JAPAN MADE VS MADE IN JAPAN VÀ QUAN NIỆM “CỨ HÀNG NHẬT LÀ BỀN, LÀ TỐT”
Từ những chiếc đồng hồ chính xác, bền bỉ và tinh tế cho các quý ông đến sản phẩm chống thấm bảo vệ công trình bền vững.
Japan made là từ chỉ những sản phẩm được làm ra dưới sự kiểm soát và theo tiêu chuẩn chất lượng của các nhà sản xuất Nhật Bản. Nếu như Made in Japan là những sản phẩm được sản xuất và lắp ráp tại Nhật Bản thì Japan made là những sản phẩm được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng theo tiêu chuẩn, quy trình công nghệ và dưới sự giám sát của nhà sản xuất Nhật Bản.
Một ví dụ điển hình trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ thời trang. Đồng hồ Japan Made được đông đảo người tiêu dùng công nhận là những sản phẩm mang giá trị thực tế, có chất lượng tuyệt vời với mức giá phải chăng, phù hợp với kinh tế và thu nhập của các quốc gia đang phát triển như châu Á.
Tương tự, những chiếc đồng hồ Swiss Made không nhất thiết phải được làm ra bởi các nhà sản xuất tại Thụy Sĩ nhưng bắt buộc phải đạt những yêu cầu như 60% chi phí sản xuất tại Thụy Sỹ; cỗ máy phải có tối thiểu 50% giá trị linh kiện và 60% số lượng cỗ máy được sản xuất trên đất nước Thụy Sỹ và việc phát triển và công đoạn cuối là lắp ráp phải được thực hiện tại Thụy Sỹ.
Đồng hồ Japan Made hướng tới chất lượng ổn định, bền bỉ cùng độ chính xác luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng cũng vậy. Sản phẩm chống thấm Japan Made Aquashutter được nghiên cứu và ứng dụng tại Nhật Bản bởi hãng UBE Industries (thành lập từ thế kỷ 19), 80% vật liệu lõi (nhũ tương) được phát triển, sản xuất tại Nhật Bản theo quy trình công nghệ và tiêu chuẩn khắt khe, sau đó được chuyển qua quốc gia khác (Việt Nam) để hoàn tất công đoạn phối trộn, đóng gói cũng bởi một công ty của Nhật Bản nhằm tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn và chi phí nhân công hợp lý, với mục tiêu cuối cùng là mang đến cho người dùng Nhật Bản và Việt Nam những sản phẩm chống thấm vừa đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, bền bỉ đồng thời có giá phù hợp với điều kiện kinh tế của các quốc gia mới nổi như Việt Nam.
Văn hóa của người Nhật đã tạo nên uy tín cho sản phẩm Japan Made
Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, bậc nhất trên thế giới. Người Nhật cầu toàn và tỉ mỉ trong mọi việc. Ho luôn có xu hướng nghiên cứu ra những sản phẩm hoàn hảo nhất phục vụ tốt nhất nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, văn hóa của người Nhật cũng khiến chúng ta thực sự đáng nể. Họ đặt chữ tín lên hàng đầu và nếu có bất kì sai sót gì, người Nhật sẵn sàng thu hồi, bồi thường và xin lỗi khách hàng công khai. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho khách hàng hài lòng, tin tưởng.
Trong nhiều thập kỷ, những sản phẩm của Nhật Bản rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Thậm chí nhiều người còn quan niệm cứ hàng Nhật là bền, là tốt. Một trong những lý do khiến hàng Nhật được tin dùng hàng đầu đó chính là bởi chất lượng sản phẩm tuyệt vời. Trên thị trường hàng hóa thế giới, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia khắt khe nhất trong quy trình sản xuất bất cứ mặt hàng nào. Bởi lẽ tất cả các sản phẩm nội địa Nhật đều được sản xuất theo dây chuyền nghiêm ngặt cùng với những tiêu chuẩn chặt chẽ, gắt gao. Không dừng lại ở đó, các sản phẩm còn phải trải qua quá trình kiểm định an toàn chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một yếu tố không thể bỏ qua xuất phát từ văn hoá của người Nhật. Vốn nổi tiếng là quốc gia với đức tính chăm chỉ và cầu toàn, người Nhật luôn muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất.
Hơn nữa, chữ “Tín” luôn được người Nhật đặt lên hàng đầu, do đó khi sản phẩm xảy ra bất cứ vấn đề gì, họ luôn công khai nhận lỗi, xin lỗi khách hàng và có biện pháp bồi thường xứng đáng.
Ngoài ra, do thường xuyên tiếp xúc với nước trong thời gian dài, độ bền kéo cao cũng rất quan trọng để có thể duy trì chức năng chống thấm trong thời gian dài mà không bị xé khi công trình bị nứt. Tuy nhiên, vật liệu acrylic polymer hay xi măng polymer truyền thống lại không có độ bền kéo đủ cao.
Độ giãn dài (Zero span tension elongation) nói đến khả năng co giãn của vật liệu chống thấm khi có nứt công trình mà không bị xé. Khi sử dụng trong thời gian dài, kết cấu bê tông thường bị nứt. Đối với bể chứa nước bị nứt, nước sẽ rò rỉ và chảy ra ngoài khi lớp vật liệu chống thấm vị kéo giãn và bị xé dọc theo vết nứt. Nếu độ giãn dài của vật liệu chống thấm lớn, vật liệu này sẽ giãn ra mà không bị xé đứt, qua đó ngăn ngừa nước rò rỉ ra ngoài. Do đó, biên độ giãn dài của vật liệu chống thấm có quan hệ mật thiết với tính năng chống thấm của vật liệu chống thấm.
Độ giãn dài càng lớn thì khả năng che phủ vết nứt càng tốt. Tuy nhiên, cần phải đánh giá cả độ bền kéo, thể hiện qua tính năng cơ lý của vật liệu chống thấm. Khi có độ bền kéo cao, lớp màng chống thấm sẽ không bị xé đứt bởi lực tác động mạnh khi có nứt xảy ra đồng thời duy trì trạng thái ban đầu của vật liệu.
Mặt khác, khi vật liệu chống thấm tiếp xúc với nước trong bể trong thời gian dài, một phần của lớp vật liệu chống thấm bị bong tróc khỏi bề mặt bể chứa vào có xu hướng bị bong rộp. Khi đó, nước trong bể sẽ đi vào khe hở giữa vật liệu chống thấm và thành bể, làm cho bê tông bị xuống cấp.
Ngoài ra, nước sẽ rò rỉ ra ngoài. Nếu độ bền bám dính lớn, thì sẽ không có hiện tượng bong rộp và vẫn có thể ngăn nước thấm vào thành bể. Theo đó, độ bền bám dính của vật liệu chống thấm có liên quan mật thiết với tính năng chống thấm của vật liệu khi bị bong rộp.
Đối với vật liệu chống thấm acrylic polymer truyền thống, độ giãn dài có thể điều chỉnh tăng lên nhưng độ bền bám dính lại bị giảm và ngược lại. Đó là lý do rất khó có thể bảo đảm cả độ giãn dài lớn và độ bền bám dính cao trong vật liệu chống thấm truyền thống.
Như đã đề cập, độ bền bám dính của vật liệu chống thấm có quan hệ mật thiết với khả năng chống thấm, do đó việc thiết kế vật liệu đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí trên là không hề đơn giản.
Trộn nhũ tương (Em B) với nước theo tỷ lệ 1:4 để làm lớp lót. Thi công bằng lu lăn và chờ khô 30 phút.
Mục đích của lớp lót
Loại bụi mịn
Tăng bám dính
Thi công 02 lớp chống thấm aquacoat
Trộn toàn bộ phần nhũ tương còn lại với 15kg bột. Thi công Aquacoat làm 02 lớp. Lớp 2 sau khi lớp 1 đã khô (4-6 giờ). Dùng lu lăn hoặc bay thi công lớp 2 vuông góc với lớp một.
LƯU Ý:
Có thể cho thêm 5% nước để dễ thi công
Pha nhũ tương Em B (Thành phần A) với hỗn hợp bột ACG Powder (Thành phần B) theo tỷ lệ 4.3 : 13 ~15kg. Cho Thành phần A (Em B) vào thùng chứa, sau đó đổ từ từ Thành phần B (ACG Powder) vào và trộn đều bằng máy khuấy cầm tay trong vòng 3 phút.
Kiểm tra để bảo đảm hỗn hợp được trộn kỹ, không bị vón cục. Chờ khô 5 phút trước khi thi công.
.Trường hợp thi công lên tường bằng bay trát, tỷ lệ trộn là: Thành phần A (Em B): Thành phần B (ACG Powder) = 4.3kg : 15kg
.Trường hợp thi công trên mặt sàn hoặc bằng lu lăn, tỷ lệ trộn là: Thành phần A (Em B): Thành phần B (ACG Powder) = 4.3kg : 13kg
Thị trường vật liệu chống thấm xi măng polymer sẽ đạt 2,17 tỷ Đô-la Mỹ vào năm 2029
By Global Newswire
Các sáng kiến của chính phủ về hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và các hoạt động xây dựng ngày càng tăng ở các quốc gia mới nổi tại Châu Á Thái Bình Dương đã tạo ra cơ hội màu mỡ cho các nhà sản xuất vật liệu chống thấm xi măng polymer.
Thị trường vật liệu chống thấm xi măng polymer ước đạt 1,3 tỷ Đô-la Mỹ vào năm 2022 và dự kiến đạt 2,17 Đô-la Mỹ vào năm 2029, với tăng trưởng kép hàng năm là 6,6 % từ năm 2023 đến năm 2029.
Vi cấu trúc của bê tông gồm các lỗ rỗng siêu nhỏ, chiếm đến 28%. Tỷ trọng lỗ rỗng của bê tông phụ thuộc vào chất lượng bê tông và sự xuất hiện của nước khi trộn bê tông. Bê tông được trộn với tỷ lệ nước/xi măng thấp thì số lượng lỗ rỗng càng giảm. Các lỗ rỗng này sinh ra sau khi nước bay hơi trong quá trình bê tông phát triển cường độ. Các lỗ rỗng này kết nối với nhau và đi từ bề mặt vào bên trong khối bê tông. Nếu không có lớp màng bảo vệ, nước sẽ cùng với CO2 đi sâu vào kết cấu bê tông, tạo thành dung dịch gây ăn mòn cốt thép.
Lớp màng chống thấm bảo vệ bê tông xi măng polymer có các tính năng như bám dính tốt, đàn hồi, không thấm nước, che phủ vết nứt, là hệ màng ngăn ngừa sự thâm nhập của không khí (CO2) và nước vào trong kết cấu bê tông, giúp bảo vệ sự toàn vẹn của kết cấu bê tông.
Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng của cốt thép chính là hiện tượng các bon hóa bê tông bao quanh cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép. Các bon hóa bê tông là một quá trình phản ứng lý hóa phức tạp giữa các phụ phẩm của quá trình thủy hóa xi măng và CO2. Các bon hóa bê tông dễ dàng làm giảm độ pH, phân hủy các phụ phẩm của quá trình thủy hóa xi măng, gây nứt bê tông. Vì vậy, các bon hóa bê tông là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến độ bền của kết cấu bê tông.
Giải thích dưới góc độ hóa học thì các bon hóa bê tông là quá trình các bon đi oxit trong không khí thâm nhập vào bê tông qua các lỗ rỗng siêu nhỏ và phản ứng với Can xi Hydroxit để tạo thành Can Xi Các Bo Nat. Như chúng ta thấy, Ca(OH)2 chuyển thành CaCO3 do phản ứng của của O2 gây ra sự co ngót nhỏ.
Các bon hóa xảy ra khi có sự xuất hiện của 2 thành phần trong bê tông là carbon dioxide (CO2) và calcium hydroxide (Ca(OH)2), phản ứng để tạo ra calcium carbonate (CaCO3).
Do đó, việc ngăn ngừa ăn mòn hoặc gỉ có vai trò quan trọng giúp bảo đảm độ bền của BTCT và duy trì các hoạt động kinh tế.
Các bon hóa xảy ra khi CO2, chất khí tự nhiên trong không khí thâm nhập vào bề mặt bê tông qua các lỗ rỗng siêu nhỏ trong bê tông và phản ứng với Ca(OH)2 ở các vị trí ẩm ướt để tạo thành CaCO3 và nước (H2O).
CO2 + Ca(OH)2 + → CaCO3 + H2O
Khi có sự xuất hiện của hơi ẩm, CO2 chuyển thành dung dịch acid carbonic, tấn công bê tông và làm giảm độ kiềm của bê tông (làm giảm độ pH).
Không khí chứa CO2. Nồng độ CO2 ở vùng ngoại ô vào khoảng 0.03%/thể tích. Ở các thành phố lớn, nồng độ CO2 có thể tăng lên 0,3% hoặc thậm chí là đến 1%. Trong đường hầm, nếu không có quạt thông gió, nồng độ CO2 thậm chí còn cao hơn.
Các yếu tố tạo ra quá trình các bon hóa
Các nhân tố chính gây nên các bon hóa là chu trình khô-ướt, độ ẩm tương đối, nhiệt độ và nồng độ CO2, tất cả là các nhân tố môi trường. Ngoài ra, một số nhân tố dẫn đến các bon hóa có liên quan đến cấu trúc phân tử của bê tông và vật liệu như cấu trúc rỗng của bê tông và số lượng hợp chất hóa học phản ứng để gây ra các bon hóa.
Bê tông có độ thấp nước thấp có thể hạn chế sự thâm nhập của CO2 nếu tỷ lệ nước – xi măng thấp, hàm lượng xi măng cao và cường độ chịu nén cao.
CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội