Skip to main content

Tác giả: admin

Review bộ kit xử lý nứt tường RF134

Bộ kit xử lý nứt tường RF134
Bộ kit xử lý nứt tường RF134

Bộ kit xử lý nứt tường RF134 | Wall crack repair kit RF134

  • Xử lý nứt triệt để, thẩm mỹ
  • Cho phép giãn dài đến 100%, bám dính tốt
  • Kháng rung chấn, chuyển vị
  • Cho phép chà nhàm và sơn phủ hoàn thiện thẩm mỹ
Bộ kit xử lý nứt tường Rhinoz RF-134 | Giải pháp keo trám khe nối tấm tường và xử lý nứt thế hệ mới

Bộ kit xử lý nứt tường Rhinoz RF-134 | Giải pháp keo trám khe nối tấm tường và xử lý nứt thế hệ mới

  • Trám khe hoàn hảo
  • Độ đàn hồi cao
  • Chịu nước
  • Không co ngót
  • Chịu rung chấn, chuyển vị và va đập

| Mô tả

| Mô tả

.Là keo trám khe 2 thành phần kết hợp keo epoxy (cứng) và keo PU (đàn hồi). .Là sản phẩm lý tưởng cho trám khe, khe co giãn, khe lún và sửa chữa vết nứt. .Keo bám dính tốt với hầu hết các loại vật liệu như bê tông, vữa xây, bê tông đúc sẵn, bê tông cốt sợi, gỗ và các loại vật liệu xây dựng khác. .Keo có cường độ, độ đàn hồi cao, kháng rung chấn và va đập tốt. Không bị chảy khi thi công ở mặt dựng, không co ngót, dễ trộn và thi công bằng dao bả hoặc bay.

Tính năng | Đàn hồi cao

.Keo trám kín các vết nứt và ngăn ngừa phát triển nứt. Phù hợp cho các tòa nhà cao tầng và các kết cấu có chuyển vị lớn (thí nghiệm độ giãn dài tới hạn theo tiêu chuẩn ASTM D2370)

Tính năng | Chịu nhiệt cao và chịu ẩm

.Có thể thi công ở khu vực ẩm ướt. Chịu nhiệt đến 80oC và ngâm trong nước. Không thấm nước, kháng ẩm

Tính năng|Không co ngót

.Không bị co ngót sau khi khô, không gây ố màu trên bề mặt (thí nghiệm độ co ngót theo tiêu chuẩn ISO 13007-chà nhám và sơn phủ

Tính năng |Dễ dàng chà nhám và sơn phủ

.Dễ dàng chà nhám và sơn phủ, không gây ố màu

Tính năng |Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22196 và ASTM D4541 về độ bám dính và đàn hồi

Gốc keo : Thành phần A: Epoxy cải tiến; thành phần B: chất đóng rắn Màu sắc : Thành phần A: màu trắng; thành phần B: Màu đen Thời hạn sử dụng : 1 năm Sử dụng sau khi trộn : 45 phút Thời gian chờ khô lớp 1 : 1-2 giờ, tùy theo điều kiện môi trường Thời gian chờ xả nhám : Sau 24 giờ Thời gian đạt đủ cường độ : 7 ngày, tùy theo điều kiện môi Độ giãn dài tới hạn : 100% (ASTM D412) 7 ngày Độ bền kéo : 3.0 N/mm2 (ASTM D412) 7 ngày Độ bền bám dính : >2 N/mm2 (ASTM D4541) 7 ngày Độ cứng : 83 (ASTM D2240) Shore A 7 ngày Độ uốn : mm. (ASTM D522) 7 ngày, dày 1mm Diện tích trám : 6m/1kg/1 bộ (kích thước khe 1x1cm) Đóng gói: Hộp 1kg

Bộ kit xử lý nứt tường RF134 |Cấu tạo

Bộ kit xử lý nứt tường RF134 |Cấu tạo

(1) RF 143 – sơn lót : Loại bỏ bụi mịn và tăng cường bám dính giữa keo trám và bề mặt (2). RF-143 – Keo trám cải tiến cường độ và độ đàn hồi cao, không bị co ngót (3.1). RF-102 – vữa bả dẻo chống nứt dùng trong nhà (3.2). RF-155 – vữa bả dẻo Extra Force. Vữa xi măng bổ sung cốt sợi đàn hồi chống nứt, dùng ngoài trời

1/3. Primer Bonding | Sơn lót

1/3. Primer Bonding | Sơn lót

.Dễ sử dụng .Nhanh khô, mùi nhẹ .Tăng cường độ bền bám dính cho bề mặt .Tăng độ bền uốn và độ bền kéo .Giảm phấn hóa .Giảm co ngót .Kháng phát triển nấm mốc .An toàn và thân thiện với môi trường

2/3. |Hybrid Jointing Compound | Keo trám đàn hồi

2/3. |Hybrid Jointing Compound | Keo trám đàn hồi

.Hỗn hợp keo trám khe 2 thành phần kết hợp giữa keo epoxy và keo PU. .Keo có độ bền, đàn hồi cao, kháng rung chấn và va đập tốt. .Không bị chảy khi thi công ở mặt đứng, không bị co ngót nhờ hàm lượng chất rắn cao. .Dễ trộn và dễ thi công bằng bàn bả hoặc bay trộn

3/3.1 |RF102 Acrylic Skim | Vữa bả dẻo đàn hồi

3/3.1 |RF102 Acrylic Skim | Vữa bả dẻo đàn hồi

.Dễ thi công bằng bàn bả .Độ bền bám dính cao .Bề mặt hoàn thiện nhẵn mịn .Đàn hồi cao .Kháng thời tiết tốt .Không bị nứt, mùi nhẹ .Có thể bả nhiều lớp mà không bị nứt .An toàn và thân thiện với môi trường

3/3.2 |RF155 Skim Extra Force | Vữa bả dẻo ngoài trời

3/3.2 |RF155 Skim Extra Force | Vữa bả dẻo ngoài trời

.Bám dính và đàn hồi tốt .Dễ thi công và nhanh khô .Có thể xả nhám .Bề mặt hoàn thiện nhẵn mịn .Bền và chịu mài mòn .Chịu thời tiết tốt .Có thể phủ nhiều lớp mà không bị nứt .Có thể để lộ hoặc sơn phủ .Dùng trong nhà và ngoài trời .Kháng vi khuẩn nấm mốc

Giải pháp keo trám vết nứt và mối nối cải tiến RF134

Giải pháp keo trám vết nứt và mối nối tấm tường thế hệ mới RF134 Rhinos hybrid joint sealing and crack solution

Keo trám vết nứt và mối nối tấm tường RF134 kết hợp tính năng ưu việt của keo epoxy và keo PU – ZERO defect. Keo trám vết nứt và mối nối tấm tường RF134 là keo trám 2 thành phần dựa trên keo epoxy và PU cải tiến. Là sản phẩm lý tưởng cho trám mối nối, khe co giãn, khe lún và xử lý nứt. Keo bám dính tốt với hầu hết các loại bề mặt vật liệu như bê tông, vữa xây, bê tông đúc sẵn, bê tông cốt sợi, gỗ và các loại vật liệu xây dựng khác. Keo có độ bền cao, đàn hồi, kháng rung chấm và va đập tốt. Không bị chảy khi thi công ở mặt dựng, không co ngót nhờ hàm lượng chất rắn cao. Dễ trộn và thi công bằng bay hoặc bàn bả. | Tính năng keo trám vết nứt và mối nối tấm tường
  • Trám khe nối hoàn hảo
  • Chịu nhiệt
  • Đàn hồi cao
  • Chịu nước
  • Không co ngót
  • Có thể chà nhám và sơn phủ
|Ứng dụng: + Tấm tường đúc sẵn: bê tông nhẹ ALC, EPS, Acotec + Tấm tường xi măng cốt sợi + Xử lý vết nứt tường |Cấu tạo bộ sản phẩm keo trám vết nứt và mối nối tấm tường cải tiến RF134
Keo trám khe nứt và mối nối tấm tường RF134
Keo trám vết nứt và mối nối tấm tường RF134
.RF143 Sơn lót Rhinos primer bonding là sơn lót acryic latex đa dụng, tăng bám dính cho bề mặt, tăng độ đàn hồi và độ bền kéo, giảm tách lớp, giảm hóa phấn và co ngót cho lớp phủ. Phù hợp cho bê tông cũ và bê tông mới, vữa và bả.   .RF134 Keo trám vết nứt và mối nối cải tiến Rhinos Hybrid Jointing Compound keo trám 2 thành phần dựa trên keo epoxy và PU cải tiến. Là sản phẩm lý tưởng cho trám mối nối, khe co giãn, khe lún và xử lý nứt. Keo có độ bền cao, đàn hồi, kháng rung chấm và va đập tốt. Không bị chảy khi thi công ở mặt dựng, không co ngót nhờ hàm lượng chất rắn cao. Phù hợp cho trong nhà và ngoài trời. .RF102 Vữa bả dẻo Rhinos Acrylic Skim dùng trong nhà Là vữa trộn sẵn dùng để sửa chữa các khuyết tật bề mặt, các vết nứt nhỏ. Phù hợp cho bả tường và trần và các bề mặt vật liệu xi măng cốt sợi, thạch cao vv. Bám dính tốt, đàn hồi cao, có thể chà nhám và sơn phủ. .RF155 Vữa bả dẻo tăng cường dùng ngoài trời Rhinoz Skim Extra Force Dùng để sửa chữa các khuyết tật bề mặt, các vết nứt nhỏ. Phù hợp cho bả tường và trần và các bề mặt vật liệu xi măng cốt sợi, thạch cao, tấm bê tông đúc sẵn vv. Bám dính tốt, đàn hồi cao, chịu thời tiết, có thể chà nhám và sơn phủ. |Thông số kỹ thuật
Gốc keo : Thành phần A: Epoxy cải tiến; thành phần B: chất đóng rắn
Màu sắc : Thành phần A: màu trắng; thành phần B: Màu đen
Thời hạn sử dụng : 1 năm
Sử dụng sau khi trộn : 45 phút
Thời gian chờ khô lớp 1 : 1-2 giờ, tùy theo điều kiện môi trường
Thời gian chờ xả nhám : Sau 24 giờ
Thời gian đạt đủ cường độ : 7 ngày, tùy theo điều kiện môi
Độ giãn dài tới hạn : 100% (ASTM D412) 7 ngày
Độ bền kéo : 3.0 N/mm2 (ASTM D412) 7 ngày
Độ bền bám dính : >2 N/mm2 (ASTM D4541) 7 ngày
Độ cứng : 83 (ASTM D2240) Shore A 7 ngày
Độ uốn : fmm. (ASTM D522) 7 ngày, dày 1mm
Diện tích trám : 6m/1kg/1 bộ (kích thước khe 1x1cm)
Đóng gói : Hộp 1kg
|Xem hướng dẫn thi công

Hướng dẫn xử lý nứt tường bằng bộ sản phẩm RF134 Hybrid Crack Repair

Xử lý nứt tường với 5 bước đơn giản
Tóm lược bộ sản phẩm xử lý nứt tường Hybrid Crack Repair Rhinoz RF134

Tóm lược bộ sản phẩm xử lý nứt tường Hybrid Crack Repair Rhinoz RF134


Chuẩn bị vật tư và công dụng cụ

Chuẩn bị vật tư và công dụng cụ

Vật tư chuẩn bị: 1. Sơn lót RF143 primer bonding + Loại bỏ bụi mịn + Tăng cường bám dính

Chuẩn bị bề mặt thi công

Chuẩn bị bề mặt thi công


Trộn vật tư

Trộn vật tư


Thi công sơn lót

Thi công sơn lót


Trám keo vào khe nứt

Trám keo vào khe nứt


Bả dẻo, tạo phẳng để sơn phủ hoàn thiện

Bả dẻo, tạo phẳng để sơn phủ hoàn thiện

Xem video hướng dẫn chi tiết tại đây Xem bộ sản phẩm chi tiết tại đây

Xử lý triệt để nứt tường với 5 bước đơn giản bằng bộ sản phẩm xử lý nứt RF134

Xử lý nứt tường triệt để cho nhà chung cư, nhà xưởng công nghiệp bằng bộ sản phẩm keo xử lý nứt RF134

Hiện nay có rất nhiều tòa nhà cao tầng, nhà công nghiệp, nhà ở dân dụng bị nứt ngay trong quá trình đang thi công hoàn thiện và trong giai đoạn đầu vận hành. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân gây nứt, các vị trí thường xảy ra nứt, và biện pháp xử lý nứt triệt để và toàn diện. 

|Các vị trí thường xảy ra nứt

Vị trí tiếp giáp giữa đỉnh tường gạch xây và dầm: 2 vật liệu khác nhau
Nứt tại vị trí tiếp giáp giữa đỉnh tường gạch xây và dầm: 2 vật liệu khác nhau
Vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và cột bê tông: 2 vật liệu khác nhau
Nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và cột bê tông, vị trí khe nối giữa 2 tấm tường
Xung quanh vành đai cửa đi, cửa sổ
Nứt xung quanh vành đai cửa đi, cửa sổ
Gần vị trí hộp kỹ thuật
Nứt gần vị trí hộp kỹ thuật
Trong lớp vữa trát do co ngót vật liệu
Nứt trong lớp vữa trát
Nứt quanh lanh tô cửa, nứt tường ngoài
Nứt quanh lanh tô cửa, nứt tường ngoài
Nứt cổ trần
Nứt cổ trần

| Các nguyên nhân gây nứt chính gồm có

  • Vật liệu trát tường bị co ngót
  • Khe nối tiếp giáp giữa 2 loại vật liệu (tường gạch và bê tông, có hệ số co giãn khác nhau) không được xử lý đúng cách
  • Công trình bị lún, rung chấn, chuyển vị do các máy móc thi công (lu rung, máy ủi vv) gây ra trong quá trình thi công
  • Các khe lún, khe co giãn không được bố trí hợp lý và/hoặc không được cắt, xử lý

Đây là vấn đề đau đầu của nhiều nhà thầu trong giai đoạn bàn giao và của người vận hành.

Nhiều biện pháp xử lý nứt đã được đưa ra như bơm keo epoxy, bơm keo trám đàn hồi, bả vữa xi măng pha với phụ gia NHƯNG không giải quyết triệt để các vết nứt. Nứt vẫn tiếp tục phát triển, vị trí sau khi xử lý nứt không thể hoàn thiện thẩm mỹ do bị lộ, loang màu sau khi xử lý.

Để giải quyết triệt để vết nứt, tránh nứt lại, vật liệu xử lý nứt phải đáp ứng các tính chất như không bị co ngót, dính bám tốt, vừa có thể co giãn vừa có đủ độ cứng để cho phép bả và sơn phủ hoàn thiện. Ngoài ra, màu sắc vật liệu không quá khác biệt với lớp sơn bả để đảm bảo mỹ quan

Sau nhiều năm phối hợp nghiên cứu và phát triển, Tập đoàn Blue Label của Thái Lan đã cho ra đời bộ sản phẩm xử lý nứt tường triệt để hoàn toàn mới, kết hợp ưu điểm của keo epoxy (cứng) và keo PU (đàn hồi) dưới thương hiệu Rhinoz, tên tiếng anh là Rhinoz Hybrid Jointing Compound RF-134.

Xử lý nứt bằng keo RF134
Xử lý nứt bằng keo RF134

| Xử lý nứt với 5 bước đơn giản

.1/5: Rạch khe nứt và mở rộng sang 2 bên, vệ sinh bằng chổi

.2/5: Quét sơn lót RF-143 để loại bỏ bụi mịn và tăng cường bám dính cho keo trám

.3/5: Chờ khô ~1 giờ, trám keo RF134 vào khe nứt và mở rộng sang 2 bên

.4/5: Chờ khô ~24 giờ, chà nhám và bả bằng bả dẻo RF-102.

.5/5: Chờ khô ~24 giờ, chà nhám và sơn phủ hoàn thiện.

Bộ sản phẩm keo trám cải tiến Rhinoz hybrid jointing compound RF134 do tập đoàn Blue Label, Thái Lan nghiên cứu và phát triển, Công ty Vina Trade Synergy phân phối tại Việt Nam dưới thương hiệu Rhinoz

Hotline tư vấn: 038.224.1661 | E. kien@vinats.com

Nứt tường và cách xử lý nứt tường hiệu quả

Nứt tường và cách xử lý nứt tường hiệu quả

Tường bị nứt do co ngót vật liệu và rung chấn
Tường bị nứt do co ngót vật liệu và rung chấn

Nứt tường là hiện tượng rất phổ biến xảy ra đối với các công trình mới xây dựng. Nứt tường có thể gây ra tác hại rất lớn nếu nứt tường gây thấm và ảnh hưởng đến độ ổn định của nền móng công trình. Tuy nhiên, không phải mọi dạng nứt tường đều là nứt kết cấu. Một số dạng nứt tường chỉ đơn thuần là dấu hiệu của lão hóa tự nhiên của vật liệu nhưng chúng ta không nên bỏ qua.

 

Nứt tường có thể bắt đầu từ các vết nứt không liên quan đến kết cấu, có thể khiến cho nước thấm qua. Nếu nứt tường không được xử lý, nước sẽ gây xuống cấp phần bê tông bên trong, khiến cho vết nứt phát triển rộng hơn, là nơi phát triển của nấm mốc, đọng sương và là nơi trú ngụ của côn trùng vv.

 

Nứt phi kết cấu (Non-structural) gây ra do sự thay đổi độ ẩm và co giãn nhiệt. Ví dụ, phòng ở dùng điều hòa không thường xuyên hoặc phòng ở vị trí hướng tây, công trình có rung chấn, chuyển vị do lún, gió hoặc gần nơi có nhiều phương tiện vận tải lớn đi lại. Sự co giãn vật liệu có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên tường.

Dưới đây là đặc điểm của nứt phi kết cấu:

  • Vết nứt nhỏ hơn 2mm
  • Nứt dọc và nứt chéo
  • Nứt ở góc vành đai cửa đi, cửa sổ
  • Nứt ở lớp sơn bả

Hầu hết các vết nứt nhỏ có thể xử lý bằng cách tự sử chữa mà không cần phải thuê thợ chuyên nghiệp. Các vết nứt tường nhỏ có thể được xử lý bằng vữa trám vết nứt putty filler AS1240.

Xem hướng dẫn xử lý nứt tường hiệu quả tại đây

 

Xác định đúng nguyên nhân và sử dụng đúng chủng loại vật liệu xử lý nứt tường có thể giúp ngăn ngừa nứt phát triển sau này.

Đối với các vết nứt lớn, công trình chịu nhiều rung chấn, các vết nứt giữa các lớp vật liệu khác nhau như tường – cột, đầm, quanh vành đai cửa đi, cửa sổ, có thể sử dụng bộ sản phẩm xử lý nứt tường RF134 wall crack repair kit để có hiệu quả và triệt để. 

Xem thêm thông tin về bộ kit xử lý nứt tường do tập đoàn Blue Label, Thái Lan nghiên cứu và phát triển

| Cấu thành bộ sản phẩm xử lý nứt

(1). RF 143 – sơn lót : Loại bỏ bụi mịn và tăng cường bám dính giữa keo trám RF-134 và bề mặt vật liệu

(2). RF-143 – Keo trám cải tiến cường độ và độ đàn hồi cao, không bị co ngót. Thi công lên lớp sơn lót RF-143.

(3.1) RF-102 – vữa bả dẻo chống nứt dùng trong nhà. Dùng để bả và tạo phẳng lên lớp keo trám RF-134.

(3.2.) RF-155 – vữa bả dẻo Extra Force. Vữa xi măng bổ sung cốt sợi đàn hồi chống nứt, dùng ngoài trời

| Ứng dụng bộ kit xử lý nứt

  • Xử lý các vết nứt nhà chung cư, nhà công nghiệp
  • Trám khe nối, mối nối đàn hồi, khe co giãn
  • Trám khe co giãn tấm tường bê tông đúc sẵn
  • Chống thấm ngược cho cổ ống xuyên sàn

Xem thêm dự án xử lý nứt tường đã thi công 

| Một vài hình ảnh thi công xử lý nứt tường

Hiện trạng nứt tường do co ngót vật liệu, rung chấn
Hiện trạng nứt tường do co ngót vật liệu, rung chấn
Mài, chuẩn bị bề mặt xử lý nứt
Mài, chuẩn bị bề mặt xử lý nứt
Quét lót để giảm bụi mịn và tăng bám dính
Quét lót để giảm bụi mịn và tăng bám dính
Trám keo RF134 xử lý nứt
Trám keo RF134 xử lý nứt
Bả dẻo RF102 xử lý nứt
Bả dẻo RF102 xử lý nứt, trước khi sơn phủ hoàn thiện
Sơn hoàn thiện xử lý nứt
Sơn hoàn thiện xử lý nứt

Tham khảo thêm phương pháp xử lý nứt bằng băng keo kết hợp keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001S, vữa trám khe putty filler và băng dán chống nứt tường zenten tape NO.6931.

Chống thấm dột và nứt tường bằng băng dán Zenten tape NO6931

Chống thấm dột và nứt tường bằng băng dán Zenten tape NO6931

Xử lý nứt tường bằng Zenten Tape NO6931
Xử lý nứt tường bằng Zenten Tape NO6931
Xử lý thấm dột mái tôn bằng Zenten Tape NO6931
Xử lý thấm dột mái tôn bằng Zenten Tape NO6931
| Nguyên nhân thấm dột và nứt của các công trình xây dựng
  • Công trình bị lún: thường xảy ra một vài tháng sau khi thi công
  • Chuyển vị do tác động của tải trọng gió
  • Các mối nối trong công trình
  • Vật liệu có hệ số co giãn khác nhau
  • Bê tông, tường bị nứt do vật liệu trát tường bị rút nước
  • Sốc nhiệt
| Các vị trí có nguy cơ nứt, thấm dột cao gồm
  • Tường
  • Mái che
  • Khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, bếp
  • Tầng hầm
  • Cổ ống
Giải pháp chống thấm và xử lý nứt toàn diện của Nitto Denko sử dụng băng dán Zenten Tape NO.6931 | Đặc tính
  • Bám dính chắc với bề mặt vật liệu
  • Không bị nứt nhờ độ đàn hồi cao
  • Chịu được chuyển vị do vật liệu co ngót, co giãn nhiệt
  • Băng dán gồm 2 thớ: thớ dưới là cao su butyl cho phép co giãn đàn hồi, thớ trên bằng vải không dệt giúp phân bổ đều ứng suất
  • Giảm thiểu nguy cơ nứt do chuyển vị
| Quy trình xử lý nứt tường   | Quy trình xử lý thấm dột mái tôn   | Các kết quả test và ứng dụng điển hình
Zenten Tape No6931: phân bổ ứng suất

Zenten Tape No6931: phân bổ ứng suất

Zenten Tape No6931. thí nghiệm độ bền

Zenten Tape No6931. thí nghiệm độ bền

Zenten Tape No6931. Test Result 4

Zenten Tape No6931. Test Result 4

Zenten Tape No6931. Test Result 5

Zenten Tape No6931. Test Result 5

Zenten Tape No6931. Thử khả năng chống thấm

Zenten Tape No6931. Thử khả năng chống thấm

Zenten Tape No6931. Thử khả năng chống thấm

Zenten Tape No6931. Thử khả năng chống thấm

Zenten Tape No6931. Thông số kỹ thuật

Zenten Tape No6931. Thông số kỹ thuật

Zenten Tape No6931. Dán chống thấm, chống nứt khe nối tấm tường bê tông đúc sẵn

Zenten Tape No6931. Dán chống thấm, chống nứt khe nối tấm tường bê tông đúc sẵn

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm ban công

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm ban công

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm ban công

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm ban công

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm góc, mối nối

Zenten Tape No6931. Gia cố chống thấm góc, mối nối

Zenten Tape No6931. dán mối nối màng khò chống thấm

Zenten Tape No6931. dán mối nối màng khò chống thấm

Zenten Tape No6931. chống thấm dột mái tôn

Zenten Tape No6931. chống thấm dột mái tôn

Zenten Tape No6931. xử lý nứt tường

Zenten Tape No6931. xử lý nứt tường

 

4 nguyên nhân gây nứt tường và cách xử lý nứt tường triệt để

Nếu bạn phát hiện tường nhà bị nứt, bạn có thể lo lắng về tính toàn vẹn của kết cấu toà nhà. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng. Hầu hết các vết nứt tường có thể được xử lý. Nứt tường xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau. Nứt tường xảy ra khi nhà mới bị lún hoặc khi vật liệu co ngót và/hoặc giãn nở theo sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết.

Bài viết này hướng dẫn cách xử lý nứt tường sử dụng băng dán nứt tường chuyên dụng Zenten Tape NO6931 của Nhật Bản kết hợp với vữa bả dẻo chuyên dụng. 

| 4 nguyên nhân gây nứt tường phổ biến
Vật liệu co ngót và giãn nở theo biến thiên nhiệt độ
Vật liệu co ngót và giãn nở theo biến thiên nhiệt độ
1. Co ngót và giãn nở Vật liệu xây dựng (sơn, vữa bả) hoàn thiện tường co ngót và giãn nở do biếnthiên độ ẩm và thay đổi về nhiệt độ. Nứt tường thường xảy ra khi tường ngăn phòng thường xuyên có điều hòa nhiệt độ hoặc chịu ánh nắng trực tiếp vào buổi chiều. Co ngót và giãn nở vật liệu có thể gây ra các vết nứt nhỏ. 2. Sơn phủ có chất lượng thấp Sơn nội thất có chất lượng kém dẫn đến bám dính kém với tường, gây ra nứt trong quá trình sử dụng công trình. Ngoài ra, việc sử dụng các loại sơn khác nhau trong các lớp cũng có thể gây nứt tường. Vì vậy, hãy sử dụng loại sơn tốt và đồng nhất. 3. Bả tường không theo quy trình chuẩn Vữa xi măng chưa khô hoàn toàn trước khi sơn là hiện tượng rất phổ biến gây ra nứt tường. 4. Sơn không cẩn thận Thi công các bước bả và sơn quá nhanh, thời gian chờ khô giữa các lớp sơn quá ngắn, khiến cho sơn không khô.   | Xử lý nứt tường như thế nào? Đối với các vết nứt nhỏ từ 1-2mm:
  1. Loại bỏ lớp sơn bả cũ, vệ sinh khe nứt
    Loại bỏ lớp sơn bả cũ, vệ sinh khe nứt
    Dùng dao trổ, cạo bỏ lớp vữa cũ, mở rộng ra 5cm mỗi bên, tính từ tâm vết nứt. Độ sâu đủ để dán lớp băng dán Zenten Tape NO6931 (0.4mm) và bả, sơn hoàn thiện (~1mm). 
  2. Sau khi loại bỏ lớp vữa và đục sâu khe nứt theo hình chữ V, trám khe nứt (<2mm) bằng vữa trám khe chống nứt putty filler AS1240 hoặc vữa bả tương tự.
    Dán băng dán Zenten Tape NO6931
    Dán băng dán Zenten Tape NO6931
Tìm hiểu thêm về băng dán Zenten Tape NO6931 tại đây Lưu ý: Trám vữa putty và tạo phẳng để dán băng dán Zenten Tape NO6931 Chờ khô ~2 tiếng, sơn lót bằng Jotashield primer để loại bỏ bụi mịn và tăng bám dính giữa Zenten Tape NO6931 với bề mặt vết nứt vừa trám bả.
  1. Bả putty lên băng dán NO6931
    Bả putty lên băng dán NO6931
    Dùng vữa bả chống nứt putty filler AS1240 hoặc vữa bả tương tự bả 1 lớp mỏng lên toàn bộ phần băng dán Zenten Tape NO6931 và dọc 2 mép băng dán.
    Bả putty filler lên lớp băng dán Zenten Tape NO6931
    Bả putty filler lên lớp băng dán Zenten Tape NO6931
  2. Chờ khô, xả bả và sơn hoàn thiện.
Xem quy trình chi tiết tại đây Đối với các vết nứt từ trên 2mm:
  1. Dùng dao trổ, cạo bỏ lớp vữa cũ, mở rộng ra 5cm mỗi bên, tính từ tâm vết nứt. Độ sâu đủ để dán lớp băng dán NO6931 (0.4mm) và bả, sơn hoàn thiện (1mm).
  2. Sau khi loại bỏ lớp vữa và đục sâu khe nứt theo hình chữ V, trám khe nứt (>2mm) bằng keo trám khe đàn hồi MS sealant AS4001S (keo cho phép đàn hồi +-50%, cho phép sơn phủ, bám dính tốt).
Lưu ý: Trám vữa putty và tạo phẳng để dán băng dán Zenten Tape NO6931 Chờ khô 2 tiếng, sơn lót bằng Jotashield primer để loại bỏ bụi mịn và tăng bám dính giữa Zenten Tape NO6931 với bề mặt vết nứt vừa trám bả.
  1. Dùng vữa bả chống nứt putty filler AS1240 hoặc vữa bả tương tự bả mỏng lên toàn bộ phần băng dán Zenten Tape NO6931 và dọc 2 mép băng dán.
  2. Chờ khô, xả bả và sơn hoàn thiện.
Phương pháp xử lý nứt tường triệt để và hiệu quả, dễ thi công sử dụng bộ sản phẩm xử lý nứt RF134 Hybrid Crack Repair
Bộ sản phẩm xử lý nứt tường RF134 thế hệ mới của Rhinoz Thái Lan
Bộ sản phẩm xử lý nứt tường RF134 thế hệ mới của Rhinoz Thái Lan
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây Bạn cần tư vấn cách xử lý nứt tường triệt để và hiệu quả, hãy liện hotline/zalo 0382241661 để được trợ giúp.  Chúng tôi cung cấp giải pháp xử lý nứt tường tổng thể và triệt để, không bị nứt lại, cố vấn kỹ thuật trực tiếp từ nhà sản xuất hàng đầu từ Thái Lan và Nhật Bản.  By VTS team

Xu hướng sử dụng keo dán và băng dán trong xây dựng

Xu hướng sử dụng keo dán và băng dán trong xây dựng

Dán liên kết các loại vật liệu khác nhau bằng keo dán và băng dán

Tổng hợp bởi: VTS Team
Dán tấm alu với khung sương bằng keo dán và băng dán
Dán tấm alu với khung sương bằng keo dán và băng dán
Từ khi phương pháp liên kết cơ khí bằng bu lông, ốc vít ra đời và được coi là chuẩn mực công nghiệp, các phương án liên kết vật liệu yêu cầu liên kết và ghép nối trong xây dựng không ngừng được mở rộng. Từ việc gắn nắp đậy trong suốt với thân máy giặt đến sản xuất ô tô và máy bay, keo dán nhanh chóng trở thành phương pháp liên kết được các kỹ sư tin dùng trong các dự án yêu cầu lắp dựng. Keo dán là giải pháp liên kết vật liệu thay thế cho liên kết cơ khí, áp dụng cho tất cả các dạng lắp đặt, bao gồm dán bề mặt. Trong lắp đặt các bề mặt dán lớn, keo dán có thể dán toàn bộ bề mặt, đàn hồi sau khi khô, và dính giữ nhanh chóng mà không cần phải gá đỡ nhiều. | Xu hướng keo dán trong xây dựng Keo dán được phát triển để đáp ứng và vượt trội so với yêu về hiệu suất và quy trình thi công của các kỹ sư; bao gồm tốc độ, độ bền và mức độ tùy biến để đáp ứng các yêu cầu về tiến độ. Keo dán có thể được sản xuất với độ chảy khác nhau, và thậm chí là chế thành dạng băng dán và phim dán. Keo dán thay thế cho bu lông ốc vít, dán giữ nhanh, thi công đơn giản và tiện dụng.
Kết hợp keo dán và băng dán trong thi công tấm alu
Kết hợp keo dán và băng dán trong thi công tấm alu
Keo dán có hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi thấp cũng được phát triển để phục vụ nhu cầu môi trường làm việc an toàn hơn, để phù hợp với sáng kiến bền vững, một số dòng keo dán được sản xuất mà không sử dụng các loại chất hữu cơ dễ bay hơi. Keo dán thay thế cho phương pháp hàn nối cơ khí sử dụng bu lông, ốc vít, cho phép tạo ra các thiết kế nhẹ hơn và hiệu quả hơn về chi phí. Gần đây xu hướng vật liệu đàn hồi rất phát triển nhằm đảm bảo co giãn nhiệt của các vật liệu khác nhau, keo dán có thể bám dính tốt với cả các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp. | Kết dính nhiều loại vật liệu khác nhau: Thách thức và giải pháp keo dán Vật liệu có hệ số co giãn nhiệt khác nhau sẽ co ngót và giãn nở khác nhau khi có sự thay đổi về nhiệt độ. Bu lông, ốc vít liên kết cơ khí không có khả năng đàn hồi để cho phép các loại vật liệu này co giãn khi có sự thay đổi nhiệt độ mà không gây hư hỏng vật liệu. Một số loại keo dán được phát triển để cho phép chuyển vị do giãn nở nhiệt của bề mặt. Keo dán không yêu cầu khoan lỗ trên bề mặt kim loại nên không làm hỏng lớp sơn phủ, lớp kim loại bên dưới lớp sơn phủ vẫn được bảo vệ. theo cách này, keo dán giúp giảm hư hỏng do giãn nở nhiệt gây ra và duy trì lớp sơn phủ bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của mối nối và sản phẩm nói chung. Việc sử dụng các loại vật liệu tổng hợp (composite) trong các dự án có thể gây ra các khó khăn khi liên kết vật liệu, làm phát sinh nhu cầu keo dán và thúc đẩy sự phát triển vật liệu keo dán. Liên kết cơ khí bằng bu lông, ốc vít không phù hợp cho liên kết các loại vật liệu tổng hợp, ví như việc khoan lỗ có thể làm hư hỏng bề mặt vật liệu. Ngoài ra, lỗ khoan gây ra sự tập trung ứng suất tại vị trí bu lông, khiến cho mối nối nhanh hỏng. Băng dán, keo dán truyền tải trọng trên toàn bộ diện tích liên kết, phân bổ đều ứng suất. Ngoài ra, keo dán còn làm tăng chất lượng và tuổi thọ sản phẩm nhờ tăng hiệu suất kháng mỏi của mối nối.
Dán tấm alu kết hợp băng dán Nitto RH series và keo dán aqua bond AS5002
Dán tấm alu kết hợp băng dán Nitto RH series và keo dán aqua bond AS5002
Việc sử dụng phương pháp hàn nối cơ khí (bu lông, ốc vít) đòi hỏi các kỹ sư phải tăng chiều dày vật liệu. Trái lại, việc sử dụng băng keo, keo dán cho phép lựa chọn các loại vật liệu mỏng hơn hoặc nhẹ hơn. Ví dụ, SMC, nhựa, nhôm và thép mỏng và nhẹ hơn thay thế cho các vật liệu dày và nặng. Keo dán giúp giảm chi phí nhờ tăng năng suất và hiệu suất. Việc sử dụng keo dán không đòi hỏi phải mài ba via sau khi hàn nối, bổ sung keo trám để chống nước, làm cho quá trình thi công nhanh hơn Vật liệu dán liên kết thường đòi hỏi vệ sinh bề mặt rất kỹ, nhất là khi bề mặt có dầu hoặc có năng lượng bề mặt thấp. Khi đó, có thể lựa chọn các loại vật liệu polypropylene, polyethylene, thermoplastic polyolefin (TPO), polyetrafluoroethylene (PTFE), polybutylene terephthalate (PBT), polystyrene, ethylene propylene diene monomer (EPDM), cao su và silicone. Các loại vật liệu này được phát triển để phù hợp với các loại vật liệu khó kết dính, giảm bớt các bước xử lý và chuẩn bị bề mặt. Cần phải kiểm tra bề mặt trước để tìm ra giải pháp tối ưu. Các hữu dụng nhất là làm việc với nhà cung ứng sản phẩm có uy tín và tin cậy. TIPS Những câu hỏi sau cần phải trả lời khi chọn keo dán xây dựng:
  1. Kiểu lắp dựng – có thể đơn giản là gắn vòng găng, gioăng đệm, hay lắp tấm panel vào hệ khung sương, hay dán toàn bộ bề mặt.
  2. Bề mặt vật liệu – vât liệu dùng lắp đặt là gì? Ví dụ: gắn kết các loại vật liệu khác nhau có thể đòi hỏi phải sử dụng keo dán có độ đàn hồi cao hơn để bảo đảm chuyển vị khác nhau giữa các loại vật liệu.
  3. Quy trình – cách dán keo dán hoặc băng dán như thế nào trong quá trình sản xuất? có thể là thủ công hoặc tự động, tùy thuộc vào kích thước của các chi tiết, số lượng và các yếu tố khác.
  4. Cách thức vận hành – sản phẩm cuối cùng được vận hành như thế nào và ở đâu?. Ví dụ, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, tia UV hoặc hóa chất.
  5. Chi phí – có thể tối ưu gì trong quá trình lắp dựng? việc sử dụng keo dán và băng dán có thể giúp tiết giảm chi phí nhân công, rút ngắn quy trình thực hiện hoặc sử dụng ít vật liệu có chi phí cao trong quá trình lắp đặt.
So sánh độ bền cắt của các dạng liên kết
So sánh độ bền cắt của các dạng liên kết
Việc chuyển đổi từ phương pháp liên kết bu lông, ốc vít truyền thống sang sử dụng keo dán và băng dán thường đòi hỏi quá trình đánh giá, vì vậy cần kiểm tra các loại keo dán với chất lượng và độ bền khác nhau để xác định loại nào phù hợp cho dự án. Việc lựa chọn đúng đối tác cũng giúp giảm bớt các lựa chọn về keo dán và băng dán, giảm chi phí liên quán đến khâu lựa chọn vật liệu.  Từ việc lắp dựng bảng hiệu quảng cáo khổ lớn dọc các tuyến quốc lộ đến việc gắn các biển chỉ đường nội bộ, keo dán mở ra nhiều lựa chọn cho công tác lắp dựng trong mọi ngành công nghiệp. Một đối tác tin cậy là đối tác có quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất uy tín, với giải pháp đột phá, giúp tiết giảm chi phí và thời gian cho các nhà thầu, chủ dự án.

Keo dán xây dựng: A – Z | Construction adhesive

Keo dán xây dựng là gì?

Keo dán xây dựng là gì?

Keo dán xây dựng là chất kết dính dùng để liên kết các vật liệu. Keo dán được sử dụng trong xây dựng cho các ứng dụng phổ biến như: dán thảm, gạch, bàn bếp, tấm ốp tường, sàn gỗ, phào chỉ, gương, vv Ngày nay keo dán được dùng để dán liên kết kim loại và các vật liệu khác nhau, dán kết cấu, điển hình như dán gỗ plywood.

Liên kết bằng keo dán là gì?

Liên kết bằng keo dán là gì?

là quá trình dán các bề mặt lại với nhau, thường thông qua lớp keo dán phẳng. Kỹ thuật này đòi hỏi sử dụng hồ dán, keo epoxy hoặc các chất dẻo hoạt động thông qua quá trình bay hơi dung môi hoặc đóng rắn nhờ nhiệt hoặc áp suất.

Lợi ích của liên kết bằng keo dán

Lợi ích của liên kết bằng keo dán

Khoa học và công nghệ keo dán đã đạt được những bước tiến vĩ đại trong những thập kỷ qua và tiếp tục tiến bộ từng ngày. Keo dán xây dựng mang lại nhiều lợi ích độc đáo so với phương pháp liên kết hàn nối và liên kết cơ khí truyền thống.
  • Keo dán liên kết các loại vật liệu khác nhau và các loại vật liệu khó liên kết
  • Keo dán tạo ra lớp màng ngăn ngừa ăn mòn tiếp xúc thường xảy ra giữa các kim loại khác nhau.
  • Keo dán có thể liên kết các vật liệu khó bám kính như nhựa, kim loại chứa dầu hoặc cao su silicone.
  • Keo dán liên kết đồng thời bịt kín mối nối
  • Sử dụng keo dán để liên kết 2 bề mặt vật liệu cũng giúp ngăn nước, hơi ẩm, bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác Keo dán giảm tập trung ứng suất tại vị trí đinh vít và ốc vít Liên kết cơ khí đòi hỏi phải khoan lỗ. Liên kết các lỗ với nhau sẽ tập trung ứng suất tại vị trí liên kết. Keo dán dàn đều trên toàn bộ diện tích liên kết thay vì tập trung vào một điểm.
  • Keo dán cải thiện thẩm mỹ
  • Keo dán tạo ra liên kết gần như vô hình, tạo ra bề mặt phẳng nhẵn, không để lộ đinh vít, đầu đinh hay bu lông. Keo dán cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vệ sinh sau khi hàn nối. Keo dán còn giúp giảm bơt rung chấn, va đập, mỏi và ồn Keo dán giúp giảm va đập, rung chấn, mỏi.

Ưu điểm của liên kết bằng keo dán

Ưu điểm của liên kết bằng keo dán

Phân bổ ứng suất, giảm ứng suất cục bộ + Không để lộ mối nối + Keo dán đóng vai trò dán và bịt kín, kháng rung chấn, chống ăn mòn tiếp xúc. Keo dán được sử dụng cho các ứng dụng dán liên kết kim loại với kim loại, nhựa, kính, cao su và nhiều kết hợp vật liệu khác, không làm thay đổi kích thước hình học của các chi tiết liên kết. Keo dán không làm tăng tải trọng đáng kể cho các chi tiết vật liệu, dùng để dán liên kết nhiều loại vật liệu khác nhau và vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ. Một trong ưu điểm lớn nhất của keo dán chính là tính đa dụng.

Ứng dụng của keo dán

Ứng dụng của keo dán

Từ lâu liên kết cơ khí đã trở thành phương pháp tiêu chuẩn trong liên kết các vật liệu. Tuy nhiên, gần đây, với sự phát triển của công nghệ sản xuất, keo dán liên kết ngày càng được ưa dùng như là một giải pháp kỹ thuật thay thế. Liên kết cơ khí bằng ốc vít và đinh tán, hàn nối, hàn nhiệt cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc phân bố lực lại không đều, ảnh hưởng đến độ bền kết cấu. Ngoài ra, liên kết cơ khí còn tiềm ẩn nguy cơ gây ăn mòn tiếp xúc và tăng tải trọng cho cấu kiện. Liên kết bằng keo dán có mang lại nhiều ưu việt về tải trọng, độ bền kết cấu, giảm thiểu ăn mòn tiếp xúc.

Chuẩn bị bề mặt, thiết kế mối nối và thi công keo dán

Chuẩn bị bề mặt, thiết kế mối nối và thi công keo dán

Việc thi công keo dán xây dựng cũng quan trọng như việc lựa chọn keo trám xây dựng. Để bảo đảm độ bám dính kết cấu tốt nhất, bề mặt dán phải được chuẩn bị kỹ, làm sạch, loại bỏ mọi bụi bẩn, dầu mỡ, ẩm và các chất gây oxy hoát. Các biện pháp thường dùng là mài, chà nhám và vệ sinh bằng dung dịch hóa chất. Việc lựa chọn dung môi vệ sinh tùy thuộc vào loại vật liệu bề mặt. Thông thường aceton có thể giúp vệ sinh dễ dàng hầu hết các loại bề mặt. Keo dán xây dựng có thể được thi công bằng nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với thiết kế sản phẩm như thi công bằng chổi hoặc phun máy, tùy thuộc vào kích thước hình học của bề mặt và lượng keo cần dùng. Với dòng keo dán xây dựng thi công tấm ốp tường, tấm alu hay vách dựng, cách phổ biến hiện nay là dùng súng bơm như bơm keo silicone.

An toàn khi thi công keo dán xây dựng

An toàn khi thi công keo dán xây dựng

Keo dán xây dựng thuộc nhóm vật liệu xây dựng có chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi có thể có hại cho sức khỏe. Cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi thi công như khẩu trang, kính mắt, găng tay, và thi công ở nơi thoáng khí.

Đóng rắn và kiểm tra bám dính của keo dán xây dựng

Đóng rắn và kiểm tra bám dính của keo dán xây dựng

Keo dán xây dựng một thành phần đóng rắn ở dải nhiệt độ -30oC đến 60oC Với nhiều hạng mục thi công keo dán, cần phải sử dụng thêm dụng cụ để neo giữ và cố định tạm các chi tiết lắp đặt cho đến khi keo dán khô hoàn toàn. Khi lựa chọn keo dán, điều quan trọng là phải xác định các dạng ứng suất làm việc để chọn ra loại keo có thể chịu được các ứng suất đó; ví dụ như co giãn nhiệt. Khi kiểm tra phá hủy mẫu keo, dạng phá hủy có thể là phá hủy cố kết hoặc phá hủy bám dính. Nếu keo dán cứng, thì khả năng keo sẽ bị nứt nhưng còn tùy thuộc vào các ứng suất và các điều kiện vận hành.

Keo dán xây dựng khắc phục các nhược điểm của phương pháp liên kết cơ khí và hàn nhiệt

Keo dán xây dựng khắc phục các nhược điểm của phương pháp liên kết cơ khí và hàn nhiệt

Trước khi các nhà phát minh keo dán hiện đại cho ra đời các loại keo dán, các kỹ sự phải chọn một trong hai phương pháp liên kết: hàn cơ khí hoặc hàn nhiệt. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu thị trường, sự tiến bộ về công nghệ vật liệu xây dựng và yêu cầu sản xuất phức tạp đòi hỏi nhiều hơn ở các nhà sản xuất. Ngành keo dán đã cho ra đời các phương pháp đổi mới và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong xây dựng đồng thời khắc phục các nhược điểm, thiếu sót của phương pháp liên kết cơ khí truyền thống

Nhược điểm của phương pháp liên kết cơ khí

Nhược điểm của phương pháp liên kết cơ khí

• Tăng trọng lượng • Đòi hỏi phải khoan tạo lỗ, có thể làm yếu chi tiết • Để lộ mối nối liên kết • Tại trọng cục bộ, gây ứng suất mỏi • Gây ăn mòn tiếp xúc

Nhược điểm của phương pháp hàn nhiệt

Nhược điểm của phương pháp hàn nhiệt

• Bề mặt hàn phải đủ dày • Khó tháo hoặc sửa • Thẩm mỹ không cao • Đòi hỏi kỹ thuật hàn nối cao

Cấu tạo của mối nối dán keo

Cấu tạo của mối nối dán keo

Cấu tạo của mối nối dán keo

Mối nối dán keo gồm 2 bề mặt vật liệu, keo dán được điền vào phần tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, lớp keo dán thường không đồng đều và phẳng.

Bám dính/adhesion là gì

Bám dính/adhesion là gì

Bám dính/Adhesion là một chuỗi các phản ứng lý hóa diễn ra tại vị trí tiếp xúc giữa 2 vật liệu, tạo ra liên kết kín khít, và lực hấp dẫn giữa 2 loại vật liệu.

Cường độ bám dính/Adhesion strength là gì?

Cường độ bám dính/Adhesion strength là gì?

Cường độ bám dính/Adhesion strength là lực cần thiết để tách 2 chi tiết đã được dính với nhau trên 1 giao diện.

3 lỗi bám dính phổ biến của keo dán xây dựng

3 lỗi bám dính phổ biến của keo dán xây dựng

3 lỗi bám dính phổ biến của keo dán xây dựng

 Structural failure – cấu trúc của vật liệu bị lỗi gần với vị trí mối nối.  Lỗi bám dính – bề mặt vật liệu bị tách khỏi lớp keo dán.  Lỗi cố kết – lớp keo bị lỗi. Cơ chế lỗi cố kết là do lực hấp dẫn giữa các phân tử để kết dính vật liệu ở trạng thái đồng nhất.

Một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn keo dán

Một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn keo dán

+ Độ bền trượt và bóc tách giữa các vật liệu + Chịu nhiệt + Độ giãn dài hoặc độ giòn + Độ nhớt + Yêu cầu về thời gian lưu hóa

Cách chọn keo dán xây dựng

Cách chọn keo dán xây dựng

• Vật liệu bề mặt dán keo (có keo dán dùng cho kim loại, ceramic, nhựa, cao su, bê tông, gỗ, kính, tấm alu, keo dán an toàn cho gương vv) • Yêu cầu độ bền bám dính; • Yêu cầu về độ đàn hồi của mối nối dán keo; • Các điều kiện môi trường (nước, dải nhiệt độ, hóa chất); • Nhiệt độ làm việc • Kiểu thiết kế mối nối dán keo • Điều kiện lưu hóa • Chi phí

Đặc tính của một số loại keo dán

Đặc tính của một số loại keo dán

Epoxy (loại một thành phần và 2 thành phần)
  • Kháng hóa chất tốt (acid, alkali);
  • Kháng dung môi và dầu tốt;
  • Chịu nước, chịu nhiệt tốt
  • Bám dính bền lâu
  • Ít co ngót
  • Có khả năng điền đầy các loại khe rộng
  • Giòn (dễ bị gẫy)
  • Độ bền bóc tách
Urethane
  • Độ bền bóc tách tốt
  • Độ đàn hồi tốt
  • Kháng nước, hóa chất, dung môi và dầu trung bình
Acylic
  • Kháng axit và dầu khoáng tốt;
  • Kháng alkali trung bình;
  • Kháng dung môi và dầu thực vật kém
  • Chịu nhiệt tốt
  • Lưu hóa nhanh;
  • Đàn hồi tốt ở nhiệt độ thấp
  • Mùi đặc trưng (không độc).
Cyanoacrylate
  • Keo dán phù hợp nhất cho liên kết các chi tiết nhỏ;
  • Lưu hóa nhanh/nhanh khô
  • Cường độ bám dính cao
  • Cố kết giữa các lớp mỏng tốt
  • Độ bền bóc tách thấp
  • Giòn (đàn hồi kém)
  • Phân hủy sinh học chậm.
  • Silicone
  • Chịu nhiệt tốt
  • Kháng hóa chất (axit, alkali), dung môi, dầu và nước tốt
  • Phù hợp cho các ứng dụng ngoài trời
Polyvinyl acetate (PVA)
  • Dính nhanh
  • Kháng hóa chất (axit, alkali) tốt
  • Kháng dung môi trung bình
  • Phù hợp cho các ứng dụng trong nhà
  • Chịu nước trung bình
  • Dùng cho các bề mặt rỗng xốp
  • Không dùng cho các khe rộng.
Formaldehyde
  • Chịu nhiệt tốt
  • Chịu nước trung bình
  • Tỏa mùi độc
  • Dùng cho bề mặt rỗng xốp
  • Kinh tế

Các loại keo dán và ứng dụng

Các loại keo dán và ứng dụng

Keo dán dùng cho kim loại Epoxy Polyurethane Acrylic Silicone Keo dán dụng cho ceramic Polyurethane Acrylic Epoxy Silicone Keo dán dụng cho nhựa Cyanoacrylate Polyurethane Epoxy Acrylic Keo dán dụng cho cao su Silicone Epoxy Polyurethane Cyanoacrylate Keo dán dụng cho gỗ Formaldehydes (Phenol Formaldehyde, Thermoset Urea Formaldehyde (UF), Thermoset Melamine Formaldehyde (MF)) Polyvinyl acetate (PVA, White Glue) Aliphatic resin (Yellow Glue) Polyurethane Keo dán dụng cho giấy Polyvinyl acetate (PVA, White Glue) Epoxy Polyurethane Thermoset Melamine Formaldehyde (MF) Keo dán dụng cho kính Acrylic Epoxy Cyanoacrylate

Xu hướng sử dụng keo dán thay thế cho liên kết đinh vít cơ khí truyền thống

Xu hướng sử dụng keo dán thay thế cho liên kết đinh vít cơ khí truyền thống

Liên kết bằng keo dán ngày càng trở thành phương pháp liên kết được ưa dùng trong xây dựng. Keo dán trên bề mặt rộng, duy trì độ đàn hồi sau khi khô hoàn toàn và bám dính nhanh mà không cần neo gá. Keo dán xây dựng được làm từ 2 hệ, gồm keo dán gốc nước và keo dán gốc dung môi. Nhờ quy trình sản xuất công nghiệp tự động hóa, chi phí sản xuất được tối ưu, tạo ra sản phẩm keo dán xây dựng có giá cả ngày một cạnh tranh so với đinh vít truyền thống. Nhu cầu vật liệu nhẹ, hoàn thiện thẩm mỹ ngày càng cao. Việc dán liên kết các vật liệu tổng hợp và vật liệu kim loại khác nhau vẫn là thách thức đối với ngành xây dựng xét từ yêu cầu cường độ bám dính và co giãn nhiệt.

Keo dán kết cấu là gì?

Keo dán kết cấu là gì?

là keo dán mà sau khi đóng rắn, lưu hóa có thể giữ và liên kết hai hoặc nhiều bề mặt với nhau, chịu lực trong suốt vòng đời sản phẩm. Keo dán kết cấu còn có tên gọi khác là keo dán chịu lực. Keo dán kết cấu có thể bị nhiều tác động khác nhau như sốc, va đập, rung chấn, thay đổi nhiệt độ và nhiều tác nhân khác gây phá hủy hoặc làm giảm cường độ, độ bền nhưng vẫn bám dính tốt vào bề mặt vật liệu. Các bề mặt vật liệu có thể giống hoặc khác nhau, bao gồm nhôm, nhựa, kim loại, bê tông, gỗ, đá vv. Các chi tiết được liên kết bằng keo dán có thể chịu lực tác động thường xuyên hoặc nhất thời.

Một số loại ứng suất điển hình trong mối nối dán keo

Một số loại ứng suất điển hình trong mối nối dán keo

Một số loại ứng suất điển hình trong mối nối dán keo

Bất kể mối nối dán keo thuộc loại nào, điều quan trọng là phải hiểu rõ các loại ứng suất khác nhau tác động vào mối nối dán keo. Keo dán làm việc tốt nhất khi ứng suất tác động lên keo dán theo 2 chiều, phân bố lực trên toàn bộ diện tích dán keo. Keo dán hoạt động kém hiệu quả nhất khi bị lực tác động lên keo dán theo 1 chiều, lực tập trung cục bộ vào mép đường keo dán.

Tăng cường bám dính cho keo dán

Tăng cường bám dính cho keo dán

Khả năng bám dính của lớp phủ (sơn, keo dán) với bề mặt vật liệu là tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng, độ bền và thẩm mỹ của lớp phủ. Để có độ bám dính tốt, việc thi công cần kết hợp xử lý bề mặt như vệ sinh (khử dầu mỡ), vệ sinh bằng phương pháp cơ học hoặc hóa học, trà nhám và tăng khả năng thấm ẩm cho bề mặt.Vệ sinh Bước đầu tiên và là bước bắt buộc của việc chuẩn bị bề mặt trước khi thi công là vệ sinh, làm sạch và khử dầu mỡ. Tại bước này, các chất gây ô nhiễm được loại khỏi bề mặt: dầu khoáng (dầu chống gỉ, dung dịch cắt (chất làm nguội), dầu mỡ vv), bụi bẩn (từ sơn, dầu độc thực vật, dấu vân tay). Kỹ thuật vệ sinh: Vệ sinh bằng dung môi – loại bỏ bụi bẩn (dầu khoáng, dấu vân tay vv) bằng cách hòa tan chúng trong dung môi. Có thể dùng các loại dung môi phổ biến trên thị trường. Tạo nhám bề mặt Tạo tám bề mặt giúp tăng độ bám dính của lớp phủ với bề mặt nhờ sự kết hợp của diện tích bề mặt lớn hơn và hiệu ứng neo của cấu trúc vi mao trên bề mặt nhám. Bề mặt vật liệu có thể được tạo nhám bằng phương pháp cơ khí hoặc hóa học. Phun cát, dùng chổi sắt, trà nhám bằng giấy giáp. Bề mặt sau đó cần được vệ sinh bằng xịt hơi kết hợp với chổi sạch hoặc dung môi sau khi trà nhám. Sơn lót Sơn lót là lớp trung gian giữa bề mặt vật liệu và lớp phủ keo, có khả năng bám dính với cả 2 bề mặt vật liệu. Sơn lót được dùng khi độ bám dính của lớp phủ keo với bề mặt kém. Sơn lót trường là chất lỏng, dùng làm ẩm bề mặt và điền đầy vào các lỗ rỗng siêu nhỏ trên bề mặt vật liệu. Năng lượng bề mặt vật liệu được sơn lót tăng, làm tăng khả năng thấm ẩm và tăng độ bám dính của keo với bề mặt. Ngoài việc tăng độ bám dính với bề mặt, lớp lót còn giúp bề mặt không bị oxi hóa và ăn mòn. Chất xúc tác tăng cường bám dính Chất xúc tác có các phân tử có liên kết bền với bề mặt vật liệu dưới dạn một lớp rất mỏng. Các phân tử có thể phản ứng hóa học với vật liệu để tạo ra khả năng bám dính tốt với bề mặt vật liệu. Xử lý Plasma Xử lý plasma là phương pháp vật lý dùng để tăng độ bám dính giữa các bề mặt thông qua tác động hóa học vào bề mặt. Xử lý plasma được sử dụng để tăng độ bám dính cho các loại vật liệu polymers (như polypropylene, polyethylene). Năng lượng bề mặt của các polymer thấp, do đó khả năng thấm ẩm và cường độ bám dính với lớp keo thấp. Xử lý plasma giúp tăng năng lượng bề mặt và cải thiện bám dính.

KEO DÁN XÂY DỰNG | CONSTRUCTION ADHESIVE

Dán liên kết ốp phào chỉ bằng keo dán xây dựng
Dán liên kết ốp phào chỉ bằng keo dán xây dựng

Keo dán xây dựng dùng cho dán kết cấu và phi kết cấu có vai trò ngày càng quan trọng do có nhiều loại vật liệu mới, phương pháp thi công mới ra đời và do áp lực về tiến độ thi công ngày càng tăng. Dán liên kết bao gồm các ứng dụng đơn giản như dán các tấm gỗ, tấm thạch cao, tấm bảo ôn đến dán các cấu kiện ốp mặt tiền và gia cố kết cấu.

Vì sao keo dán xây dựng đàn hồi có cường độ bám dính cao hơn phương pháp liên kết cơ học?

Ưu điểm lớn nhất của keo dán xây dựng đàn hồi hoặc dán liên kết đàn hồi so với phương pháp liên kết cơ khí truyền thống bằng vít hoặc đinh là diện tích liên kết lớn hơn, nhờ đó việc phân bổ lực hay ứng suất cũng đồng đều hơn nhiều.

Nhược điểm duy nhất của keo dán xây dựng là chiều sâu liên kết nhỏ hơn so với phương pháp liên kết bằng vít hoặc đinh. Vì vậy, cần phải bảo đảm bề mặt vật liệu liên kết phải có đủ cường độ và keo dán phải có chất lượng tốt để bảo đảm liên kết bền chắc.

Keo dán xây dựng đàn hồi giúp cho việc thi công nhanh hơn, an toàn hơn và bền hơn.

| Nhanh hơnFaster
  • Yêu cầu ít công dụng cụ hơn
  • Thi công nhanh gọn
  • Không cần gá giữ
| An toàn hơnsafer
  • Không làm hư hỏng các cấu kiện
  • Thi công dễ dàng ngay cả với các bề mặt không bằng phẳng
 
| Bền hơnDurable
  • Keo dán giúp truyền và bù ứng suất
  • Không có hơi ẩm giữa các cấu kiện
  • Không gây ăn mòn
Xem thêm ứng dụng và thi công keo dán xây dựng tại đây.

  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội