Skip to main content

Tác giả: admin

Chống ăn mòn kim loại | Chống ăn mòn bu lông trong các liên kết kim loại

Trong môi trường hóa chất hoặc muối biển khắc nghiệt, các hệ liên kết bằng bu lông thường bị ăn mòn đầu tiên. Trong bày viết này, chúng tôi sẽ trình bày cơ chế gây ra sự xuống cấp nhanh chóng của hệ bu lông và cách bảo vệ các liên kết đường ống, móng cột bằng bu lông khỏi ăn mòn, tăng tuổi thọ cho lớp sơn phủ và các cấu kiện kim loại. Tuổi thọ của hệ liên kết kim loại phức tạp có thể bị ảnh hưởng bởi chính những chi tiết rất nhỏ và ít được quan tâm nhất. Bu lông và đai ốc ( ecu) dùng để liên kết các cấu kiện kim loại thường là nơi diễn ra ăn mòn đầu tiên, và cũng là nơi ăn mòn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hầu hết bu lông sử dụng trong các hệ liên kết kim loại nhà máy, viễn thông hay dầu khí đều được làm từ thép carbon. Nhiều chiếc bu lông bị ăn mòn chỉ sau 6 tháng vận hành, một khoảng thời gian rất ngắn so với tuổi thọ thiết kế cả cả hệ liên kết.

Cơ chế ăn mòn bu lông: Vì sao bu lông lại dễ dàng bị ăn mòn?

Nhìn kỹ vào hệ liên kết thép bằng bu lông chúng ta có thể nhận thấy các cấu kiện lớn được lắp đặt và cố định bằng những con bu lông và đai ốc khá nhỏ. Các liên kết này thường áp dụng cho các hệ thống đường ống dẫn khí, dẫn chất lỏng, máy móc, và các kết cấu khác trong mọi lĩnh vực từ nhà máy công nghiệp, cột viễn thông, điện lực vv. Ăn mòn diễn ra phổ biến và mạnh nhất ở chính các mối nối, liên kết bu lông này. Sự khác nhau về điện thế ăn mòn, kích thước, vật liệu, bong tróc lớp sơn phủ trong quá trình lắp đặt và các khe hở giữa các cấu kiện là những yếu tố tác động ảnh hưởng đến ăn mòn bu lông nhưng trên thực tế lại thường không được quan tâm chú ý. Ăn mòn mặt bích là không tránh khỏi khi lớp sơn phủ bị hư hỏng. Tuy nhiên, điển hình nhất là ăn mòn bu lông. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến ăn mòn:
  1. Kích thước tương đối
  2. Điện thế ăn mòn
Bu lông được làm từ thép hợp kim thấp có điện thế ăn mòn khoảng 0.85. Mặt bích được làm từ thép hợp kim cao có điện thế ăn mòn khoảng 0.5 – có sự chênh lệch lớn về điện thế ăn mòn 0.35, quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, bu lông và đai ốc có kích thước nhỏ so với kết cấu mà chúng liên kết, càng làm tăng tác động ăn mòn. Trong một số môi trường, các bu lông này bị ăn mòn mạnh chỉ vài tuần sau khi lắp đặt. Chúng bị ăn mòn giống nguyên lý vật hy sinh.

Hư hỏng bu lông và ăn mòn khe

Quá trình lắp đặt có thể làm hỏng lớp sơn phủ, dẫn đến ăn mòn. Xem thêm hình 1. Các nhà sản xuất đã tiến hành các thí nghiệm phun muối trong phòng lab để dự báo về tuổi thọ của lớp bảo vệ. Ví dụ, nếu lớp bảo vệ chịu được 1.000 giờ trong điều kiện thí nghiệm khắc nghiệt của phòng Lab thì tuổi thọ dự kiến của lớp bảo vệ này sẽ là 10 năm trong điều kiện thường. Ăn mòn khe dưới các đai ốc, đầu bu lông và bong tróc lớp sơn phủ ở các rãnh ren gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hệ liên kết bu lông. Trên thực tế, các gioăng đệm thường dễ bị ăn mòn hơn các cấu kiện khác trong hệ liên kết bu lông là vì chúng có kích thước nhỏ nhất, bị kẹp trong khe nối giữa các cấu kiện, chịu lực xiết từ cả 2 phía và thường ít được xử ly và chế tạo cận thận trong quá trình sản xuất.

Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này?

  1. Loại bỏ tâm lý trì hoãn – Ăn mòn các cấu kiện kim loại là do tâm lý trì hoãn trong công việc khai thác và vận hành. Tâm lý trì hoãn đến ngày mai cho các công việc lẽ ra phải hoàn thành ngày hôm nay.
  2. Vệ sinh, sơn phủ, bảo dưỡng định kỳ, và
  3. Phương pháp tối ưu, hiệu quả và triệt để nhất là bọc bảo vệ bằng 1 hệ ức chế ăn mòn.
Xem thêm: Bộ sản phẩm ức chế ăn mòn kim loại Nitohullmac XG Series

Hệ bọc ức chế ăn mòn Nitohullmac XG Series

Hệ bọc ức chế ăn mòn Nitohullmac XG Series (Hệ bọc XG Nitto) là công nghệ kiểm soát ăn mòn toàn diện cho hệ liết kết bu lông dựa trên cơ chế ức chế ăn mòn. Hệ bọc XG Nitto loại bỏ các yếu tố gây ăn mòn như oxy và nước thông qua hệ bọc kín bằng băng cuốn và lớp sơn phủ kháng tia UV. Hệ bọc này còn có lớp mỡ lót ức chế ăn mòn duy trì chức năng ức chế ăn mòn theo suốt vòng đời của cấu kiện kim loại cần bảo vệ.
Telecom tower base. Nitto XG 1
Móng cột ăn ten viễn thông được bảo vệ bằng Nitohullmac XG
Từ bên trong lớp mỡ lót ức chế ăn mòn có tác dụng trung hòa các tác nhân gây ăn mòn, ức chế và chặn đứng ăn mòn đã tồn tại từ trước. Băng cuốn mềm dẻo và dai kết hợp lớp sơn phủ kháng tia UV tạo thành hệ bọc kín chống thấm và chống xâm nhập của các tác nhân gây ăn mòn như nước mưa, oxy, hơi muối biển, hóa chất vv (loải bỏ lớp màng điện ly gây ăn mòn), có khả năng chịu các tác động khắc nghiệt của thời tiết biển, rung chấn.

Hệ bọc kín XG Nitto ngăn ngừa phát triển ăn mòn mới và ngăn chặn ăn mòn đã tồn tại. Chỉ yêu cầu vệ sinh bề mặt sơ bộ, loại bỏ các gỉ sét, bụi bẩn trên bề mặt cấu kiện bằng chổi sắt và dụng cụ vệ sinh đơn giản.

Hình ảnh các ứng dụng thử nghiệm

Bọc cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten

Bọc cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi bóc lớp băng cuốn | Mỡ lót và sét trám còn nguyên như tình trạng ban đầu

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi bóc lớp băng cuốn | Mỡ lót và sét trám còn nguyên như tình trạng ban đầu

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau 2 năm vận hành | Vẫn kín khít, không bị thủng, không bị rách lão hóa dưới tác dụng của gió bão, nắng mưa và muối biển

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau 2 năm vận hành | Vẫn kín khít, không bị thủng, không bị rách lão hóa dưới tác dụng của gió bão, nắng mưa và muối biển

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi gỡ lớp bảo vệ | Còn nguyên như mới

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi gỡ lớp bảo vệ | Còn nguyên như mới

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi bóc lớp băng cuốn | Mỡ lót và sét trám còn nguyên như tình trạng ban đầu

Cáp và khóa cáp dây co cột ăng ten viễn thông sau khi bóc lớp băng cuốn | Mỡ lót và sét trám còn nguyên như tình trạng ban đầu

Hình ảnh khóa cáp sau khi bóc băng cuốn bảo vệ - sau 2 năm

Hình ảnh khóa cáp sau khi bóc băng cuốn bảo vệ - sau 2 năm

Hình ảnh trụ thép sau khi bóc băng cuốn bảo vệ - sau 1 năm | Mỡ lót vẫn bám dính tốt, còn giữ nguyên trạng thái ban đầu, phát duy tốt chức ăng trung hòa và ức chế ăn mòn

Hình ảnh trụ thép sau khi bóc băng cuốn bảo vệ - sau 1 năm | Mỡ lót vẫn bám dính tốt, còn giữ nguyên trạng thái ban đầu, phát duy tốt chức ăng trung hòa và ức chế ăn mòn

Hình ảnh so sánh phương pháp sơn phủ và bọc băng cuốn XG | ăn mòn tiếp tục phát triển dưới lớp sơn phủ (hình bên trái)

Hình ảnh so sánh phương pháp sơn phủ và bọc băng cuốn XG | ăn mòn tiếp tục phát triển dưới lớp sơn phủ (hình bên trái)

Đường ống dẫn dầu tại đảo Kiwo, Nhật Bản

Đường ống dẫn dầu tại đảo Kiwo, Nhật Bản

Đường ống dẫn dầu tại Fukui, Japan

Đường ống dẫn dầu tại Fukui, Japan

Nhận xét chung:
  • Lớp băng cuốn và sơn bên ngoài: vẫn còn kín, không bị lão hóa, không bị thủng, không bị rách, không bị thấm nước
  • Lớp sét trám, mỡ lót bên trong vẫn duy trì trạng thái ẩm và chức năng ức chế ăn mòn. Sét trám không thay đổi độ chảy.
  • Bề mặt kim loại trở trạng thái như mới, không còn dấu hiệu gỉ sét, không còn bị ăn mòn

Một số thí nghiệm đã thực hiện đối với bộ sản phẩm

TN phun muoi
Hình ảnh mẫu thử sau khi phun muối 2000 giờ trong phòng Lab ở Nhật Bản
H1. Bề mặt sau 2000 giờ phun muối trong trong phòng Lab
Bề mặt lớp sơn phủ và băng cuốn vẫn còn nguyên, ở trạng thái dẻo cứng, không bị chảy sệ, không bị thủng, không bị rách. Còn nguyên chức năng chống thấm, chống xâm nhập của các tác nhân gây ăn mòn như oxy, nước, bụi bẩn và các chất gây ăn mòn khác.  
H2. Sau khi bóc lớp băng cuốn
Mỡ lót ức chế ăn mòn vẫn bám dính tốt trên mề mặt ống thử kim loại, vẫn ở trạng thái ẩm ướt và chức năng ức chế ăn mòn.
H3. Sau khi bỏ lớp mỡ lót
Phần mẫu kim loại được bảo vệ bằng hệ băng cuốn Nitohullmac XG không bị ăn mòn, bề mặt kim loại được bảo vệ còn nguyên như mới.
Các tiêu chuẩn kiểm tra và kết quả
Tên tiêu chuẩn Nội dung Kết quả Ghi chú
ISO21809-3:2016 Cường độ bám dính, chảy sệ của mỡ lót, độ cứng lớp băng cuốn Vượt chuẩn XG series No.59 Series
AWWA Độ giãn dài, bền kéo, xuyên cone, chảy sệ Vượt chuẩn XG series  
JIS Z 2371 (tương tương ISO9227, ASTM B 117) Phun muối 2000 giờ Vượt chuẩn XG series No.59 Series
ISO3582 chống cháy đến 2 giờ Vượt chuẩn
Phương pháp sơn phủ hay bôi mỡ bò truyền thống cho các hệ liên kết bu lông bị ăn mòn đòi hỏi nhiều thao tác, tháo dỡ, vệ sinh, bảo trì, thay thế NHƯNG vẫn không giải quyết triệt để tình trạng ăn mòn, tốn nhân công kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tiềm ẩn rủi ro an toàn, an ninh. Giải pháp chống ăn mòn hiệu quả dài hạn có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ các cấu kiện kim loại, giảm rủi ro an toàn về người và thiết bị.
  • Các kết quả thí nghiệm và ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản và một số công trình tại Việt Nam ban đầu cho thấy bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG là giải pháp chống ăn mòn toàn diện, bền vững cho bu lông liên kết và ăn mòn khe trong công nghiệp, viễn thông.
  • XG Nitto giúp kiểm soát ăn mòn cho cả các cấu kiện đã bị ăn mòn và các cấu kiện lắp mới với tuổi thọ lên đến 15 năm mà không cần bảo trì.
  • XG Nitto là giải pháp chống ăn mòn lý tưởng cho các cấu kiện ngoài trời của các công trình viễn thông, điện lực, dầu khí, môi trường công nghiệp tiếp xúc với hơi axit: bu lông móng cột, cột anten, hệ thống đường ống thường xuyên bị ăn mòn bởi axit, muối biển và điều kiện thời thiết khắc nghiệt, mặt bích, khủyu ống, van đường ống, khóa cáp, mani, tăng đơ trong công trình viễn thông.
  • Sản phẩm gốc hữu cơ không hại cho người dùng, môi trường và thiết bị.
Tổng hợp bởi VTS team Tài liệu tham khảo: Corrosionpedia

Keo trám khe đàn hồi| 10 tiêu chí kiểm tra chất lượng keo trám mối nối đàn hồi theo tiêu chuẩn ASTM C920

10 TIÊU CHÍ KIỂM TRA THEO TIÊU CHUẨN ASTM C 920 VỀ KEO TRÁM KHE ĐÀN HỒIASTM C 920 sealant

Xem thêm: Keo trám khe đàn hồi hiệu suất cao

ASTM C-920 là tiêu chuẩn kỹ thuật về keo trám khe đàn hồi một thành phần hoặc nhiều thành phần. Các yêu cầu về kiểm tra gồm:

1. C 510 Test Method for Staining and Color Change of Single- or Multi-component Joint Sealants (phương pháp kiểm tra ố màu và thay đổi màu sắc keo trám)  

2. C 639 Test Method for Rheological (Flow) Properties of Elastomeric Sealants (Phương pháp kiểm tra độ chảy của keo trám đàn hồi)  

3. C 661 Test Method for Indentation Hardness of Elastomeric-Type Sealants by Means of a Durometer (phương pháp kiểm tra độ cứng của keo trám đàn hồi – máy đo độ cứng)

4. C 679 Test Method for Tack-Free Time of Elastomeric Sealants (phương pháp kiểm tra thời gian se mặt của keo trám đàn hồi)

5.C 719 Test Method for Adhesion and Cohesion of Elastomeric Joint Sealants Under Cyclic Movement (Hockman Cycle) (phương pháp kiểm tra độ bám dính và cố kết của keo trám đàn hồi)

6. C 793 Test Method for Effects of Accelerated Weathering on Elastomeric Joint Sealants (phương pháp kiểm tra tác động của thời tiết đến keo trám mối nối đàn hồi)

7. C 794 Test Method for Adhesion-in-Peel of Elastomeric Joint Sealants (phương pháp kiểm tra độ bám dính của keo trám mối nối đàn hồi”

8. C 1183 Test Method for Extrusion Rate of Elastomeric Sealants (phương pháp kiểm tra tốc độ đùn của keo trám đàn hồi)

9. C 1246 Test Method for Effects of Heat Aging on Weight Loss, Cracking and Chalking of Elastomeric Sealants After Cure (phương pháp kiểm tra tác động của lão hóa nhiệt đến việc giảm trọng lượng, nứt và hóa phấn của keo trám đàn hồi).  

10. C 1247 Test Method for Durability of Sealants Exposed to Constant Immersion in Liquids (phương pháp kiểm tra độ bền của keo trám khi ngâm thường xuyên trong các chất lỏng)

Các phương pháp kiểm tra trên đây được sử dụng để xác định các giá trị công bố theo tiêu chuẩn ASTM C920 về keo trám mối nối đàn hồi trong xây dựng.

Một số ký hiệu, viết tắt                                                                                                                                

S: single component – một thành phần

M: multiple component – nhiều thành phần

Class: cấp độ đàn hồi.

Class 50: khả năng đàn hồi 50%

Class 35: khả năng đàn hồi 35%

Class 25: khả năng đàn hồi 25%

Class 12.5: khả năng đàn hồi 12.5%

P: Pourable – có thể đổ

NS: Non sag – không bị chảy xệ, võng

T: Traffic – khu vực cho xe đi lại

NT: Non traffic – khu vực không có xe đi lại Khu vực ngập nước

M: Motar – Vữa xây

G: Glass – Kính

O: Other – Vật liệu khác

Tổng hợp  bởi Vina Trade Synergy Team

6 điều thú vị về giấy washi truyền thống Nhật Bản

Washi Paper Texture. bang dinh giayGiấy Washi là một trong các sản phẩm nghệ thuật nền móng của Nhật Bản và thường bị bỏ quên. Trong suốt lịch sử tồn tại 1300 năm giấy Washi là xương sống của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau của người Nhật Bản. Thực sự, giấy washi đã in dấu ấn sâu đậm trọng văn hóa Nhật Bản, có những thành phố được xây dựng nhờ nghề làm giấy washi. Trong thuật ngữ chính, giấy washi đơn giản là giấy truyền thống Nhật Bản, wa nghĩa là Nhật Bản và shi nghĩa là giấy. Từ lịch sử mang tính triết chung, qua nhiều cách thức sử dụng giấy, đến những tụ điểm du lịch chính của Nhật Bản, có nhiều thứ thú vị để học và có nhiều thứ để nói về nghệ thuật mang đầy tính lịch sử và vẫn rất hiện đại này. Sau đây chúng tôi trình bày mọi thứ liên quan đến giấy washi. Chuẩn bị tinh thần nhé vào bởi vì nó là một thế giới cực kì phong phú.

|Giấy Washi là gì?

Mặc dù, ngày nay giấy washi là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật, nhưng nguồn gốc của nghề làm giấy washi bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào khoảng năm 610 trước CN, kĩ thuật làm giấy thủ công được du nhập vào Nhật Bản do các nhà sư Đạo Phật. Họ dùng giấy để chép kinh. Ngoài ra dấu mốc quốc tế của nghề giấy washi được ghi trong cuốn Nihon Shoki, một trong những cuốn sách cổ nhất của lịch sử Nhật Bản (được viết năm 720), nói rằng nghề làm giấy thủ công được mang tới Nhật Bản thông qua nhà sư người Hàn Quốc tên là Donho, đồng thời ông cũng giới thiệu kĩ thuật làm mực cùng thời gian này. Trải qua lịch sử, nước Nhật đã tiếp nhận phương pháp làm giấy này và cải tiến nó, bổ sung những nguyên liệu dạng sợi vào quy trình sản xuất giấy như là kozo (dâu) và sợi gampi để gia cường giấy, làm gia tăng tuổi thọ và công dụng của nó. Bởi vì quy trình làm giấy Nhật Bản phụ thuộc vào các nguyên liệu tự nhiên, việc sản xuất giấy washi, như các hoạt động nông nghiệp khác, là công việc theo mùa vụ. Mùa đông được coi là mùa làm giấy tốt nhất vì thời tiết mùa đông quá lạnh đối với người nông dân đi làm ngoài đồng. Các nhà sản xuất giấy washi cũng có khả năng tận dụng băng tuyết mùa đông. Họ làm tan băng lấy nước nhằm đảm bảo nguyên liệu nước dùng không có lẫn tạp chất và không làm phải màu giấy. Phong cách làm giấy thủ công vẫn là một cách làm chính cho đến thời kì Minh Trị (1868-1912) khi Nhật Bản trải qua một giai đoạn Âu hóa. Với ảnh hưởng của phương Tây, một kĩ thuật làm giấy được biết đến là giấy yoshi, là loại giấy được làm bằng máy và có thể sản xuất hàng loạt. Từ thời kì này washi bắt đầu lui lại một bước, với vai trò là từ sử dụng hàng ngày sang những mục đích mang tính nghệ thuật và truyền thống nhiều hơn.

|Giấy Washi được làm ra như thế nào?

Thời gian lý tưởng nhất trong năm để làm giấy washi là chính giữa mùa Đông, khi nước đóng băng tự nhiên và không có tạp chất, và mùa đông có các nguyên liệu tự nhiên và mới nhất để làm giấy. Các phương pháp và nguyên liệu làm giấy có thể thay đổi phụ thuộc vào loại giấy washi bạn định làm. Bởi vì ở mỗi vùng khác nhau của Nhật, mỗi vùng lại có một kĩ thuật khác nhau một chút. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ nói về những kĩ thuật chung nhất. Thu hái nguyên liệu: Đầu tiên bạn cần các nguyên liệu để làm giấy. Hầu hết giấy washi sử dụng kozo, và mitsumata, hai loại cây bụi được trồng đại trà, và gambi là một loại cây mọc dại. Thường thì chúng được thu hái trong suốt các tháng lạnh nhất của mùa Đông là tháng 12 và tháng 1. Hấp, tước và tuyển chọn: Để lấy phần nguyên liệu bạn cần, đầu tiên cần phải hấp chúng lên. Khi cành cây đã mềm và tước được, bóc lấy vỏ và phơi khô. Vỏ khô sau đó được luộc lên và loại bỏ những tạp chất. Sau đó dạng hỗn hợp tiền washi này sẽ được đập bằng tay để làm mềm sợi trước khi nó trở thành giấy. Dát mỏng: Đây có lẽ là công đoạn quan trọng nhất của quá trình làm giấy washi. Lúc này khi hỗn hợp bột giấy bắt đầu ra hình, mặc dù vẫn còn ở dạng lỏng. Từ đây, bột giấy được trải ra một tấm thảm, tấm thảm được lắc để giúp sợi bện vào nhau. Khi đạt được kích thước và độ dày lý tưởng, nước sẽ được rút khỏi hỗn hợp. Bước cuối cùng: Sau khi được để khô qua đêm, các tấm giấy đã sẵn sàng được mang đi sẽ được trải qua các bước tạo thẩm mĩ trước khi đạt đến hình dáng của giấy washi cuối cùng của nó. Các tấm giấy được ép để loại bỏ nước dư, rồi sẽ được tách ra, chải để loại bỏ các sợi thô và hoàn tất quá trình phơi khô dưới nắng mặt trời. Các tấm giấy khổ lớn, giấy washi được cắt ra.

|Dùng giấy washi để làm gì?

Trước đây, giấy washi được dùng cho tất cả các mục đích của giấy công nghiệp hiện nay. Rõ ràng là sản phẩm thủ công washi đắt hơn so với giấy thường rất nhiều, vì vậy ngày nay nó bị bỏ qua trong nhiều lĩnh vực ứng dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mục đích mà chẳng loại giấy nào có thể thay thế được washi đẹp đẽ. Công tác in ấn và viết: Nhờ độ dày của nó, sợi có khả năng thấm hút tốt, washi là một chất liệu giấy lý tưởng cho tranh in, quang khắc, in dập nổi, chạm nổi, và thời điểm đương đại hơn là in kĩ thuật số. Các loại thiệp, thiếp mời cưới là không gì sánh được khi được in trên giấy washi của Nhật. Nghệ thuật: Rất nhiều loại hình nghệ thuật của Nhật dựa vào giấy washi. Nếu bạn đọc tạp chí “Chỉ dẫn in Nihonga” là ví dụ, bạn sẽ nhận thấy việc dùng giấy washi hơn vải hay giấy hiện đại là một trong các yếu tố định hình phong cách Nhật Bản điển hình. Chất liệu đặc biệt của washi là giấy dùng cho ngành sumi-e (in mực) khi nó cho phép mực chảy và thấm mực nước. Với một số nghệ sĩ, như Tetsuya Nagata, giấy washi tự thân nó là nghệ thuật tạo thành những tác phẩm điêu khắc giấy ép washi tuyệt đẹp này. Đóng sách: Nhật Bản là một quốc gia yêu văn học, vì vậy thực sự không ngạc nhiên khi washi và việc in ấn đi cùng nhau. Thay vì làm giấy bên trong, washi được dùng nhiều hơn cho bìa giấy do độ bền và tính linh hoạt. Origami: Với chất liệu cứng cáp và dễ dát mỏng, giấy washi là chất liệu hợp với nghệ thuật gấp giấy. Nó duy trì hình dạng tốt hơn nhiều so với các loại giấy origami mỏng hơn. Và tất nhiên, vẻ ngoài độc đáo của giấy washi mang đến vẻ đẹp cho đồ vật sau khi hoàn thành. Thiết kế nội thất: Vì chất liệu thú vị và tự nhiên với phẩm chất độc đáo, giấy washi tôn lên vẻ đẹp của các ánh sáng mờ, washi từ lâu đã được coi là vật liệu lý tưởng để thiết kế đèn bàn, cửa trong nhà, và gần đây làm cửa chớp và màn che. Cảm giác về tự nhiên, hữu cơ thu hút thị giác hơn là những loại giấy sản xuất hàng loạt khô khan và các loại nguyên liệu nhân tạo khác.

|Có thể tham quan nơi làm giấy washi ở đâu?

Rất nhiều nhà sản xuất giấy washi trên khắp đất nước Nhật Bản, vì vậy bạn sẽ không có khả năng đến thăm hết các xưởng này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học nhiều hơn về việc làm giấy, đừng bỏ lỡ cơ hội tới thăm các nơi sau: Washi no Sato (tiếng Anh có nghĩa là ngôi làng làm giấy washi) ở quận Chichibu, tây bắc Saitama, có thể đi trong ngày từ Tokyo đến đây. Vùng này sản xuất hosokawashi, một loại giấy washi được ghi nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của UNESCO. Ở đây du khách có thể đi lang thang quanh thành phố, chứng kiến việc sản xuất giấy washi và có thể chọn một mua một ít giấy mang về. Làng Echizen Washi là một trung tâm sản xuất washi quan trọng khác thuộc tỉnh Fukui Prefecture, phía bắc Kyoto. Ngôi làng đã sản xuất giấy từ khi giấy được giới thiệu vào Nhật từ hơn 1300 năm trước đây. Có một số nhà máy sản xuất giấy rải rác trong vùng, nhưng một nơi bạn không thể bỏ lỡ là Giấy Udatu và bảo tàng thủ công. Để có thêm thông tin về các tour và nơi đến, hãy tìm kiếm thông tin trên trang web của Làng Giấy Washi Echizen. Cuối cùng, để có cái nhìn khác về sản xuất giấy washi được địa phương hóa, hãy thăm Thành Phố Mino ở quận Gifu, vì đây là một trong các cộng đồng sản xuất thủ công cuối cùng vẫn duy phương pháp truyền thống cổ xưa của nghề làm giấy. Điều làm cho thành phố này độc đáo ở chỗ kiến trúc cổ độc đáo mà bạn sẽ tìm thấy ở Mino-machi, trung tâm thành phố.  Thậm chí nếu bạn chỉ có chút ít hứng thú về nghệ thuật và lịch sử Nhật Bản, bạn cũng có thể dễ dàng đi vào cuối tuần lang thang khắp các đường phố và thăm các ngôi nhà và kho cổ được bảo tồn kĩ lưỡng, rất nhiều trong các nơi đó có bán sản phẩm, công cụ và các loại đồ dùng làm từ giấy washi.

|Mua giấy washi ở đâu?

Tại tạp chí Japan Objects, chúng tôi đã liệt kê danh sách một số cửa hàng tốt nhất mà bạn có thể tìm mua giấy Washi ở Tokyo, tuy nhiên bên ngoài thủ đô cũng có rất nhiều cửa hàng và cả bán qua mạng, bạn không nên bỏ lỡ nếu bạn thực sự có ý muốn tìm kiếm washi. Nếu bạn ở Kyoto, bạn nhớ tới cửa hàng Kamiji Kakimoto, nằm tại trung tâm thành phố. Cửa hàng này được coi là nhà của một trong những cửa hàng giấy washi tốt nhất ở Nhật Bản. Tại đây, bạn sẽ thoải mái lựa chọn các sản phẩm nghệ thuật thủ công làm từ giấy washi. Địa chỉ: 54 Tokiwagi-cho, Teramachi-dori, Nijo agaru, Nakagyo-ku, Kyoto Nếu bạn ở bên ngoài Nhật Bản, một trong những nơi rất tuyệt vời là lên mạng. Cửa hàng The Awagami Factory, đã trải qua 6 đời làm nghề. Cửa hàng có rất nhiều loại giấy washi và các loại giấy chuyên biệt khác gồm giấy dâu sản xuất bằng máy, một số là giấy mực in, phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay (như giấy mời, trang trí etc). Bạn có thể đặt hàng trực tuyến từ Nhật hoặc kiểm tra danh sách các nhà phân phối của họ khắp thế giới. Một trang bán hàng trực truyến khác là Washi Arts, bán rất nhiều loại giấy. Rất nhiều trong số đó được ship trong nội địa Mỹ với cước 5 đô hoặc các nơi khác trên thế giới với giá ship cao hơn một chút.

|Tìm hiểu thêm về giấy washi ở đâu?

Nếu bạn vẫn mong muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, cách dùng và các dạng giấy washi độc đáo, dưới đây là một số danh sách bảo tàng giấy washi hay nhất ở Nhật. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị. Bảo tàng Ino-cho Paper: Ở quận Kochi, bảo tàng này có đầy đủ lịch sử về giấy Tosa, một dạng giấy phổ biến hơn 1000 năm trước. Hiện nay có khoảng 300 loại giấy Washi Tosa khác nhau và rất nhiều trong số đó bạn có thể tìm thấy ở đây. Bảo tàng Mino- Washi: Bảo tàng Mino-Washi ở thành phố Mino. Ngoài ý nghĩa lịch sử của giấy washi, ở đây các bạn có thể tìm thấy các tác phẩm trưng bày đương đại và tương lai làm bằng giấy washi, cũng như chiều sâu về thông tin về sản xuất giấy washi. Bảo tàng Giấy: Đây là bảo tàng giấy lớn nhất Tokyo, và một nơi đáng xem nếu bạn có thời gian rảnh rỗi trong thành phố. Bên cạnh những gian hàng được trưng bày khéo léo và ấn tượng, bảo tàng này cũng thường xuyên tổ chức các buổi thực hành làm giấy. Các lớp học được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần, nhưng bạn cũng có thể vào website của bảo tàng để có thêm chi tiết. Xem thêm: | Băng dính giấy masking tape No 7288 làm từ giấy washi

|Ứng dụng giấy washi trong công nghiệp và dân dụng

Trong lĩnh vực tiêu dùng và xây dựng công nghiệp, giấy washi đã được tập toàn Nitto Denko, với lịch sử hơn 100 năm tuổi sử dụng làm băng dính giấy che phủ bề mặt masking tape. Băng dính giấy do Nitto sản với các tính năng vượt trội như:
  • Mỏng, mềm, dẻo và dai: rất dễ dán, xét bằng tay và bóc, có thể bám dính rất tốt với mọi bề mặt vật liệu gồ ghề, góc cạnh
  • Không để lại keo
  • Có thể chịu nhiệt độ đến 150 oC trong vòng 30 phút
  • Là sản phẩm lý tưởng cho che phủ, bảo vệ bề mặt khi thi công sơn bả, keo trám xây dựng và trang trí nội thất
  • Giúp tăng thời gian thi công sơn bả và keo trám, cho đường keo và mép sơn sắc nét, thẩm mỹ cao
Sưu tầm và tổng hợp bởi  VTS team

Giãn nở nhiệt trong các công trình và mối nối co giãn

expansion joint. khe co gian va keo tram khe co gian
Mối nối co giãn nhiệt thermal movement joint on pavement
Xem thêm: Quy trình thi công | Keo trám mối nối | Vật tư phụ | Video mô phỏng khe co giãn

Vật liệu giãn nở hoặc co ngót khi có thay đổi nhiệt độ. Hầu hết vật liệu giãn nở khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt độ giảm. Khi ở trạng thái biến dạng tự do, bê tông sẽ giãn nở hoặc co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ. Kích thước của kết cấu bê tông dù là một chiếc cầu, tuyến đường cao tốc hay 1 tòa nhà thì cũng không kháng lại được tác động của nhiệt động. Hiện tượng co giãn theo biến thiên nhiệt độ diễn ra bất kể kết cấu đó có tiết diện ngang như thế nào.

Bê tông giãn nở ít khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt độ giảm. Nhiệt độ thay đổi có thể do các điều kiện môi trường hoặc do quá trình thủy hóa xi măng (quá trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó xi măng phản ứng với nước trong hỗn hợp bê tông để tạo ra chất kết dính calcium silicate hydrate và các hợp chất khác). Hệ số giãn nhiệt trung bình của bê tông vào khoảng 10 phần triệu/ 1 oC (10×10-6/C). Thực tế quan sát cũng cho thấy hệ số giãn nhiệt của bê tông trong khoảng 7 đến 12 phần triệu/1 oC. Điều này có nghĩa là với mỗi đoạn bê tông dài 30.5m, phần giãn nở thêm hoặc co lại là 1.7cm khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm xuống từ 38 oC. Co giãn bê tông có sự khác nhau chủ yếu do loại cốt liệu (sỏi, đá, đá granite vv), hàm lượng vật liệu kết dính, tỷ lệ nước và xi măng, dải nhiệt độ, độ ẩm tương đối trong môi trường. Trong các yếu tố này, loại cốt liệu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự co giãn của bê tông. Vấn đề nghiêm trọng xảy ra với các kết cấu lớn khi hơi nóng không được thoát ra. Co nhiệt trên bề mặt bê tông mà không có sự thay đổi tương ứng về nhiệt độ bên trong sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt và dẫn đến nứt. Các thay đổi nhiệt độ gây co ngót sẽ làm nứt các cấu kiện bê tông bị ngàm giữ bởi cấu kiện bên cạnh, bởi nội lực hoặc bởi nền đất. Ví dụ, khi nhiệt độ thay đổi, bê tông có xu hướng co lại nhưng không thể vì nó bị ngàm vào phần đáy. Điều này làm cho bê tông bị kéo (sinh ra ứng xuất) và nứt.
Vertical Contraction Joint
Contraction joint.
Mối nối co giãn, khe co giãn là cách kiểm soát nứt hiệu quả nhất. Nếu không bố trí các mối nối co giãn với mật độ phù hợp để chịu được co giãn khi có thay đổi nhiệt độ, bê tông sẽ bị nứt cùng với sự thay đổi nhiệt độ ở phía bị ngàm giữ. Mối nối kiểm soát nứt được bố trí cho đường dạo, sàn, và tường nhằm bảo đảm nứt chỉ diễn ra ở các mối nối này thay vì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các khe co giãn được bố trí ở các vị trí theo thiết kế cho các bản sàn hoặc tường để chống nứt do co nhiệt. Một trong những phương pháp thi công khe co giãn hiệu quả nhất là cắt 1 rãnh liên tục trên mặt sàn bằng máy cắt bê tông. Mối nối co giãn sau khi được cắt theo chiều rộng và chiều sâu thiết kế phải được trám bằng keo trám mối nối phù hợp nhằm bảo đảm khả năng đàn hồi, co giãn, độ kín nước, khả năng kháng thời tiết. Quy trình thi công keo trám mối nối khe co giãn xem tại đây.  

Đâu là kích thước tiêu chuẩn cho mối nối trám keo vành đai cửa?

keo tram moi noi vanh dai cua
Trám keo vành đai cửa
Xem thêm: Keo trám hiệu suất cao MS sealant Theo tiêu chuẩn BS 8213-4 ‘Cửa đi và cửa sổ – quy tắc kiểm tra và lắp đặt cửa đi và cửa sổ, hướng dẫn về việc lắp đặt cửa đi và cửa sổ của tổ chức NHBC Foundation, Anh Quốc, thiết kế lắp đặt cửa đi, cửa sổ phải bố trí mối nối trám keo giữa vành đai cửa đi và cửa sổ và tường để bảo đảm co giãn khi có biến thiên nhiệt độ. Chiều rộng mối nối trám keo tùy thuộc vào vật liệu làm khuôn cửa. Mối nối vành đai cửa phải được trám bằng keo trám (sealant) để bảo đảm kín khí và kín nước. Keo trám vành đai cửa có nhiều tên gọi khác nhau như keo trám khuôn cửa, keo trám khe cửa, keo trám khe đàn hồi, keo trám khung nhôm cửa kính, keo trám khung bao, keo trám khung bao cửa. Trong bài viết này, gọi chung là keo trám vành đai cửa. Theo BS 8213-4, chiều rộng mối nối vành đai cửa/cửa sổ của các loại vật liệu khác nhau như sau:
Vật liệu Chiều rộng mối nối keo trám vành đai cửa (mối nối giữa khuôn cửa và tường) tính theo mm áp dụng cho cửa
Kích thước cửa <1.5m 1.5m-3.0m 3.0m-4.5m
PVC trắng 5 5 7.5
Gỗ 5 5 5
Thép 4 5 6
Nhôm 5 5 7.5
Nhựa gia cường 2.5 5 7.5
  Kích thước mối nối trám keo vành đai cửa đi, cửa sổ theo tiêu chuẩn của NHBC Foundation, Anh Quốc. Mặc dù có quy định nêu trên, NHBC vẫn chấp nhận mối nối trám keo vành đai cửa rộng hơn 10mm đối với khuôn cửa rộng đến 3m và 15mm đối với khuôn cửa rộng hơn. Với mối nối keo trám ≥ 5mm, phải chèn xốp lót và bảo đảm chiều sâu keo trám (sealant) tối thiểu bằng 5mm. Trong trường hợp khuôn cửa tiếp xúc rất gần với mép tường hoặc chiều rộng mối nối nhỏ hơn 5mm, phải trám 1 đường keo trám chồng lên nhau tối thiểu 6mm đối với bề mặt tường đặc chắc và 10mm đối với bề mặt tường có bề mặt rỗng xốp. Nguồn: http://www.nhbc.co.uk/Builders/ProductsandServices/TechZone/NHBCStandards/TechnicalGuidanceDocuments/67/filedownload,64142,en.pdf Tổng hợp bởi VTS team

Keo trám xây dựng từ A đến Z

Lịch sử phát triển keo trám khe, keo trám mối nối xây dựng

Xem thêm: | Keo trám hiệu suất cao | Băng dính giấy che phủ Keo trám xây dựng có nhiều tên gọi khác nhau như keo trám khe, treo trám mối nối, keo trám xây dựng, keo trám khe nối, keo trám khe đàn hồi, (tên tiếng anh là sealant) là loại hợp chất hiệu suất cao làm từ các thành phần vật liệu có giá thành cao, ít bị co ngót, có khả năng kháng thời tiết tốt, kháng tia UV và tuổi thọ dài từ 10 đến 20 năm. Keo trám khe, keo trám mối nối đã được sử dụng từ cách đây hàng trăm năm. Theo một số tài liệu nghiên cứu, người ta đã sử dụng vữa, hắc ín làm keo trám khi xây dựng Tháp Bebel (The Tower of Babel – “Gateway to the Heavens”). Vật liệu bitum và asphalt tự nhiên cũng được dùng làm keo trám trong nhiều thế kỷ. Trước những năm 1900, hầu hết keo trám được làm từ các chất có nguồn gốc thực vật, động vật hoặc khoáng. Sự phát triển của các dòng keo trám polyme hiện đại đồng hành cùng với sự phát triển của ngành polyme.
  • 1930’s – 1950’s – Polysulfide
  • 1960’s – Polyurethane
  • 1970’s – Silicone
  • 1990’s – Silyl-Terminated Polymer (MS Polymer)

Tiêu chuẩn ASTM C 920 về keo trám khe xây dựng

Là tiêu chuẩn về keo trám mối nối khe co giãn, dựa trên các phương pháp kiểm tra của ASTM gồm:
  • Khả năng đàn hồi – Movement capability (ASTM C 719)
  • Độ cứng -Sealant hardness (ASTM C 661)
  • Thời gian đóng rắn – Tack free time (ASTM C 679)
  • Cường độ bám dính – Adhesion in Peel (ASTM C 794)

Độ cứng (Sealant Hardness – ASTM C 661)

Đo khả năng chống thủng bằng dụng cụ đo xuyên thủng theo thang đo từ 0 đến 100. Giá trị đo càng thấp thì keo càng mềm. Keo mềm có khả năng chịu đàn hồi tốt hơn. Ngược lại keo cứng có khả năng đàn hồi kém hơn.

Khả năng đàn hồi (Movement Capability – ASTM C 719)

Đo chu kỳ dịch chuyển, đàn hồi (giãn [+] và nén [-]) của keo trám. Khả năng đàn hồi của keo trám được phân loại theo các cấp sau:
  • +/-12.5%
  • +/- 25%
  • +/- 35%
  • +/- 50%
  • +/-100/50%

Giảm ứng suất/Stress Relaxation

Là khả năng hấp thụ và làm giảm lực tác động mà không gây ra ứng suất lên lớp keo tiếp xúc với mặt đáy của khe nối. Keo trám có thể phục hồi hoàn toàn và nhanh sau khi bị biến dạng thường có khả năng giảm ứng suất kém hơn keo trám phục hồi chậm.

Keo trám Low Modulus Sealant

Tạo ra ứng suất nhỏ tại vị trí bám dính giữa keo trám với bề mặt khe trám. Thường có khả năng đàn hồi cao hơn

Keo trám Medium Modulus Sealant

Thường là keo trám đa dụng, được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng trám keo.

Keo trám High Modulus Sealant

Không dùng cho các mối nối có dịch chuyển, thường dùng cho gắn kính.

Chức năng của keo trám mối nối

  • Trám các mối nối giữa các cấu kiện trong công trình xây dựng, là 1 phần quan trọng bảo vệ các tòa nhà, gồm mối nối đàn hồi và không đàn hồi
  • Ngăn thấm nước/hơi ẩm vào nhà hoặc qua các khe
  • Tránh thiệt hại do nước gây ra
  • Ngăn ngừa ăn mòn cốt thép trong bê tông
  • Tránh ăn mòn bê tông cốt thép
  • Tránh hư hỏng cho thép kết cấu
  • Giúp ngăn các các vật cứng hoặc băng/tuyết rơi vào các mối nối, khe hở, tránh hư hỏng kết cấu
  • Bảo đảm đàn hồi, dịch chuyển
  • Hỗ trợ cho hệ thống chống bay hơi
  • Kiểm soát tiếng ồn

Keo trám và các ứng dụng điển hình

  • Các tòa nhà chung cư, tòa nhà thương mại cao tầng
  • Vành đai cửa
  • Điểm kết thúc của phần mái che, dầm, cột
  • Lắp kính
  • Lắp các tấm ốp sàn
  • Khe co giãn sàn bê tông trong các sân bay, nhà ga
  • Khe co giãn cầu đường
  • Bãi đậu xe các trung tâm thương mại
  • Đường dạo
  • Ứng dung khác trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Mất bám dính/Adhesion Failure

Keo trám bị tách khỏi bề mặt mối nối, khe trám Shrinkage Nguyên nhân
  • Vệ sinh bề mặt không kỹ
  • Sử dụng sai loại keo trám
  • Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng loại sơn lót
Cách khắc phục: xem tại đây.

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Keo không cố kết/Cohesion Failure

MS sealant. Adhesive failure. floor jointNguyên nhân
  • Phần giữa của mối nối trám keo bị xé hoặc phân tách. Thường vẫn bám dính với 2 mép mối nối.
  • Dịch chuyển lớn hơn khả năng đàn hồi của keo trám
   

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Bám dính 3 mặt

3 sided bondingKeo trám không đủ chiều dày so với chức năng của mối nối, khe trám        

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Bề mặt khe trám, mối nối bị hỏng

Sealant substrate failureBề mặt, mép của khe trám, mối nối bị vứt vỡ, mất bám dính.      

Keo trám mối nối và một số vấn đề thường gặp: Mối nối bị loang, ố bẩnOil staning in silicon sealant

 

Một số khuyến nghị quan trọng khi thiết kế mối nối, khe nối trám keo

  • Chiều sâu trám keo không nhỏ hơn 6,35mm và không lớn hơn 12.7 mm
  • Làm theo tỷ lệ chiều rộng:sâu là 2:1
  • Thiết kế mối nối keo trám theo dạng hình đồng hồ cát
  • Thiết kế mối nối, khe trám phù hợp với khả năng đàn hồi của keo trám
  • Keo thi công ở nhiệt độ thấp sẽ bị co lại và keo thi công ở nhiệt độ cao sẽ giãn nở

Quy tắc chúng về thiết kế mối nối, khe trám keokeo tram dong ho cat

  • Chiều sâu mối nối, khe trám keo phải đủ để chèn xốp lót và keo
  • Số lượng và khoảng cách giữa các mối nối có vai trò rất quan trọng đối với hiệu năng hoạt động của mối nối
  • Bố trí các mối nối có thể tiếp cận để thi công
  • Phải có đủ diện tích bề mặt để trám keo như vành đai cửa, mối nối giữa các tấm ốp mặt tiền

Khả năng đàn hồi của keo trám xây dựng: thuật ngữ

movement jointLà giá trị % (±) chỉ ra mức độ dao động mà keo trám có thể chịu được khi giãn ra (+) và khi co lại (-) so với chiều rộng ban đầu.  

Lựa chọn keo trám khe, keo trám mối nối đàn hồi: những điểm key cần làm rõ

  • Vật liệu keo trám lựa chọn có khả năng chịu được các dịch chuyển dự kiến không?
  • Khả năng bám dính của keo trám với bề mặt khe trám là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn vật liệu trám khe
  • Kích thước mối nối, khe trám có đủ rộng để bơm keo và vật liệu chèn lót không?
  • Khả năng làm việc của vật liệu keo trám trong các điều kiện vận hành quy định
  • Thẩm định nguồn lực của nhà cung cấp keo trám
  • Các kết quả thí nghiệm của nhà sản xuất, bên thứ 3

Các loại keo trám khe trong xây dựng

  • Latex
  • Acrylic
  • Butyls
  • Polysulfides
  • STP/MS Hybrids
  • Polyurethanes
  • Silicones

Latex: ứng dụng

  • Dùng trong nhà
  • Khả năng đàn hồi +/- 10%
  • Có thể sơn phủ bằng sơn latex
  • Chỉ dùng trong nhà
  • Dùng cho các dịch chuyển có tính chu kỳ

Polysulfide: ứng dụng

  • Là dòng keo trám hiệu suất cao đầu tiên
  • Không tốt bằng dòng keo sau này là PU và silicon cho các khe co giãn
  • Khả năng phục hồi thấp
  • Kháng hóa chất tốt
  • Dùng cho khu vực ngập nước
  • Phải dùng sơn lót cho mọi bề mặt

Butyl: ứng dụng

  • Bám dính tốt với hầu hết mọi bề mặt
  • Khả năng đàn hồi kém, thường là +/-10%
  • Chống chịu thời tiết kém, dùng làm keo kết dính trong công nghiệp và đóng gói
  • Có thể dùng khi cần bám dính với các hợp chất cao su
  • Khó thi công và khó đạt thẩm mỹ cao

Acrylics: ứng dụng

  • Khả năng đàn hồi +/- 12.5%
  • Đàn hồi tốt hơn Latex
  • Cho phép sơn phủ

Keo trám MS sealant (STP/MS Hybrids/Silane Terminated Polyether)

  • Bám dính rất tốt, thường không cần dùng sơn lót
  • Kháng UV và thời tiết  RẤT tốt
  • Độ đàn hồi rất tốt, lên đến +-50%
  • Là dòng keo Low VOC cho công trình xanh
  • Không gây loang, ố bẩn bề mặt mối nối, khe trám
  • Không bị co ngót, không bị bóng khí (vì không chứa Isocyanate và dung môi)
  • Không dùng cho dán kính (tránh tiếp xúc trực tiếp với kính)

Polyurethane (PU)

  • Là dòng keo phổ dụng
  • Bám dính tốt
  • Kháng tia UV và chịu thời tiết kém hơn dòng keo MS
  • Rủi do bị bóng khí, co ngót vì là gốc dung môi
  • Đàn hồi kém hơn keo MS
  • Không dùng cho dán kính (tránh tiếp xúc trực tiếp với kính)

Keo Silicone

  • Dán kết cấu và dùng cho dán kính với khung kim loại
  • Kháng UV tốt và ổn định
  • Bám dính với hầu hết các bề mặt
  • Nên dùng sơn lót cho các bề mặt, nhất là bề mặt rỗng xốp

Bảng so sánh ứng dụng của các loại keo trám khe

ung dung cac loai keo tram

So sánh tính năng keo trám gốc PU, Silicon và MSSS MS PU Silicone 1

Bảng so sánh tính năng keo trám silicon, PU và MS theo https://www.adhesives.org/

Tiêu chuẩn đánh giá độ kín nước và độ kín khí của cửa đi và cửa sổ

Xem thêm: | Kích thước mối nối vành đai cửa | Keo trám vành đai cửa | Băng dính che phủ thi công keo trám

window perimeter sealantKhi kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu cửa đi, cửa sổ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngoài các chỉ tiêu về kích thước hình học, khả năng đóng, mở, thì độ bền là 1 trong những tiêu chí rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và nghiệm thu.

Có 4 tiêu chí về độ bền cửa sổ và cửa đi: độ bền chịu va đập, độ bền áp lực gió, độ kín nước, độ lọt khí.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày 2 tiêu chí độ kín nước và độ lọt khí trong kiểm tra và nghiệm thu cửa đi và cửa sổ, và yếu tố ảnh hưởng đến độ kín nước và độ lọt khí. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9366-2:2012, các chỉ tiêu và giới hạn cho phép về độ bền của cửa được quy định trong bảng sau:
Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử Ghi chú
1. Đóng mở cửa đi – Không hư hại. – Chuyển vị góc đỉnh về phía cho phép Thử nghiệm đóng mở cửa đi, với lực đóng mở tương ứng 500 N Xem Phụ lục A của tiêu chuẩn này và tham khảo ISO 8274 : 1985
2. Khả năng đóng và mở lặp lại khuôn cánh cửa sổ Không gây hạn chế sự vận hành của cửa sổ theo từng kiểu mở với một lực từ 65 N đến 120 N TCVN 7452-6 : 2004 (ISO 9379:1989) Xem Phụ lục D TCVN 9366-1:2012.
3. Độ bền áp lực gió tương ứng với áp lực gió thiết kế theo TCVN 2737: 1995 – Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa – Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/200 chiều rộng cửa với áp lực thử nghiệm 500 Pa. TCVN 7452-3: 2004 Xem Phụ lục E TCVN 9366-1 : 2012.
4. Độ kín nước Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm lớn hơn 150 Pa TCVN 7452-2: 2004 (EN 1027:2000) Xem phụ lục G TCVN 9366-1:2012
5. Độ lọt khí Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6  l/ s/cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 Pa đến 150 Pa. TCVN 7452-1 : 2004 (EN 1026:2000) Xem phụ lục H TCVN 9366-1:2012
MS sealant. Adhesive failure. window 2
Silicon trám vành đai cửa bị bong tróc và thấm nước khi mưa
  Độ kín nước và độ lọt khí phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mối nối, vật liệu sử dụng và thi công. Keo trám silicon hiện là vật liệu được sử dụng phổ biến để trám mối nối vành đai cửa đi, cửa sổ (khe nối giữa khuôn cửa và tường gạch hoặc tường bê tông) với ưu điểm là sẵn có và chi phí thấp. Tuy nhiên, cách làm này cũng bộc lộ những nhược điểm như khả năng chống lọt khí và chống thấm rất thấp với tuổi thọ rất ngắn.       Tham khảo kích thước mối nối trám keo vành đai cửa tại đây.         Nguyên nhân chủ yếu do việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật thi công. Silicon hiện đang sử dụng trên thị trường có khả năng kháng tia UV rất thấp. Sau 1 thời gian ngắn vận hành, tia UV sẽ làm phá vỡ các liên kết vật liệu, làm cho keo trám silicon bị nứt, nẻ, lão hóa, gây thấm khi trời mưa và tổn thất năng lượng (khí nóng từ ngoài tràn vào qua khe cửa, tổn thất khí lạnh của máy điều hòa), làm mất thẩm mỹ cho căn hộ, tòa nhà. Lý do thứ 2 và cũng rất phổ biến là kỹ thuật thi công. Hầu hết việc thi công keo trám vành đai cửa đi và cửa sổ thường không được cọi trọng. Bề mặt khe trám không được vệ sinh kỹ, không được sơn lót. Kích thước hình học của mối nối keo trám không được tuân thủ đúng. Thêm vào đó, bề mặt khe trám/mối nối vành đai cửa thường là tường xây vữa hoặc bê tông rỗng xốp, còn nhiều bụi bẩn. Điều này làm giảm cường độ bám dính của keo với vành đai cửa.   Khuyến nghị, đề xuất 
  1. keo tram vanh dai cua so hoan thien. Ms sealantBảo đảm thiết kế mối nối đúng theo tiêu chuẩn về tỷ lệ chiều rộng và chiều sâu khe trám, mối nối. Tham khảo thêm tại đây.
  2. Sử dụng loại keo trám hiệu suất cao nhằm bảo đảm bộ bám dính, đàn hồi, khả năng chống chịu thời tiết
  3. Tuân thủ chặt chẽ quy trình thi công gồm:
  • Chuẩn bị mặt bằng: vệ sinh sạch mọi bụi bẩn, dầu mỡ;
  • Sử dụng sơn lót primer để loại bỏ bụi mịn và tăng cường độ bám dính của keo trám với khuôn cửa và vành đai cửa (tường gạch xây hoặc bê tông)
  • Sử dụng xốp chèn khe để kiểm soát chiều sâu keo của khe trám, mối nối và tránh bám dính 3 mặt
  • Sử dụng băng dính che phủ bề mặt để bảo vệ và không làm bẩn các mép xung quanh và tạo đường, mép keo thẳng, sắc cạnh và thẩm mỹ.
Xem thêm quy trình thi công keo trám khe tại đây. Tài liệu tham khảo TCVN7452-1-2004. air permeability TCVN7452-2-2004.water tighness  

10 bước đơn giản kiểm tra bám dính của keo trám xây dựng tại hiện trường

Mục đích


Kiểm tra bám dính hiện trường Field Adhesion Test of Hand Pull Test (gọi tắt là “HPT”) là tháo tác đơn giản kiểm tra:

  • Cường độ bám dính giữa keo trám với mép mối nối keo trám;
  • Kích thước hình học;
  • Chiều sâu keo trám

để đánh giá quy trình thi công keo trám: vệ sinh bề mặt, sử dụng sơn lót hoặc thiết kế mối nối, khe trám.

Lưu ý


  • Tiến hành kiểm tra HPT tại hiện trường sau khi keo trám đã đóng rắn hoàn toàn (thường là trong khoảng 7-21 ngày).
  • Nên tiến hành kiểm tra tại 5 điểm khác nhau trên 1 đoạn dài 300m đầu tiên và 1 điểm/300m tiếp theo hoặc 1 điểm/sàn.

Các bước thực hiện


HPT. sealant adhesion test

  1. Dùng dao cắt ngang khe trám.
  2. Sau đó cắt dọc theo 2 mép khe trám, từ vị trí tiếp giáp với đường cắt ở bước 1 với chiều dài khoảng 7.5cm.
  3. Đánh dấu 1 vạch khoảng 25mm như trong hình vẽ
  4. Dùng tay nắm chắc 1 đoạn keo 5cm và kéo theo góc 90 độ.
  5. Nếu khe trám gồm các bề mặt vật liệu khác nhau, kiểm tra độ bám dính giữa keo trám với từng bề mặt vật liệu.Trong trường hợp này, cắt mở rộng theo chiều dọc khe ở 1 bên để kiểm tra độ bám dính giữa keo trám và bề mặt khe đối diện. Sau đó, lắp lại thao tác này cho phía còn lại.  
  6. Ở phần cuối của đoạn keo sau khi kéo, keo vẫn bám dính với 2 mép khe nối. Keo bị kéo giãn nhưng vẫn bám dính với 2 mép khe trám.
  7. Giờ có thể xác định được chiều sâu của keo và thấy rõ keo có hình đồng hồ cát như thiết kế.
  8. Kiểm tra và xác định mối nối có được điền đầy keo chưa. Mối nối không được phép có các lỗ rỗng. Kích thước keo phù hợp với yêu cầu thiết kế.
  9. Sau khi kiểm tra xong, dùng cùng loại keo để bơm hoàn trả phần keo đã cắt.
  10. Ghi lại kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm tra.

xem thêm video hướng sau.

https://youtu.be/389saF8LgUs?t=132


  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội