Skip to main content

Tác giả: admin

Vấn nạn ăn mòn cấu kiện kim loại tại các nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Ăn mòn cấu kiện tại các nhà xưởng hiện nay là vấn đề đau đầu của các kỹ sư vận hành, làm kéo dài công Corrosion3tác bảo trì, gia tăng chi phí vận hành; giảm hiệu quả vận hành và tiềm ẩn rủi ro về an toàn đối với người vận hành. Để tối ưu vận hành thiết bị thì việc ngăn ngừa ăn mòn là việc rất quan trọng. Điều này có nghĩa là cần phải có lớp áo bảo vệ cho các hạng mục dễ bị ăn mòn.

Các dạng ăn mòn ở nhà máy gồm có:

  • Ăn mòn do ô xy hóa: Quá trình điện hóa trên bề mặt kim loại diễn ra khi các phân tử ô xy hòa tan trong nước. Điều này xảy ra khi bề mặt lớp sơn phủ bảo vệ không có tác dụng hoặc bề mặt kim loại không được sơn phủ bảo vệ.
  • Ăn mòn do tiếp xúc: Là quá trình diễn ra khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau; tạo ra phản ứng điện hóa thúc đẩy quá trình ăn mòn.
  • Ăn mòn do nhiệt: Tốc độ ăn mòn tăng nhanh do có các chất gây ô nhiễm chứa muối tạo ra các bụi gỉ sét làm hỏng các o xit bảo vệ bề mặt.
  • Xói mòn: Kết hợp giữa sự cọ sát bề mặt với môi trường hóa chất độc hại làm mất đi lớp phủ bảo vệ bề mặt.

Các khu vực có nguy cơ ăn mòn cao:

  • Hệ thống đường ống dẫn nước nóng và nước lạnh
  • Nồi hơi
  • Tháp trao đổi nhiệt
  • Bu lông, khớp bích
  • Các mối hàn
  • Ống dẫn khí
  • Băng tải
  • Các cấu kiện ở khu vực có hơi axit
  • Hố thu vv
Ăn mòn cấu kiện ở các nhà máy kéo theo chi phí sửa chữa rất tốn kém, kéo dài hoạt động bảo trì, gây tiêu tốn vật tư; làm giảm hiệu suất hoạt động và nếu không được xử lý, sẽ khiến nhà máy phải đóng cửa. Các chuyên gia công nghiệp khuyến nghị phải ngăn ngừa và kiểm soát ăn mòn như thường xuyên kiểm tra và sử dụng lớp phủ bảo vệ. Tuy nhiên, lớp phủ bảo vệ có hoạt động tốt hay không còn tùy thuộc vào chất lượng; kỹ thuật thi công và việc tạo các điều kiện tối ưu để vệ sinh bề mặt; giữ cho lớp phủ khô ráo theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Cho đến nay giải pháp sơn phủ chỉ mang tính tình thế, chỉ có tác dụng làm chậm quá trình ăn mòn mà chưa phải là biện pháp bảo vệ triệt để, lâu dài. Vina Trade Synergy hợp tác cùng nhà sản xuất Nitto Denko mang đến giải pháp chống ăn mòn toàn diện; triệt để cho các cấu kiện thép ngoài trời và trong môi trường hóa chất, ven biển. Đây là bộ sản phẩm hoàn hảo cho vấn đề ăn mòn; bảo vệ kết cấu thép từ trong ra ngoài với độ bền lên đến 15 năm mà không cần bảo trì; dễ dàng thi công ngay cả với các cấu kiện có hình dạng phức tạp như van, khớp bích, bu lông, khủy ống vv.

Cấu tạo bộ sản phẩm gồm 3 đến 4 lớp.

  • Lớp sơn lót có tác dụng hấp thụ; trung hòa các tác nhân gây ăn mòn trên bề mặt kết cấu thép
  • Lớp băng keo có tác dụng kép chống ăn mòn từ bên ngoài
  • Lớp sơn phủ có tác dụng chống tia UV và chống thấm; ngăn ngừa các tác nhân gây ăn mòn sâm nhập vào bề mặt cấu kiện như bụi hóa chất; dung dịch, hơi nước muối biển gây ăn mòn.
  • Tùy vào hình dạng phức tạp của cấu kiện, có thể cần sử dụng thêm sét trám khe để tạo phẳng; tạo thuận tiện cho việc cuốn băng keo tại các vị trí như mặt bích, van, khớp nối vv.
Hãy bấm vào đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết. Hướng dẫn thi công:

Xử lý keo trám trét vành đai cửa bị hỏng như nào?

Nguyên nhân keo trám trét vành đai cửa bị hỏng:

  • sử dụng keo kém chất lượng
  • không tuân thủ nguyên tắc thiết kế chung keo trám trét
  • giám sát không kỹ

Biện pháp xử lý sửa chữa:

Để sửa chữa keo bị hỏng, trước hết chúng ta phải tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế chung keo trám trét. Ngoài ra chúng ta cũng phải chuẩn bị thêm các dụng cụ như dao trổ, máy cắt tay, rẻ lau để có thể bóc bỏ keo cũ và làm vệ sinh bề mặt thi công keo trám trét mới vào các vị trí bị hỏng. Trước tiên, bóc bỏ toàn bộ keo bị hỏng ra khỏi bề mặt, vệ sinh sạch vị trí mối nối.
IMG 4824 e1538356842551
                  Vệ sinh sạch vị trí keo hỏng
Các bước làm tiếp theo đã được trình bày trong bài hướng dẫn quy trình 8 bước thi công keo cải tiến AS4001S Ngoài ra, khi sửa chữa, VTS khuyến khích nên sử dụng lớp lót primer để tăng độ bám dính của keo với bề mặt. Lý do vì khi sửa chữa, chúng ta không thể đảm bảo loại bỏ được hết phần keo hỏng còn dư thừa trên bề mặt và các phần bong tróc khi sử dụng dụng cụ để bóc bỏ keo hỏng. Sau khi hoàn thiện, chúng ta sẽ được đường keo mới đáp ứng được các tiêu chí:
  • bền đẹp, không loang bẩn
  • bám dính hoàn toàn với bề mặt- không bong bật
  • chống chịu thời tiết cực tốt
  • tuổi thọ cao, keo không bị mất tính đàn hồi trong suốt thời gian sử dụng
  • cho phép sơn phủ lên bề mặt, đảm bảo thẩm mỹ
IMG 4836 e1538357517421
Keo trám trét AS4001S sau khi hoàn thiện
Mọi chi tiết thắc mắc, hỗ trợ vui lòng liên hệ: CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY (ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU ALSEAL TẠI VIỆT NAM) Địa chỉ: CT5C, KDT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội. Hotline: 038 2241661 Email: sales@vinats.com

Nguyên tắc thiết kế mối nối keo trám khe, keo trám mối nối

Để có được mối nối keo trám khe bền đảm bảo hoạt động ổn định, tăng tính thẩm mỹ cho công trình khi được đưa vào sử dụng thì ngoài việc lựa chọn loại keo tốt, chất lượng thì việc thiết kế ngay từ ban đầu cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Quy tắc thiết kế mối nối và keo trám khe, keo trám mối nối xây dựng.

  • Chiều rộng (A): tối thiểu 6mm, khuyến cáo tối đa 30mm, có thể đến 100mm nhưng keo trám có xu hướng võng xuống đối với các khe dọc có chiều rộng trên 50mm, do đó, nếu A>50mm, cần phải thi công 2 lần.
  • Đối với hầu hết các loại keo trám, chiều rộng khe phải rộng hơn dịch chuyển dự kiến của khe 4 lần, vì khả năng co giãn, đàn hồi của keo trám là 25%. Riêng keo trám sử dụng công nghệ MS Polymer mới, AS4001S độ đàn hồi lên đến 50%.
  • Bề mặt keo cần được cắt lõm hình lòng chảo. Keo được thiết kế để có thể làm việc tối ưu khi hệ keo có hình dạng đồng hồ cát.
  • Phải dùng vật liệu chèn khe hoặc băng chèn khe để tránh bám dính 3 chiều. Nếu khe trám bám dính 3 chiều, khả năng đàn hồi/co giãn giảm xuống dưới 15%.
  • Chiều sâu/dày (B) tối đa của khe  là 12mm.
MNS
                                                                 Hình ảnh minh họa

Cụ thể

Với bề mặt rỗng xốp (như bê tông, gạch xây, đá v.v..):

  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 6 đến 13mm (0.25” đến 0.5”), chiều sâu keo trám (B) phải bằng chiều rộng khe (A)
  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 13 đến 25mm (0.5” đến 1”), chiều sâu keo trám (B) phải bằng ½ chiều rộng khe (A)
  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 25 đến 50mm (1” đến 2”), chiều sâu keo trám (B) không được lớn hơn 13mm (0.5”)

Với bề mặt không rỗng xốp (như kim loại, alu-kính v.v.):

  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 6 đến 13mm (0.25” đến 0.5”), chiều sâu keo (B) phải bằng 6mm
  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 13 đến 25mm (0.5” đến 1”), chiều sâu keo (B) không được lớn hơn ½ chiều rộng mối nối (A), đến tối đa 9mm (0.375”)
  • Đối với chiều rộng khe (A) từ 25 đến 50mm (1” đến 2”), chiều sâu keo (B) không được lớn hơn 9mm (0.375”).

Chi tiết hơn, trong xây dựng chúng ta sẽ hay gặp 1 số dạng mối nối cần phải thiết kế dạng như sau:

  1. Các mối nối sàn:

 

MNS1

  • Tại các khu vực có nhiều phương tiện/thiết bị đi lại (như xe nâng) cần được cắt lõm mặt để giảm mài mòn.

MNS2

  • Các khu vực cho người đi bộ cần phải cùng cao độ với mặt sàn để tránh làm bị thương người đi bộ (trượt ngã).

2. Mối nối góc: 

  • Kích thước tối thiểu A và B là 6mm.
  • Phải có xốp chèn lót hoặc băng dính lót. Nếu không chèn lót, khe co giãn sẽ không thể dịch chuyển được do keo bị bám dính 3 mặt dẫn đến độ đàn hồi của keo giảm xuống chỉ còn dưới 15%.
  • Keo phải được cắt phẳng mặt hoặc hơi lõm mặt hình lòng chảo.
  • Kích thước C khuyên cáo nên để là 6 mm

MNS3

3. Mối nối liên kết:

MNS4

  • Thi công keo trám mối nối liên kết bằng cách tạo góc vát hình tam giác
  • Hai mặt của mối nối được trám keo gặp nhau tại một mép.
  • Không được để keo trồi xuống dưới. Dùng xốp chèn lót vào đỉnh của tam giác vát góc.

4. Các dạng mối nối khác:

MNS5

Một số lưu ý thiết kế mối nối:

  • Mối nối keo quá sâu sẽ dich chuyển kém hơn mối nối được thiết kế đúng tiêu chuẩn.
  • Keo đóng rắn chậm khi mối nối có chiều sâu quá thiết kế.
  • Lưu ý các dạng bề mặt khi lên phương án thiết kế.
  • Lưu ý quá trình thi công và điều kiện môi trường vào thời điểm thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng keo sau khi hoàn thiện.

Trên đây VTS đã giới thiệu đến độc giả 1 số quy tắc chung thiết kế mối nối keo trám trét. Chú ý là thiết kế đảm bảo rồi, bạn còn cần lựa chọn loại keo tốt nhất nữa nhé. Trong các hãng keo trám trét trên thị trường thì keo AS4001S là keo trám trét chất lượng cao được sản xuất bằng công nghệ của tập đoàn Kaneka đến từ Nhật Bản. Với những ưu điểm vượt trội như:

  • Độ đàn hồi ±50%
  • Chống tia UV tuyệt vời
  • Có thể sơn phủ
  • Không chứa dầu– không gây ố bẩn bề mặt xung quanh
  • Không chứa isocyanate – không tạo bóng khí
  • Không chứa dung môi – không co ngót
  • Bám dính với hầu hết các bề mặt vật liệu

Nếu có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ theo số hotline: 038 224 1661 chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý khách bất cứ lúc nào.

Định mức keo trám trét và cách tính

Định mức keo trám trét là gì?

Khi thi công keo trám trét, định mức được hiểu đơn giản là lượng keo sử dụng để trám trét cần thiết cho mỗi đơn vị diện tích thi công.

Tính định mức keo trám trét để làm gì?

Để dự trù được khoản kinh phí sẽ phải chi cho thi công keo trám trét một cách dễ dàng và chính xác nhất.

Tính được định mức keo chính xác sẽ giúp quy trình thi công trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giúp nâng cao chất lượng công trình lên đáng kể.

Vậy, bạn đã biết cách tính này chưa?

Phương pháp tính đơn giản nhất:

X / [(Y x Z) x 1.1] = diện tích trám trét

Trong đó: 

X = thể tích phoi / tuýp keo tính bằng ml

Y = bề rộng khe trám tính bằng mm

Z = chiều sâu khe trám tính bằng mm,
1.1 = 10% tỷ lệ hao hụt vật tư.

Diện tích = mét dài tính bằng cm/ thể tích phoi hoặc tuýp keo.

Ví dụ: 

Chiều rộng mối nối = 2cm, chiều sâu mối nối = 1cm, hao phí vật tư =10%, 1 xúc xích/tuýp=600ml, như vậy,

  • CPS diện tích trám/xúc xích = xúc xích 600 ml / [(rộng 2 cm x  sâu 1 cm) x hao phí 1.1 (10% )] = 272.72 cm hoặc 2.73 mét/xúc xích 600ml

Nếu cảm thấy vẫn còn khó khăn thì có thể đối chiếu với bảng dưới đây để tính định mức keo cần dùng:

Rộng (mm) Sâu (mm) Khối lượng trám trét (md)/ (600ml)*
6 6 15.15
10 10 5.45
20 10 2.73
25 12 1.82

* Số liệu trên chỉ là tương đối tính theo mét dài dựa trên mức hao phí vật tư 10%. Diện tích trám trét thực tế có thể thay đổi.

Tải công thức tính định mức keo trám khe đàn hồi tại đây

Ngoài ra, để thi công keo trám trét thì cũng cần thêm 1 số vật tư phụ phải kể đến như: băng keo giấy, xốp chèn lótsúng bắn keo, dụng cụ cắt mặt keo,…. Đó cũng là các vật tư cũng phải tính vào chi phí dự toán ban đầu.

Keo sử dụng để trám trét:

Trong các dòng keo trám trét trên thị trường thì keo MS sealant AS4001S là keo trám trét chất lượng cao được sản xuất bằng công nghệ của tập đoàn Kaneka đến từ Nhật Bản. Với những ưu điểm vượt trội như:

  • Chứng nhận nhãn xanh GECA của Úc
  • Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C920
  • Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 11600 (F class 25 LM)
  • Khả năng co giãn ±50%
  • Kháng tia UV tốt
  • Có thể sơn phủ
  • Ít gây loang bẩn
  • Không chứa dầu silicon – không gây bẩn cho các bề mặt xung quanh
  • Không chứa isocyanate – không tạo bóng khí
  • Không chứa dung môi – không bị co ngót
  • Bám dính với hầu hết các loại bề mặt mà không cần lớp lót

Keo Ms sealant AS4001S khắc phục mọi nhược điểm của các dòng keo gốc PU và silicone truyền thống; là sự lựa chọn tuyệt vời cho khách hàng.

Nếu có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ theo số hotline: 038.224.1661, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý khách bất cứ lúc nào.

8 bước thi công keo trám xây dựng MS sealant

Lưu ý quan trọng

Lưu ý quan trọng

Điều quan trọng nhất trong thi công keo trám mối nối là sự bám dính tốt và bền với bề mặt trám keo. Nếu không bám dính thì nước sẽ thấm qua. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị cần phải xử lý bề mặt mối nối trước khi thi công keo trám. Chi phí và công sức xử lý bề mặt trước khi thi công là rất nhỏ so với lợi ích mà keo trám mang lại xét về độ bền và tuổi thọ của mối nối keo sau này.

1. Chuẩn bị mặt bằng

1. Chuẩn bị mặt bằng

  • Trước khi thi công sơn lót và keo trám, cần phải vệ sinh sạch mọi bụi bẩn, dầu mỡ khỏi bề mặt mối nối. Đối với mối nối bê tông, phải loại bỏ vữa xi măng bằng cách mài vệ sinh bề mặt bằng chổi cứng hoặc dụng cụ khác, loại bỏ mọi bụi bẩn.
  • Nếu bề mặt có bụi bẩn, phải vệ sinh bằng dung môi kết hợp với lau bằng rẻ lau. Bề mặt khe, mối nối phải sạch, khô, không có bụi và dầu mỡ.

2. Che phủ và bảo vệ bề mặt xung quanh

2. Che phủ và bảo vệ bề mặt xung quanh

  • Dùng băng dính bảo vệ để ngăn keo tiếp xúc với các khu vực không cần trám xung quanh, đảm bảo thẩm mỹ cho khe trám sau khi hoàn thiện.
  • Băng dính bảo vệ giúp tạo ra đường keo sắc nét, thẳng và đẹp.

3. Sơn lót tăng cường bám dính

3. Sơn lót tăng cường bám dính

  • Đối với bề mặt rỗng xốp, sơn lót sẽ phủ kín các lỗ rỗng. Tăng độ bám dính của keo trám với bề mặt, bảo đả bám dính cơ học tốt nhất và ngăn thấm nước ở vị trí tiếp giáp giữa keo và bề mặt vật liệu. Đối với các mối bị ngập nước theo chu kỳ, bắt buộc phải xử lý bề mặt bằng sơn lót.
  • Việc sử dụng sơn lót không thay thế cho việc vệ sinh mối nối. Trước khi thi công sơn lót, cần phải vệ sinh sạch mọi bụi bẩn, dầu mỡ khỏi bề mặt mối nối.

4. Chèn xốp chèn khe hoặc băng dính lót tránh bám dính 3 mặt

4. Chèn xốp chèn khe hoặc băng dính lót tránh bám dính 3 mặt

  • Chèn xốp lót theo độ sâu yêu cầu.
  • Đường kính xốp chèn lót rộng hơn chiều rộng khe 20 – 30%.
  • Đối với khe trám nông, dùng bằng dính lót đáy để tránh bám dính 3 mặt.
  • Nếu dùng xốp lót PE, lưu ý không được làm thủng xốp để tránh rò rỉ khí từ xốp và gây bóng khí

5. Bơm keo trám

5. Bơm keo trám

  • Bơm keo liên tục vào khe bằng súng bơm keo chuyên dụng, tránh không để tạo bóng khi khi bơm keo. Loại bỏ keo trám thừa.
  • Đảm bảo khe được bơm đầy keo. Đúng kích thước, hình dạng thiết kế

6. Cắt mặt keo

6. Cắt mặt keo

  • Cắt mặt keo để tạo bề mặt keo có hình dạng phù hợp với yêu cầu và bám dính hoàn toàn với 2 vách của khe.
  • Dùng miếng nhựa dẻo hoặc bay để cắt mặt keo với lực vừa đủ trước khi keo tạo màng.
  • Việc cắt mặt keo giúp tạo ra bề mặt keo đẹp và đảm bảo keo bám dính hoàn toàn vào khe, loại bỏ mọi bóng khí trong khe.

7. Gỡ băng dính bảo vệ

7. Gỡ băng dính bảo vệ

Gỡ băng dính trước khi keo đóng rắn, gỡ đều tay, hướng băng ra phía ngoài mép keo.

8. Vệ sinh hoàn thiện

8. Vệ sinh hoàn thiện

  • Vệ sinh công dụng cụ dính keo bằng cồn hoặc dung môi khác phù hợp.
  • Không để dung môi gốc cồn tiếp xúc với keo đang trong quá trình lưu hóa vì cồn có thể kích ứng quá trình liên kết chéo của keo.
  • Sau khi keo đã đóng rắn, loại bỏ keo đóng rắn bằng phương pháp cơ học.
  • Rửa tay và vệ sinh phần da tiếp xúc với keo bằng dung dịch công nghiệp và nước. Lưu ý: không để dung môi tiếp xúc trực tiếp với da.

Một số lưu ý khi thi công keo trám

Một số lưu ý khi thi công keo trám

  • Khi công keo trám trong khoảng nhiệt độ 5°C – 40°C.
  • Nếu có thể, tránh thi công keo vào thời điểm nóng nhất và lạnh nhất trong ngày.
  • Cắt đầu ống bơm góc 45°.
  • Tránh tạo bóng khí khi bơm keo.
  • Luôn luôn bảo đảm bề mặt khe trám được vệ sinh sạch trước khi thi công keo.
  • Sơn lót không có tác dụng thay thế công đoạn vệ sinh bề mặt.
Tải quy trình thi công chi tiết tại đây Xem thêm video hướng dẫn dưới đây. by VTS team

Keo trám khe MS sealant| Những tính năng vượt trội

Keo trám khe MS sealant| Những tính năng vượt trội

| Keo trám khe là gì? AS 4001 4001S GECAKeo trám khe là vật liệu sử dụng để trám khe hoặc mối nối giữa các vật liệu khác nhau. Mục đích là để ngăn không khí, hơi ẩm, khói, nước, tuyết, bụi bẩn; các chất hóa học, hơi nóng, âm thanh và ánh sáng; cải thiện thẩm mỹ cho công trình. Và quan trọng là tạo bước chuyển giữa các loại vật liệu trong cùng 1 công trình. | Keo trám khe MS sealant  Keo trám MS có nhiều tên gọi khác nhau nhau Keo MS, keo polymer cải tiến, keo trám khe đàn hồi, keo trám khe đàn hồi hiệu suất cao, keo trám mối nối đàn hồi, MS sealant, high performance sealant vv, sau đây gọi tắt là Keo trám MS, là dòng keo Hybrid, được sản xuất bằng công nghệ Polymer đột phá, phát minh bởi Tập đoàn Kaneka, Nhật Bản. Keo trám MS là sự kết hợp các ưu điểm tuyệt vời của keo gốc silicone và gốc PU đồng thời khắc phục được các nhược điểm của dòng 2 dòng sản phẩm này (như bóng khí, co ngót, gây loang và ố bẩn vv). Keo trám MS được các chuyên gia xây dựng khuyên dùng cho mối nối các tấm Alu composit, mối nối tấm tường bê tông đúc sẵn; vành đai cửa đi, cửa sổ, tấm ốp đá tự nhiên và các ứng dụng khác.

| Keo trám MS – những tính năng vượt trội

1. Khả năng chống chịu thời tiết

Excellent UV resistant MS sealant
Excellent UV resistant MS sealant
Keo trám MS có khả năng chống chịu tối trước các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và kháng tia UV tốt hơn keo gốc PU. Tuổi thọ dài đồng nghĩa với việc ít phải bảo trì, tiết kiệm chi phí vận hành công trình.

2. Không bị bóng khí khi thi công

PU sealant chứa Isocyanate; hóa chất này tác dụng với hơi ẩm tạo ra các bóng khí CO2 trong quá trình lưu hóa tạo ra các bóng khí. Khi trời nóng, các bóng khí giãn nở và vỡ, làm xé rách keo và làm mất bám dính và thẩm mỹ. Keo trám MS không chứa Isocyanate, không tạo bóng khí.

3. Không gây ố màu

PU sealant chứa chất làm dẻo gốc dầu. Chất này ngấm xuống dưới bề mặt keo, gây ố màu ở mối nối tấm alu composit, đá hoa cương và đá granite. Chất làm dẻo trong Keo trám MS phản ứng và liên kết chéo với các polymer nên không gây ố màu.

4. Giảm thiểu loang màu

MS sealant no fluid streakingChất làm dẻo trong silicon sealant lan ra bề mặt; giữ lại các bụi bẩn trong không khí ở các vị trí mối nối gây ố màu. Keo trám MS giảm thiểu loang màu cho các cấu kiện do không chứa dầu silicone.

5. Không co ngót

Non shrinkage MS sealant
MS sealant no solvent no shrinkage
Nhiều loại sealant gốc PU gốc dung môi bị bay hơi trong quá trình lưu hóa; làm cho mối nối bị co ngót. Keo trám MS không chứa dung môi nên hoàn toàn không bị co ngót.

6. Cho phép sơn phủ lên bề mặt keo sau khi thi công

Painted over on MS sealant joint
MS sealant joint painted with water based paint
Khác với keo sealant silicon, keo trám MS cho phép sơn trực tiếp lên bề mặt sau khi thi công với các loại sơn gốc nước thông thường.

7. Bám dính ngay cả với bề mặt ẩm ướt

Keo trám MS có thể được thi công trên bề mặt ẩm ướt. 8. Keo trám cho công trình xanh GECA green MS sealant Keo trám MS sealant không chứa vật liệu nguy hại, đáp ứng quy định SCAQMD 1168 về hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Low VOC); áp dụng cho tiêu chuẩn công trình xanh. By Vina Trade Synergy (VTS) 

  • PGD/showroom: BT7-16, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 038.224.1661
    Tư vấn giải pháp: 0789.000.134
    Email: vts@vinats.com www.vinats.com


© 2016 Vinats. All rights reserved

Chính sách thanh toán - Chính sách khiếu nại - Chính sách vận chuyển - Chính sách đổi trả và hoàn tiền - Chính sách bảo hành - Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội