Cách chống thấm hiệu quả
- Cách chống thấm cổ ống thoát sàn
- Chống thấm Nhật Bản
- Độ bền của màng chống thấm xi măng polymer
- Sổ tay chống thấm Nhật Bản
CÁCH CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ | NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống chống thấm rồi mà vẫn thấm?
Bạn chuẩn bị xây nhà mà không biết cách chống thấm hiệu quả?
Bạn có nên hoặc có thể tự mình thi công chống thấm được không?
Bạn thuê thợ chống thấm nhưng muốn kiểm tra, kiểm soát chất lượng nhưng không biết tiêu chí kiểm tra như thế nào?
Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên và cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản, và checklist kiểm tra, kiểm soát chất lượng chống thấm.
Chống thấm là gì, vì sao cần chống thấm?
Chống thấm công trình là việc tạo một lớp màng trên bề mặt móng công trình, sàn mái, tường, nhà vệ sinh, vách hầm, và các cấu kiện khác của công trình nhằm ngăn nước thâm nhập qua các bề mặt này. Nói một cách đơn giản là làm cho các bề mặt này chống thấm nước.
Theo quy định của Bộ Luật Xây dựng Australia (BCA), “các khu vực ẩm ướt” phải được chống thấm. Đó là vách đặt vòi tắm, sàn, tường gần nhà tắm, bồn tắm, nhà vệ sinh, các khu vực ngoài trời như ban công, sàn mái, bể bơi, tường chắn tầng hầm, hố pit thang máy.
Khi nước ngấm vào công trình (nhà ở dân dụng, thương mại, công nghiệp) sẽ sinh ra nấm mốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà. Nước cũng làm cho nhiều vật liệu xuống cấp. Khi nước ngấm vào khe nứt, gây hư hỏng công trình và kết cấu.
Để kéo dài tuổi thọ và bảo vệ cho kết cấu công trình, tạo ra không gian sống khỏe mạnh thì cần phải chống thấm ngay từ khi xây mới.
Chống thấm công trình có vai trò rất quan trọng. Nước thấm vào công trình, từ phần mái che đến tầng hầm, có thể gây hư hỏng công trình, là nơi trú ngụ và phát triển nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nghiêm trọng hơn là làm cho công trình nhanh xuống cấp. Việc chống thấm khi thi công mới có vai trò quan trọng, giúp tránh phát sinh các vấn đề khi vận hành và giúp tăng tuổi thọ cho công trình. Chống thấm là công việc chuyên môn, cần có sự hiểu biết từ đặc tính công trình, vị trí thường có rủi ro thấm, lựa chọn vật liệu đến kỹ thuật thi công
Mục đích của việc chống thấm là tạo ra một hệ màng ngăn chất lỏng đi qua và thâm nhập vào kết cấu công trình. Cụ thể, hệ màng chống thấm đàn hồi xi măng polymer Aquashutter, Nhật Bản được dùng cho các mục đích chống thấm sau:
- Sàn mái
- Ban công, lô gia
- Nhà tắm, nhà vệ sinh
- Bể bơi
- Vách hầm
- Bể chứa nước
Yếu tố nào quyết định chất lượng chống thấm?
- Vật liệu chống thấm
- Chuẩn bị mặt bằng
- Kỹ thuật thi công và xử lý các vị trí xung yếu
Lựa chọn vật liệu chống thấm hiệu quả
Hiện nay có nhiều loại vật liệu và công nghệ chống thấm khác nhau như vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer, PU, Acrylic màng chống thấm dạng dán nóng/nguội, polyaspartic, Polyurea, bitum.
Công nghệ polymer giúp tạo ra các sản phẩm keo chống thấm hiệu suất cao với các tính năng ưu việt về khả năng kháng UV, đàn hồi, bám dính với nhiều vật liệu khác nhau, dễ thi công.
Vật liệu chống thấm tốt cần bảo đảm khả năng không thấm nước, có khả năng bám dính tốt với nhiều loại vật liệu khác nhau, duy trì độ đàn hồi, cường độ chịu kéo, nén tốt khi có chuyển vị.
Chúng tôi khuyến nghị sử dụng hệ chống thấm xi măng polymer. Là hệ chống thấm màng lỏng dễ thi công, bám dính rất tốt và tạo ra lớp chống thấm liền khối, không để lại các vệ nối – là nơi có rủi ro bị thấm trong quá trình vận hành, bám dính tốt và dễ dàng kết nối liền khối với lớp phủ bảo vệ.
Xử lý các chi tiết xung yếu, nơi có rủi ro thấm cao trong quá trình vận hành
- Khe nối sàn – tường
- Cổ ống thoát sàn
- Chân tường nhà vệ sinh
- Vách đặt vòi tắm
- Khe nối nhà liền kề
- Sàn mái
- Hố thang máy
Xử lý nhà vệ sinh
CỔ ỐNG XUYÊN SÀN
Cổ ống xuyên sàn thường được xử lý theo cách truyền thống là đổ vữa không co ngót (non-shrinkage grout) kết hợp với thanh cao su trương nở. Biện pháp này vẫn có nhược điểm là thanh cao su bị xô lệch, mất bám dính với cổ ống PVC, cao su bị lão hóa theo thời gian, gây thấm trong quá trình vận hành.
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, các kỹ sư Nhật Bản đã sử dụng keo trám khe đàn hồi kết hợp với chống thấm, gia cố lưới quanh cổ ống.
- Khi đổ vữa grout quanh cổ ống, chừa lại khoảng 1-1.5cm tính từ mặt sàn. Chờ vữa khô và đủ cường độ. Vệ sinh, lót và trám keo AS4001 quanh cổ ống.
- Chú ý bơm keo đầy quanh cổ ống, sau đó dùng xốp miết quanh để bảo đảm keo được điền đầy và bám dính vào bề mặt bê tông và cổ ống.
BO CHÂN VÀ VÁCH LẮP VÒI TẮM
Phần chân tường phòng tắm thường có rủi ro tấm mao dẫn từ sàn NÊN CẦN BO LÊN >=30CM
Phần vách tắm có lắp vòi tắm thường có rủi ro thấm qua mạch gạch và ra phần tường ngoài NÊN CẦN BO LÊN >1.5M
XỬ LÝ KHE CO GIÃN, KHE NỐI SÀN-TƯỜNG
Khe nối rất cần thiết cho các kết cấu bê tông vì nhiều lý do. Các chuyển vị nhỏ trong kết cấu bê tông gây ra nứt có thể được khắc phục bằng hệ màng chống thấm đàn hồi dạng lỏng. Tuy nhiên, các chuyển vị công trình là khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ trong ngày và theo mùa, ánh sáng hay các chuyển vị của các kết cấu khác nhau trong công trình. Trường hợp khả năng co giãn đàn hồi của hệ màng chống thấm dạng lỏng có thể không đủ lớn để phù hợp với biên độ giao động của công trình, thì cần phải sử dụng hệ keo trám khe đàn hồi hiệu suất cao trước khi chống thấm – keo trám khe MS sealant AS4001 là một giải pháp tối ưu.
Chuẩn bị bề mặt
Chống thấm dạng lỏng yêu cầu phải bám dính hoàn toàn với bề mặt cần chống thấm. Hiệu quả làm việc của hệ chống thấm dạng lỏng phụ thuộc vào chất lượng bám dính.
Do bám dính hoàn toàn vào bề mặt, nên không có hiện tượng nước lưu thông giữa các lớp chống thấm (như xảy ra với hệ màng dán) ngay cả khi hệ chống thấm bị hư hỏng. Điều này giúp dễ dàng xác định vị trí bị hỏng để sửa lỗi trong quá trình vận hành.
Để bảo việc bám dính hoàn toàn và tốt với bề mặt cần chống thấm, cần phải chuẩn bị bề mặt rất kỹ khi thi công (bảo đảm bề mặt thi công phải đặc chắc, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ) và lưu ý đến độ ẩm bề mặt.
Việc chuẩn bị bề mặt không kỹ sẽ khiến cho lớp chống thấm (hệ lỏng) không hoặc bám dính không tốt với bề mặt cần chống thấm, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng chống thấm, rủi ro phải sửa chữa trong quá trình vận hành là rất cao, làm phát sinh các chi phí khác như thời gian chờ, sửa chữa, uy tín của doanh nghiệp vv
Luôn luôn sử dụng lớp lót
Như chúng ta đều biết, lớp lót có tác dụng tăng cường bám dính. Nhiều hãng không yêu cầu phải dùng lớp lót cho hệ chống thấm dạng lỏng (dạng quét, lăn, phun). Tuy nhiên, lớp lót còn có các chức năng khác mà có thể chúng ta chưa nhận ra:
- Lớp lót làm giảm rủi ro bóng khí từ bề mặt lên lớp chống thấm khi thi công
- Tạo ra bề mặt đồng nhất trước khi thi công lớp phủ
- Loại bỏ mụi mịn còn lại trên bề mặt
- Đóng vai trò quan trọng làm giảm rủi ro mất bám dính và bóng khí khi bề mặt còn ẩm
Lớp lót thường có độ nhớt thấp để giúp thẩm thấu tốt vào lớp bề mặt vật liệu.
Đối với hệ chống thấm gốc xi măng (như Aquashutter) nhà sản xuất đã tính toán để kết hợp lớp nhựa acrylic polymer làm lớp lót thay vì dùng một hệ lót riêng. Chỉ cần pha thêm với nước để giảm độ nhớt, làm lớp lót và tăng độ bám dính với bề mặt.
Không bóp (giảm) định mức vật tư (chiều dày lớp thi công)
Nhà sản xuất khuyến nghị chiều dày lớp chống thấm vì các lý do sau:
Thứ nhất, hệ màng chống thấm đàn hồi che phủ các vết nứt thông qua khả năng chịu biến dạng và giãn dài (khi đó chiều dày hệ màng giảm xuống). Do đó, nếu chiều dày lớp chống thấm không theo khuyến nghị của nhà sản xuất, sẽ có rủi ro không duy trì được chiều dày chống thấm cần thiết.
Thứ hai, bề mặt như bê tông thường không bằng phẳng, nếu giảm chiều dày lớp thì có thể sẽ không che phủ hết được toàn bộ bề mặt cần chống.
Thứ 3, hệ màng bảo vệ là lớp màng ngăn chống nước, hóa chất và khí. Các vật chất này có hệ số khuếch tán khác nhau nên chiều dày lớp chống thấm cần phải đủ dày để ngăn cản sự khuếch tán cao nhất.
Rủi ro thấm nằm ở các vị trí khớp nối
Khe nối sàn – tường, khe nối ngang, dọc, cổ ống là nơi có rủi ro thấm cao nhất.
Cho dù hệ màng chống thấm hệ lăn/dạng lỏng là giải pháp tốt vượt trội so với hệ màng dán, vẫn cần đặc biệt lưu ý và xử lý cẩn thận các vị trí khớp nối – nơi có rủi ro thấm cao nhất.
Phương án tối ưu nhất là sử dụng keo trám khe đàn hồi – chống thấm để gia cố, kết hơp với lưới phủ polyester.
Check list kiểm tra chất lượng sau khi chống thấm
- Bề mặt đã được mài, vệ sinh sạch và loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ chưa?
- Bề mặt có đủ đặc chắc hay vẫn còn nhiều hồ vữa? Nếu vẫn còn, phải yêu cầu mài và vệ sinh lại.
- Bề mặt lúc thi công có đảm bảo khô và sạch chưa? Nếu ướt và độ ẩm cao, phải chờ khô.
- Các khe nối sàn-tường, khe nứt >1mm đã được xử lý bằng keo trám đàn hồi chưa?
- Việc thi công keo trám khe đàn hồi có sử dụng lớp lót không?
- Các góc giao sàn-tường sau khi được trám keo, đã được gia cố bằng lưới gia cường (dạng sợi thủy tinh hoặc sợi polyester) chưa?
- Lớp lót có được trộn và thi công đúng cách chưa? Có chờ khô trước khi thi công lớp phủ?
- Việc trộn lớp phủ chống thấm có đúng tỷ lệ không?
- Lớp phủ đã có được thi công làm 2 lần và lớp 2 thi công sau khi lớp 1 đã khô?
- Đã lăn đúng định mức khuyến cáo của nhà sản xuất chưa?
- Thời gian chờ khô có đúng như khuyến cao không (5-7 ngày), trước khi thử nước?