầng trên cùng do tải trọng tác dụng lên tường theo phương dọc ít, theo đó, đầu dầm bị đẩy ngược lên do không bị khống chế nhiều. Biện pháp để ngăn ngừa dạng nứt này là tạo rãnh trên lớp vữa trát tại vị trí tiếp giáp giữa dầm và tường hoặc sử dụng vật liệu đàn hồi, lưới gia cố.

xem cách xử lý


Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Khi dầm bị võng, 2 đầu dầm bị đẩy ngược ở 2 đầu. Ở các tầng bên dưới, 2 đầu dầm không bị đẩy ngược do tải trọng của tầng trên đè lên. Do đó, hiện tượng nứt này chỉ xảy ra ở tầng trên cùng. Có thể ngăn ngừa dạng nứt này bằng cách gia cố phần góc.

Nứt chéo tại góc tòa nhà

Nứt to ở phần góc sau đó nhỏ dần và kéo dài xuống phía dưới. Các vết nứt này là do đất nền móng bị co ngót khi khô. Khi công trình được xây dựng trên nền đất sét co ngót và có hệ móng nông. Phần góc thường co ngót nhiều hơn nên gây ra nứt. Trong một số trường hợp do có cây cạnh công trình, quá trình cây hút nước trong đất cũng gây co ngót và nứt. Biện pháp ngăn ngừa nứt này thường là đắp bờ đất khoảng rộng 2m và sâu 0.5m quanh công trình, phần mái dốc có thể cán 1 lớp bê tông 10cm.

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Do đất bị nén dưới tác dụng của tải trọng của phần xây mới. Có thể xử lý các vết nứt này bằng cách trám vữa sau khi nứt dừng phát triển hoặc tạo rãnh dọc tại vị trí khe nối. Nếu không yêu cầu thẩm mỹ cao thì có thể xử lý bằng cách rạch dọc khe nứt hình V và trám keo MS sealant, xem thêm tại đây

xem cách xử lý


Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt xuất hiện sau khi thi công 1 vài tháng do sự chênh lệch về lực căng giữa cột bê tông và tường xây dưới tác dụng của biến dạng đàn hồi, co ngót và rão cột bê tông. Các vết nứt này thường nhỏ và có thể xử lý khi sửa chữa lớp hoàn thiện. Có thể rạch mở rộng vết nứt và trám bằng keo trám.

xem cách xử lý


Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần, dưới dầm

Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần, dưới dầm

Nứt do chuyển vị tương đối giữa cột bê tông và tường, cột bê tông chuyển vị do giãn nở và co nhiệt do hệ mái che không có lớp bảo vệ, bảo ôn. Xử lý bằng cách bảo ôn, bảo vệ cho mái che, bổ sung rãnh chống nứt giữa tường và bản sàn, dầm.

xem cách xử lý


Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Nứt bắt đầu từ đầu lanh tô kéo dài lên tường xây. Các vết nứt này là do lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chỗ bị co ngót. Có thể xử lý bằng cách sử dụng bê tông co ngót ít và độ sụt thấp. Nứt thường ít xảy ra với lanh tô đúc sẵn.

xem cách xử lý


Nứt giữa tường ngăn và các kết cấu chịu lực

Nứt giữa tường ngăn và các kết cấu chịu lực

a. Tường ngăn nằm trên bản sàn hoặc dầm bê tông cốt thép – nứt tường ngăn dạng này thường được xử lý bằng cách xử lý khe nối giữa dầm bê tông và tường, mở rộng và trám bằng keo xử lý nứt đàn hồi, hoặc bố trí khe co giãn rộng khoảng 10mm tiếp giáp với dầm bê tông. b. Tường ngăn nằm trên khối bê tông (bê tông đặc hoặc nhẹ) hoặc gạch – các vết nứt thường chạy dọc và và xuất hiện tại vị trí khe nối với tường chịu lực và đối với tường ngăn dài. Nếu tường ngăn cao, các vết nứt ngang xuất hiện tại phần giữa. Các vết nứt này là do co ngót khi tường khô và do sử dụng vữa nhiều xi măng. Các xử lý là rạch mở rộng và trám bằng vữa nghèo. Nếu tường xây tiếp giáp với dầm hoặc sàn, cần bố trí khe co giãn.

xem cách xử lý


Nứt tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Nứt tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Tường bằng tấm panel trong các kết cấu khung bê tông cốt thép – các vết nứt ngang trên tường làm bằng tấm panel của kết cấu khung bê tông cốt thép thường xảy ra khi khe nối giữa tường và dầm của hệ khung quá nhỏ. Các vết nứt này thường xuất hiện 1 vài năm sau khi thi công và kèm theo hiện tượng tường bị uốn cong. Ảnh hưởng do nứt càng tăng khi mật độ dầm cột cao. Các vết nứt này là do các lực nén trên tường do các cột bê tông co lại dưới tác dụng của biến dạng đàn hồi, co ngót và rão vật liệu. Nứt càng nghiêm trọng khi sử dụng gạch ngay sau khi lấy ra khỏi lò nung do tác động của co giãn 2 chiều của gạch. Để xử lý các vết nứt này, cần giải phóng lực nén trong tấm tường bằng cách mở khe co giãn giữa đỉnh tường và đáy dầm, và trám bằng keo trám khe đàn hồi.

xem cách xử lý


Nứt dọc khe nối tấm tường  | ALC Panel

Nứt dọc khe nối tấm tường | ALC Panel

Do lớp vữa kết nối tấm-tấm ALC không có độ đàn hồi. Khi hệ tường chuyển vị, gây ra ứng suất và nứt dọc khe nối tấm-tấm.

Nứt dọc khe nối tấm tường | tấm Acotec

Nứt dọc khe nối tấm tường | tấm Acotec

Do vật liệu trám khe nối tấm acotec bị tách lớp, mất bám dính.

Nứt Tường Ngoài Giữa 2 Nhà Liền Kề

Nứt Tường Ngoài Giữa 2 Nhà Liền Kề

Hai khối nhà, khối xây cũ và mới có biên độ lún và chuyển vị khác nhau. Vật liệu trám khe nối có độ đàn hồi thấp, khi có ứng suất không được giải phóng, gây nứt. Về lâu dài sẽ gây mất thẩm mỹ và thấm.

Nứt Quanh Lanh Tô Cửa | Tường ngoài

Nứt Quanh Lanh Tô Cửa | Tường ngoài

Nứt do lực kéo của dầm, lanh tô tác động lên tường do co ngót khi đóng rắn và do co nhiệt. Lực kéo này khiến cho tường bị uốn và gây nứt tại vị trí xung yếu (tại phần lanh tô cửa). Hiện tượng nứt này thường xảy ra đối với cửa đi và/hoặc cửa sổ có nhịp lớn. Có thể ngăn ngừa dạng nứt này bằng cách bố trí khe trượt tại vị trí đỡ dầm khi thi công mới.

Nứt Bề Mặt Lớp Keo PU

Nứt Bề Mặt Lớp Keo PU

Nứt ở lớp vữa bả hoàn thiện trên lớp keo PU. Nguyên nhân là do sử dụng keo PU để trám khe nứt, sau đó sơn bả. Lớp keo PU có chứa dầu, sẽ gây loang ố và tách lớp với lớp bả.

Bạn đang gặp phải vấn đề về nứt tường công trình mà chưa có giải pháp xử lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 038.224.1661 để được trợ giúp. VTS tự hào là đơn vị tiên phong giải pháp xử lý nứt cải tiến tại Việt Nam do Tập đoàn Blue Lable, Thái Lan nghiên cứu và phát triển. 

Trân trọng,

VTS team

Cách xử lý chống nứt cho khe nối tấm tường acotec

| Về hệ tấm tường acotec

he tuong ngan acotec 1
Hệ tường ngăn acotec tại dự án tại Hà Nội

Hệ tấm tường acotec được sử dụng để ngăn phòng, ngăn chia căn hộ trong tòa nhà, không chịu lực mà chỉ chịu tải trọng bản thân và hệ giá kệ gắn tường.

| Thực trạng
Keo trám khe nối tấm tường và vách bê tông bị hỏng, tách lớp, ố màu
Keo trám khe nối tấm tường và vách bê tông bị hỏng, tách lớp, ố màu
Bên cạnh các ưu điểm như khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt, cách âm, cách nhiệt và chống cháy cao, tốc độ thi công nhanh, tiết kiệm nhân công và vật tư hoàn thiện, cho bề mặt hoàn thiện đẹp mà không cần trát, vật liệu thân thiện môi trường, thì một trong những vấn đề lớn nhất của hệ tường acotec là nứt nhỏ dọc theo các khe nối tấm tường, đặc biệt là khe nối giữa 2 vật liệu khác nhau: giữa tấm và tường gạch, tấm và tường bê tông hoăc giữa tấm và hệ cột bê tông do 2 vật liệu khác nhau có hệ số co giãn nhiệt, chuyển vị khác nhau. Nếu khe nối này không được xử lý bằng keo trám có độ đàn hồi và bám tính tốt, cùng với hệ bả, sơn đàn hồi thì nguy cơ nứt là rất cao, có thể xảy ra ngay khi công trình bước vào giai đoạn sơn bả hoàn thiện.
Nứt dọc khe nối tấm tường acotec và tường gạch, bê tông
Nứt dọc khe nối tấm tường acotec và tường gạch, bê tông
Nguyên nhân chính của hiện tượng nứt dọc khe nối giữa tấm tường acotec với tường gạch, cột bê tông là do sử dụng keo trám khe không phù hợp. Keo trám khe có độ bám dính và độ cứng thấp, keo và hệ bả dẻo không tạo thành 1 hệ đồng nhất, độ bám dính thấp, khả năng đàn hồi, chịu rung chấn và chuyển vị thấp, keo có tuổi thọ thấp, dễ bị mủn sau thời gian ngắn vận hành. | Giải pháp mới, cải tiến với 4 bước đơn giản giúp loại bỏ rủi ro nứt dọc khe nối tấm tường acotec. Bước 1/4: Chuẩn bị bề mặt
Vát mép tấm tường acotec trước khi lót và trám keo 2 thành phần
Vát mép tấm tường acotec trước khi lót và trám keo 2 thành phần
Dùng rao trổ, máy mài tay để mài vát 2 mép của khe nối tấm tường acotec.
Mép khe nối tấm tường acotec sau khi được vát
Mép khe nối tấm tường acotec sau khi được vát
Mép khe nối tấm tường acotec sau khi được mài vát Bước 2/4: Sơn lót RF143 Mục đích của sơn lót là để loại bỏ bụi mịn, tăng cường bám dính giữa keo và bề mặt vật liệu, giảm có ngót cho keo trám.
Quét sơn lót cho khe nối tấm tường acotec
Quét sơn lót cho khe nối tấm tường acotec
Bước 3/4: trộn và trám keo 2 thành phần FX55 (RF239)
trám khe nối tấm tường acotec bằng keo trám 2 thành phần FX33 (RF239)
trám khe nối tấm tường acotec bằng keo trám 2 thành phần FX33 (RF239)
Dùng bay và bàn bả, trám đầy keo vào khe nối tấm acotec, miết phẳng mặt.
Keo được trám đạt yêu cầu, phẳng mặt
Keo được trám đạt yêu cầu, phẳng mặt
Bề mặt trám keo đạt yêu cầu. Bước 4/4. Chờ khô 24 giờ, chà nhám và bả dẻo
Chà nhám trước khi bả dẻo
Chà nhám trước khi bả dẻo
Sau khi chờ 24 giờ và keo đã khô, tiến hành chà nhám và bả dẻo RF135
bả dẻo chống nứt cho khe nối tấm tường acotec
bả dẻo chống nứt cho khe nối tấm tường acotec
Bả 1 lớp bả <1mm lên lớp keo trám đã khô, mở rộng sang mỗi bên 2-3cm tính từ mép khe nối.
Khe nối tấm tường acotec sau khi trám keo và bả dẻo chống nứt
Khe nối tấm tường acotec sau khi trám keo và bả dẻo chống nứt
Chờ khô 15-20 tiếng, sau đó dùng giấy nhám #200 để chà nhám và sơn phủ hoàn thiện. Xem thêm quy trình thi công xử lý khe nối tấm tường acotec dưới đây.

Nguyên nhân và biện pháp chống và xử lý nứt công trình xây dựng

Nguyên nhân và biện pháp chống và xử lý nứt công trình xây dựng

Phần 1. Gii thiu
Biện pháp xử lý nứt hiệu quả
Biện pháp xử lý nứt hiệu quả
Nứt công trình là hiện tượng rất phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn độ bề của nó. Ứng suất trong cấu kiện gây ra bởi tác động của các ngoại lực như tải trọng tĩnh, tải trọng động, gió hoặc do chấn động, lún nền móng hoặc do chuyển vị nhiệt, thay đổi về độ ẩm, phản ứng hóa học vv. Nứt có thể được phân ra làm 2 nhóm chính là nứt kết cấu và nứt phi kết cấ Nứt kết cấu là các loại nứt do thiết kế sai, lỗi thi công hoặc do quá tải. Các dạng nứt này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình. Nứt dầm bê tông là một dạng nứt kết cấu, thường do nội ứng suất trong vật liệu xây dựng gây ra và thường không trực tiếp làm yếu kết cấu. Tuy nhiên, theo thời gian, do hơi nước ngấm qua các vết nứt, do tác động của thời tiết, làm ăn mòn cốt thép, đôi khi các vết nứt phi kết cấu cũng có thể gây mất an toàn cho kết cấu. Các vết nứt dọc trên hệ tường dài do co ngót vật liệu hoặc do co giãn nhiệt là ví dụ điển hình về nứt phi kết cấu. Nứt phi kết cấu thường không ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình nhưng lại gây mất thẩm mỹ hoặc tạo ấn tượng xấu về chất lượng công trình hoặc tạo ra cảm giác thiếu tính ổn đị Trong một số trường hợp, do hơi ẩm thấm qua các vết nứt, các vết nứt làm hỏng lớp hoàn thiện, làm tăng chi phí bảo trì. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vết nứt phi kết cấu này. Bài loại bài viết này sẽ trình bày các nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa và xử lý nứt phi kết cấu (không phải do kết cấu không đủ khả năng chịu tải, lỗi thi công, quá tải vv). Nội ứng suất trong các cấu kiện công trình dẫn đến các thay đổi về kích thước và bất cứ khi nào chuyn v b hn chế, khi đó s xy ra nt. Do sự thay đổi về kích thước gây ra bởi độ ẩm hoặc nhiệt độ, các cấu kiện công trình có xu hướng dịch chuyển khỏi vị trí đã được neo cứng. Đối với các kết cấu đối xứng, tim của kết cấu đóng vai trò là điểm cố định, chuyển vị diễn ra quanh tâm trụ Một tòa nhà có thể dễ dàng dịch chuyển theo phương dọc nhưng đối với phương ngang thì nền đất và móng tạo ra lực giữ, tác động lên chuyển vị của các cấu trúc bên trên. Vì vậy, nứt dọc tường xảy ra thường xuyên hơn do chuyển vị ngang. Các thay đổi về thể tích do phản ứng hóa học trong một cấu kiện dẫn đến hiện tượng giãn nở hoặc co ngót và gây ra nứt cấu kiện. Các nội ứng suất trong các cấu kiện công trình có thể ở dạng nén, kéo hoặc cắ Hầu hết các loại vật liệu xây dựng bị nứt như khối xây, vữa, bê tông vv, có độ bền kéo và xé thấp vì vậy ngay cả các lực có biên độ nhỏ cũng có thể gây ra nứt khi chúng tạo ra lực căng hoặc lực xé trong một cấu kiện. Có thể phân biệt giữa nứt do căng kéo và nứt do xé bằng cách kiểm tra kỹ tính năng cơ lý của chúng.  
Hình 1. Nứt tường do căng kéo
Hình 1. Nứt tường do căng kéo
  Các vết nứt có chiều rộng khác nhau, từ nứt nhỏ bằng sợi tóc (0.01mm) đến các vết nứt rộng 5mm hoặc hơn. Vết nứt thường được phân loại thành nứt nhỏ (dưới 1mm), nứt trung bình (1-2mm) và nứt lớn (trên 2mm). Nứt có thể có chiều rộng đều hoặc có 1 đầu nhỏ và dần mở rộng sang đầu còn lạ Các vết nứt có thể ở dạng thẳng, zig zag, nứt đa hướng hoặc nứt ngẫu nhiên, nưt dọc, ngang hoặc nứt chéo. Các vết nứt có thể chỉ xuất hiện trên bề mặt hoặc có thể mở rộng xuống hết lớp 1 vật liệu. Các vết nứt nhỏ trên bề mặt còn gọi là nứt rạn chân chim, cần phải quan sát kỹ để xác định dạng nứt và có phương án xử lý phù hợp. Tùy thuộc vào một số đặc tính của vật liệu xây dựng, các vết nứt do co ngót có thể rộng hơn nhưng cách xa nhau hoặc cũng có thể ở gần nhau hơn. Thông thường, các vết nứt nhỏ, dù có gần nhau nhưng lại gây ít ảnh hưởng đến kết cấu và không làm mất thẩm mỹ như là các vết nứt lớn, dù các vết nứt lớn lại ít hơn về số lượ Các kết cấu công trình hiện đại thường khá cao và mảnh, có các bức tường ngăn mỏng được thiết kế để chịu các ứng suất cao hơn và được thi công nhanh. Vì vậy các kết cấu này thường dễ bị nứt hơn so với các kết cấu thấp, có tường dày, ít bị ứng suất và được thi công chậm hơn.  
Nứt tường do tác động của lực và uốn
Nứt tường do tác động của lực và uốn
Ngoài ra, hơi nước có thể dễ dàng ngấm vào bên trong và làm ảnh hưởng đến phần hoàn thiện bên trong công trình có tường mỏng. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nứt có vai trò rất quan trọng trong xu thế xây dựng hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra nứt trong các công trình gồm có.
  1. Thay đổi về độ ẩm
  2. Thay đổi về nhiệt độ
  3. Biến dạng đàn hồi
  4. Vật liệu bị rão (biến dạng)
  5. Phản ứng hóa học
  6. Chuyển vị nền móng và lún nền đất, và
  7. Do hệ thực vật
Nứt tường do bị xé
Nứt tường do bị xé
Để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu nứt xảy ra, cần phải hiểu đúng các nguyên nhân gốc gây ra nứt và có kiến thức về đặc tính của một số vật liệu xây dựng. Loạt bài viết này sẽ trình bày một số nguyên nhân gây nứt và một số ví dụ điển hình về nứt và một số đề suất biện pháp ngăn ngừa và xử lý nứt. Một số hướng dẫn cách xác định nguyên nhân gây nứt và biện pháp xử lý nứt phù hợp. 1.9. Bài viết này được lược dịch và tổng hợp từ cuốn Sổ tay Xác định nguyên nhân và các phòng ngừa và xử lý nứt công trình của Bộ Tiêu chuẩn Ấn Độ (được soạn thảo dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo như ACI manual of concrete practice 1976, American Concrete Institute, Cracking in Buildings, British Research Establishment Digest-75, Control of cracking in concrete structures. Report of ACI committee 224 ACI Journal 1972, IS:3414-1968 Design and installation of joints in buildings. Indian Standards Institution. Xem tiếp Phần 2. Chuyển động của hơi nước

  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội