Skip to main content

Tác giả: admin

Bí quyết lựa chọn đúng loại băng dính giấy phù hợp

Băng dính giấy masking tape NO 7288 cho mep son nhu yĐể lựa chọn đúng loại băng dính giấy khi thi công sơn và keo trám, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
  • Nhiệt độ thi công là bao nhiêu độ?
  • Thời gian dán băng dính đến khi gỡ là bao lâu?
  • Có yêu cầu cao về mép sơn hoàn thiện không?
Băng dính dùng cho thi công sơn và keo trám có các tên gọi khác nhau như băng dính giấy, băng dính che phủ bề mặt, băng dính sơn, băng dính bảo vệ bề mặt, là vật tư quan trọng dùng để bảo vệ bề mặt, che bề mặt không cần sơn phủ hay trám keo trong thời gian thi công sơn hoặc keo trám. Băng dính giấy che phủ bề mặt, như chính tên gọi của nó, có chức năng bảo vệ bề mặt trong quá trình sơn, hàn, thi công keo trám vv và giúp tạo ra mép sơn, mép keo thẳng, sắc nét, đạt yêu cầu về thẩm mỹ, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoàn thiện trong thi công sơn và trám keo. Hầu hết các loại băng dính giấy đều được thi công bằng tay nên yêu cầu đối với băng dính là phải mỏng, dẻo, dai, dễ xé và dễ thi công, có khả năng bám dính với các bề mặt gồ ghề, các góc cạnh khác nhau, và không được để lại keo trên bề mặt sau khi gỡ, không làm bong bật sơn. Đối với yêu cầu sơn cao cấp hơn thì còn phải có khả năng chịu nhiệt. Xem thêm: https://vinats.com/mua-bang-dinh-che-son-tot-chinh-hang-o-dau-nitto-no-7288/ Với kinh nghiệm hơn 100 năm nghiên cứu và phát triển các dòng băng dính cho xây dựng, tập đoàn Nitto Denko, Nhật Bản là nhà sản xuất hàng đầu về băng dính giấy che phủ bề mặt Masking tape No.7288 với các tính năng: mỏng dẻo dai, dễ thi công, bám dính tốt với nhiều loại bề mặt gồ ghề, góc cạnh, không để lại keo trên bề mặt, chịu được nhiệt độ lên đến 150 độ trong 30 phút, là sản phẩm lý tưởng cho thi công sơn tường, sơn ô tô, thi công keo trám xây dựng. Xem thêm chi tiết sản phẩm tại đây.

Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại

Corrosion Nitto Denko VTS Xem thêm: |Nitohullmac XG | No. 59 Series Ăn mòn kim loại là một vấn đề nguy hiểm và cực kì tốn kém. Ăn mòn có thể khiến các tòa nhà, những cây cầu sụp đổ, làm gẫy đường ống dẫn dầu, rò rỉ ở các nhà máy hóa chất, các đường ống nước. Loại ăn mòn phổ biến nhất là ăn mòn do các phản ứng điện hóa. Quá trình điện hóa có khả năng bẻ gãy liên kết trong các hợp chất hóa học thành các nguyên tố hoặc tạo ra các hợp chất mới, là quá trình mang tính phá hoại hoặc có ích. Ăn mòn là hệ quả dễ thấy nhất của các phản ứng điện hóa xảy ra giữa kim loại và các vật chất có trong môi trường xung quanh. Các điểm tiếp điện bị ăn mòn có thể có thể gây hỏa hoạn và nhiều vấn đề khác, vật liệu cấy ghép y học bị ăn mòn có thể gây nhiễm trùng máu, ô nhiễm không khí có thể gây ăn mòn phá hoại các tác phẩm nghệ thuật thế giới. Ăn mòn thách thức công tác xử lý rác thải hạt nhân, loại rác phải được chứa trong các thùng chứa kín trong hàng chục ngàn năm. Loại ăn mòn phổ biến nhất là ăn mòn do các phản ứng điện hóa. Ăn mòn xảy ra khi hầu hết các nguyên tử trên bề mặt một cấu kiện kim loại bị ô xi hóa, phá hủy toàn bộ bề mặt cấu kiện. Hầu hết các kim loại đều dễ bị ô xi hóa: do kim loại có xu hướng mất các electron cho ô xi (và các nguyên tố khác) trong môi trường không khí hay môi trường nước. Khi ô xi bị giảm số ô xi hóa (nhận e), nó hình thành nên ô xít kim loại tương ứng. Khi quá trình ô xi hóa khử diễn ra ở các loại kim loại khác nhau và có tiếp xúc với nhau, quá trình ăn mòn này được gọi là ăn mòn điện ly. Ăn mòn điện ly thường xảy ra trong các thiết bị điện, nước và hơi ẩm bị thu hút vào khu vực giữa hai điểm tiếp xúc mang điện và tạo ra một hiệu điện thế. Kết quả là hình thành một pin điện hóa giữa chúng. Ví dụ với một kết cấu kim loại như Tượng Nữ Thần Tự Do. Bức tượng trông khỏe khoắn và bền vững. Nhưng cũng như bất kì một vật thể kim loại khác, nó cũng không bền vững mãi khi phản ứng với các chất tồn tại ở môi trường xung quanh và bị phá hủy dần. Đôi khi, sự phá hủy này là vô hại và thậm chí có ích: lớp phủ màu xanh nhạt bao ngoài bức tượng đồng bảo vệ nó khỏi sự phá hủy của thời tiết. Tuy nhiên phía bên trong bức tượng, ăn mòn đã trở nên trầm trọng sau nhiều năm. Khung sắt của tượng và lớp vỏ đồng đóng vai trò như hai điện cực của một cục pin lớn, vì thế gần nửa khung sắt của bức tượng đã bị ăn mòn vào năm 1986, kỉ niệm 100 năm khánh thành bức tượng.
Ăn mòn tự nhiên
Một số kim loại có đặc tính kháng ăn mòn thụ động hay là kháng ăn mòn tự nhiên. Điều này xảy ra khi kim loại phản ứng với ô xi trong không khí. Kết quả là một màng mỏng ô xít ngăn kim loại không bị tiếp tục ăn mòn nữa. Lớp màng ô xít hình thành trên mặt đồng và tính chất kháng thời tiết của các thành phần đúc vỏ bức tượng đồng là một ví dụ. Nếu lớp màng này bị phá hủy do sức ép lên kết cấu –trên một cây cầu chẳng hạn hoặc vết xước, thì việc bảo vệ ăn mòn không có tác dụng nữa. Trong các trường hợp đó, vật liệu có thể lại được tái lập lớp bảo vệ chống ăn mòn thụ động, nhưng nếu không tái lập được, thì chỉ một số điểm của cấu kiện bị ăn mòn. Sau đó việc phá hủy thường trở nên nghiêm trọng hơn vì ăn mòn tập trung vào những điểm này. Ăn mòn có hại có thể được ngăn chặn theo nhiều cách. Các dòng điện có thể tạo thành màng chống ăn mòn thụ động trên mặt các kim loại không tạo được lớp màng ô xít. Một số kim loại ổn định hơn trong một số môi trường cụ thể nào đó, và các nhà khoa học đã phát minh ra các hợp kim như thép không rỉ để nâng cao khả năng kháng ăn mòn trong một số trường hợp đặc biệt. Một số kim loại được xử lý laze để tạo ra a non-crystalline structure, có thể chống ăn mòn. Trong công nghiệp mạ, sắt và thép được phủ kẽm hoạt tính, phương pháp giúp hình thành một cục pin trong đó kẽm sẽ được mài mòn thay vì sắt. Các kim loại khác được bảo vệ bằng cách mạ điện với một chất trơ hoặc kim loại có khả năng kháng ăn mòn thụ động. Phủ màng phi kim như nhựa, composite, sơn, dầu cũng có thể chống ăn mòn. Ngoài các biện pháp trên, tập đoàn Nitto Denko, Nhật Bản đã nghiên cứu và cho ra đời bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nithullmac XG series cho các cấu kiện ngoài trời và trong nhà máy và No.59 Series cho các cấu kiện dưới nước biển và chôn ngầm dựa trên cơ chế ức chế ăn mòn kim loại. Bộ sản phẩm gồm 4 lớp bảo vệ, với lớp mỡ lót trong cùng có tác dụng trung hòa và ức chế phát triển ăn mòn, sét trám khe tạo phẳng, băng cuốn bảo vệ mỡ lót và sơn phủ, tạo thành một hệ kín kháng tia UV, chống thấm, ngăn ngừa sự xâm nhập của oxy, nước mưa và các tạp chất gây ăn mòn khác. Tổng hợp bởi VTS team. Nguồn: https://www.electrochem.org/corrosion-science

Dán băng dính giấy như 1 chuyên gia với 4 bước đơn giản.

Dán băng dính giấy (tiếng anh gọi là masking tape) là khâu rất quan trọng trong thi công sơn và keo trám để bảo đảm có mép sơn sắc nét và thẩm mỹ đồng thời tiết kiệm thời gian vì nó giúp bạn làm đúng ngay từ lần đầu. Dưới đây là 4 bước đơn giản.
1/4. Vệ sinh bề mặt

1/4. Vệ sinh bề mặt

Bề mặt dán băng dính giấy phải sạch, khô và không dính bụi bẩn để băng có thể bám tốt.
2/4. Dán băng dính che phủ bề mặt

2/4. Dán băng dính che phủ bề mặt

Dán băng lên bề mặt cần che phủ bảo vệ, ấn nhẹ tay theo chiều đi băng. Không kéo giãn băng, tránh để băng bị nhấc lên hoặc bị rách.
3/4. Miết băng dính

3/4. Miết băng dính

Miết để bảo đảm băng dính bám đều lên toàn bộ bề mặt cần che phủ bảo vệ bằng dao hoặc miếng nhựa có cạnh nhẵn.
4/4. Chờ cho băng dính khô

4/4. Chờ cho băng dính khô

Chờ khoảng 5-10 phút trước khi thi công sơn hoặc keo trám.
Xem thêm cách chọn loại băng dính phù hợp tại đây.

8 điều kiện bảo đảm thi công keo trám đạt chất lượng

1. Vệ sinh kỹ bề mặt thi công keo trám

1. Vệ sinh kỹ bề mặt thi công keo trám

Tất cả các nhà sản xuất đều đưa ra yêu cầu này trong quy trình thi công keo. Khi nguyên tắc cơ bản này bị vi phạm thì keo trám sẽ có vấn đề về bám dính. Một số vấn đề chính khi vệ sinh bề mặt thi công keo trám gồm: Không hề vệ sinh bề mặt
  • Sử dụng dung môi bẩn hoặc bị nhiễm bẩn để vệ sinh bề mặt
  • Sử dụng không đúng loại dung môi cho loại keo trám
  • Để cho dung môi bẩn khô trên bề mặt thi công keo
  • Sử dụng rẻ hoặc chổi bẩn để vệ sinh bề mặt
  • Dùng rẻ có dính lông để vệ sinh bề mặt
  • 2.	Sử dụng keo trám chất lượng cao phù hợp

    2. Sử dụng keo trám chất lượng cao phù hợp

    Lỗi bám dính phổ biến là do sử dụng keo trám và primer (sơn lót) không đúng chủng loại. Điều này có nghĩa là gì?
    • Keo trám có chất lượng thấp. Hiện nay keo trám MS sealant, bằng công nghệ polyme cải tiến và đột phá, có thể khắc phục được các nhược điểm của các dòng keo trám gốc PU và gốc silicon.
    • Không sử dụng primer (sơn lót)
    • Sử dụng quá nhiều primer
    • Sử dụng primer không đúng chủng loại cho bề mặt thi công hoặc cho loại keo trám
    • Không có thời gian chờ cho primer khô hoàn toàn trước khi thi công keo trám.

    3. Điều kiện thời tiết khi thi công keo trám

    Nhiệt độ thời tiết khi thi công có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công.
    • Thời tiết lạnh/nhiệt độ thấp có thể khiến keo trám bị giảm độ nhớt, nên việc thi công không tránh khỏi bóng khí và khó miết keo. Không khí lạnh có thể làm chậm quá trình lưu hóa (đóng rắn keo) nếu bề mặt thi công đã co lại do nhiệt độ thì mối nối keo sẽ mở rộng. Vấn đề xảy ra khi bề mặt thi công ấm lên và giãn nở khiến cho mối nối co lại và keo bị bong ra hoàn toàn.
    • Nhiệt độ cao có thể khiến cho keo bị sụt hoặc chảy ra khỏi mối nối và làm mất tác dụng của keo trám. Keo bị xe mặt quá sớm sẽ dẫn đến rạn nứt trên bề mặt keo.
    • Bề mặt thi công bắt buộc phải khô. Sương, đọng sương hoặc ẩm ướt trên bề mặt sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của keo. Bề mặt còn ẩm ướt sau mưa
    4.	Keo còn hạn sử dụng

    4. Keo còn hạn sử dụng

    • Nhiều loại keo trám trông rất giống nhau nhưng tính năng hoạt động lại không giống nhau.
    • Lưu kho không đúng cách có thể khiến cho keo trám bị khô, lưu hóa hoặc quá hạn
    5.	Bề mặt mối nối nhẵn sạch

    5. Bề mặt mối nối nhẵn sạch

    • Các mép mối nối phải nhẵn và không bị răng cưa để đảm bảo keo không tạo bóng khí trong quá trình thi công.
    • Loại bỏ vữa còn rót lại trên bề mặt chuẩn bị thi công để tránh mất bám dính
    6.	Tầm quan trọng của xốp chèn khe backer rod

    6. Tầm quan trọng của xốp chèn khe backer rod

    • Xốp chèn khe tạo độ sâu keo theo thiết kế, theo tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều sâu, có tác dụng như 1 lớp chống bám dính, tạo ra bề mặt chắc chắn cho việc cắt mặt keo.
    • Mối nối có bám dính 3 mặt sẽ ảnh hưởng đến độ cố kết hoặc độ bám dính của keo hoặc cả hai.
    • Không nên sử dụng xốp chèn lót có cell kín để thi công các loại keo đóng rắn nhờ hơi ẩm trong không khí. Tránh không làm thủng xốp chèn lót để tránh khí rò rỉ từ xốp chèn lót.
    • Không được sử dụng xốp chèn lót loai cell mở nếu có nguy cơ hơi ẩm thấm vào xốp chèn lót.
    • Xốp chèn lót được níu giữ trong mối nối nhờ vào lực ma sát. Vì vậy, cần lựa chọn xốp có đường kính lớn hơn bề rộng khe 20%. Nếu xốp quá nhỏ so với bề rộng khe, sẽ không có tác dụng mong muốn và không thể cắt mặt keo.
    7.	Sử dụng băng dính che phủ bề mặt, ngăn cách

    7. Sử dụng băng dính che phủ bề mặt, ngăn cách

    • Đối với mối nối có mặt đáy chắc chắn, phải dùng băng dính ngăn bám dính và cho mối nối nông không dùng được xốp chèn lót.
    • Để bảo đảm đường keo sau khi hoàn thiện đẹp, thẳng, không gây bẩn cho các bề mặt xung quanh, cần phải sử dụng băng dính che phủ bề mặt. Loại khuyên dùng là băng dính cao cấp masking tape No 7288 của Nitto Denko, Nhật Bản.
    • Việc lựa chọn kích thước băng dính ngăn cách rất quan trọng. Nếu băng dính quá nhỏ, có thể dẫn đến bám dính 3 mặt. Nếu băng dính quá rộng, băng dính có thể bị gấp ở phần đáy mối nối và 2 thành khe, làm mất bám dính.
    8.	Miết keo

    8. Miết keo

    • Giúp đảm bảo độ kín khín của mối nối bằng cách loại bỏ các bóng khí tạo ra trong quá trình bơm keo.
    • Ép cho keo bám dính với mặt khe, tăng độ bám dính.
    • Keo được điền đầy và dàn lên xốp chèn khe và tạo thành hình đồng hồ cát.
    • Nếu không miết và cắt mặt keo, phần diện tích bám dính giữa keo và 2 mặt của mối nối sẽ không đủ để tránh keo tách khỏi 2 thành của mối nối.

    Ưu điểm của keo trám khe MS sealant so với keo PU

    Bảng so sánh các tính năng ưu việt của keo trám khe MS sealant so với keo PU

    Characteristics/đặc tính kỹ thuật  Keo trám khe MS Sealant

    PU sealant 

     C920 Compliant/đáp ứng tiêu chuẩn C920 Yes/có Yes/có
    Tack Free Time/thời gian lưu hóa bề mặt <1 hour/1 giờ >1 hour/1 giờ
    Movement Capability (ASTM C719)/Độ co giãn ±50% ±25%/±50%
    VOC Content/hàm lượng VOC

    Low

    (<10g/L, comply to SCAQMD rule 1168)/thấp

    High /cao
    Contain Solvent & Isocyanate (Hazardous)/chứa dung môi và Isocyanate (chất nguy hại) No/không Yes/có

    Bubbling

    (caused by isocyanate that reacts with moisture and generates CO2 bubbles in curing process)/bóng khí (do isocyanate phản ứng với hơi ẩm và tạo ra khí C02 trong quá trình lưu hóa

    No/không

    Yes/có

    (the higher the moisture level the more bubbles)/lượng bóng khí tỷ lệ thuận với độ ẩm

    Shrinkage (Recessed) After Cure

    (caused by solvent that evaporates in curing process)/ co ngót sau khi lưu hóa (do dung môi bay hơi trong quá trình lưu hóa)

    No/không Yes/có
    Paintable/có thể sơn lên bề mặt Yes/có Yes/có
    Damp Substrate Bonding/bám dính trên bề mặt ẩm ướt Yes/có No/không
    UV Resistance/chống tia UV Good/tốt Bad/không tốt
    Service Life/tuổi thọ >10 years/10 năm 3-10 years/năm
    Primerless Bonding To Most Substrates/bám dính tốt với hầu hết các loại bề mặt mà không cần dùng lớp lót Yes/có No/không
    Storage Stability/Heat Resistance/độ ổn định nhiệt Good/tốt Bad/không tốt
    Service Temperature/nhiệt độ làm việc -30ºC to +100ºC -40ºC to +70ºC

    Chức năng của keo trám mối nối trong xây dựng

    1. Trám các mối nối giữa các cấu kiện xây dựng và bảo đảm co giãn cho các cấu kiện

    1. Trám các mối nối giữa các cấu kiện xây dựng và bảo đảm co giãn cho các cấu kiện

    2. Ngăn ngừa sâm nhập của:

    1. Ngăn ngừa sâm nhập của: * Nước, hơi ẩm, tuyết * Tiếng ồn/kiểm soát tiếng ồn * Hơi nóng/lửa * Khí, hơi và khói * Bụi bẩn * Ánh sáng * Hóa chất 2. Tăng thẩm mỹ cho công trình

    Ứng dụng của keo trám MS sealant

    Dùng cho các mối nối tấm tường bê tông đúc sẵn

    Dùng cho các mối nối tấm tường bê tông đúc sẵn

    Dùng trám khe co giãn

    Dùng trám khe co giãn

    Dùng trám các mối nối vành đai cửa, cửa sổ.

    Dùng trám các mối nối vành đai cửa, cửa sổ.

    Cơ chế hoạt động và ứng dụng của keo chống cháy lan AS-1001 cho hệ thống phòng chống cháy

    Fire stop sealant as1001Keo chống cháy lan, keo trương nở là keo gốc acrylic một thành phần được dùng cho các mối nối tường ngăn và sàn, trám khe co giãn có yêu cầu chống cháy, trám các tường ngăn trọng lượng nhẹ, quanh vành đai cửa chống cháy để đảm bảo tính đồng nhất về khả năng chống cháy của hệ tường ngăn, đảm bảo co giãn cho các mối nối chống cháy, đáp ứng tiêu chuẩn về chống cháy lan BS EN 1366-4:2006.

    Cơ chế hoạt động

    Keo sẽ chuyển thành dạng bọt (foam) ở nhiệt độ trên 200°C. Đây là sản phẩm không mùi và không gây ăn mòn kim loại. Sau khi thi công và sau khi đóng rắn, sản phẩm này tạo thành một lớp cao su đàn hồi dẻo rắn. Keo chống cháy không phát ra khí độc hại. Có khả năng bám dính với hầu hết các bề mặt vật liệu, không bị nứt hay lão hóa theo thời gian.

    Tiêu chí kỹ thuật

    Keo chống cháy lan AS-1001 gốc acrylic được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn BS EN 1366-4:2006, đáp ứng các tiêu chí về độ đồng nhất, khả năng bảo ôn và khả năng chống cháy lan lên đến 4 giờ. Keo chống cháy lan cho phép cư dân sống trong các khu nhà chung cư và nhân viên các khu văn phòng có đủ thời gian tìm lối thoát an toàn, trước khi kích hoạt hệ thống phòng chống cháy chủ động như bình xịt và hệ thống dập lửa.

    Đặc tính kỹ thuật:

    • Chống cháy đến 4 giờ (theo tiêu chuẩn BS EN 1366-4: 2006).
    • Chống nước, khói và khí
    • Dễ dàng vệ sinh sau khi keo đã khô.
    • Dễ sử dụng vì là keo 1 thành phần.
    • Đặc biệt có độ bền lâu, độ co giãn tốt trong thời gian dài.

    Kết luận

    Hệ thống phòng chống cháy có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ con người và tài sản. Keo chống cháy có thể giúp bảo vệ người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản cho các kết cấu tòa nhà và tài sản một cách hiệu quả. Một phần mục đích của các bức tường ngăn là để ngăn cháy lan ra các khu vực tiếp giáp và keo chống cháy có chức năng trám bít các khe vành đai cửa, cửa sổ, các đầu ống cáp, các mối nối ngữa sàn và trần, giữa các tấm vách tường của các khu vực ngăn vv nhằm hạn chế cháy lan theo chiều dọc và ngang. By VTS team

    Tầm quan trọng của việc chống cháy lan cho các công trình

    Fire stop sealantKhi tính toán thiết kế và thi công các vách ngăn cho các tòa nhà hoặc phòng ở có yêu cầu chống cháy, điều quan trọng là phải tính đến phương án chống cháy thụ động (chống cháy lan). Các tòa nhà thương mại thường có mật độ người ra vào cao. Vì vậy, cần phải bảo đảm sự an toàn cho tòa nhà và những người sống trong tòa nhà, đặc biệt là trong các môi trường có nguy cơ cháy.
    Thiết kế một hệ thống chống cháy vận hành hiệu quả khi có nguy cơ cháy có nghĩa là phải tính toán mọi khía cạnh của việc phòng cháy, trong đó khía cạnh thường ít được quan tâm để ý là ngăn cháy lan, xâm nhập của khói, khí độc khi cháy. Sẽ là thiếu sót lớn và không hiệu quả nếu hệ thống vách ngăn chống cháy được thế kế để ngăn chia khu vực cháy thiếu phần chống cháy lan. Nếu các mối nối vành đai khu vực được ngăn chia (vành đai cửa, cửa sổ, mối nối trần – sàn, vách – vách, vành đai các cổ ống, đường luồn cáp vv) không được trám bằng loại keo chống cháy phù hợp thì khói, khí độc và đám cháy sẽ lan sang khu vực lân cận. Thời gian ngăn cháy (thời gian chống cháy lan) là tiêu chí quan trọng khi đánh giá khả năng ngăn cháy lan của hệ thống phòng cháy thụ động như tường ngăn cháy. Thời gian ngăn cháy tối thiểu thường là 2 đến 4 giờ, là khoảng thời gian đủ dài để giúp cho người trong khu vực cháy di chuyển khỏi khu vực có cháy và đủ dài để thực hiện các hoạt động dập cháy. Tùy vào từng phương pháp chống cháy để xác định loại keo chống cháy phù hợp. Hệ thống chống cháy được làm từ bông sợi thủy tinh (rock wool) kết hợp với lớp sơn phủ chống cháy. Hệ thống tấm panel chống cháy được bố trí giữa các bức tường nhằm bảo đảm không có cháy lan, đồng thời cải thiện khả năng chống ồn. Hệ thống chống cháy hỗn hợp sử dụng thạch cao được áp dụng để bít kín các cổ ống, đường đi cáp và đường ống. Nếu hệ thống này không được bít kín bằng keo trám chống cháy phù hợp, khi có sự cố cháy, khói và khí độc sẽ lan sang khu vực không có cháy tiếp giáp. Keo trương nở hay keo chống cháy lan thường là keo gốc nước hoặc gốc silicon được sử dụng để chống cháy lan. Keo này bám dính tốt với nhiều loại bề mặt vật liệu, có thể ngăn cháy lan đến từ 2 đến 4 giờ. Khi đến nhiệt độ nhất định keo sẽ trương nở, bít kín các khe, vành đai cửa chống cháy, tường chống cháy để ngăn cháy lan, khói và khí độc lan sang các khu vực giáp danh. By VTS Team.

    • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

      Hotline: 038.224.1661
      Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
      Email: vts@vinats.com www.vinats.com


    © 2016 Vinats. All rights reserved

    Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

    CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
    GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
    Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội