Chống thấm tinh thể thẩm thấu giúp tăng độ bền cho kết cấu bê tông, giảm chi phí vận hành và kéo dài tuổi thọ cho công trình
Bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng sau khi thi công chống thấm tinh thể thẩm thấu có vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả chống thấm với 2 lý do:
Lý do thứ nhất, chống thấm tinh thể thẩm thấu sử dụng nước làm phương tiện khuếch tán cho phép các hoạt chất hóa học chuyển từ ngoài lớp phủ vào sâu trong bê tông đã bao hòa nước. Nếu không được bảo dưỡng đầy đủ, quá trình bay hơi nước sẽ làm cho lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu bị khô, và lấy nước từ trong tường bê tông. Khi bề mặt bê tông khô, làm giảm hiệu quả chống thấm.
Thứ hai, lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu sử dụng cát và xi măng làm chất dẫn cho các hoạt chất hóa học. Vì vậy, công tác bảo dưỡng có vai trò quan trọng đối với quá trình đóng rắn của lớp phủ và đối với khả năng bám dính vào bề mặt bê tông. Việc bảo dưỡng có thể dược thực hiện bằng cách phun nước hoặc sử dụng bạt che chuyên dụng ngăn bay hơi nước.
Cần phải tiến hành bảo dưỡng ngay sau khi lớp chống thấm tinh thể thẩm thấu đóng rắn bằng cách phun sương. Trong điều kiện thường, có thể tiến hành bảo dưỡng 2-3 sau khi thi công. Tiến hành phun sương 2-3 lần/ngày để tránh bị mất nước cho lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu.
Trong điều kiện thời tiết ấm hoặc vào những ngày nắng nóng, cần phải tăng cường bảo dưỡng để tránh cho lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu bị khô. Có thể phun sương 5-6 lần/ngày, trong 2-3 ngày.
Trong quá trình bảo dưỡng, cẩn bảo vệ bề mặt thi công khỏi mưa. Nếu dùng bạt che bảo dưỡng, cần che bạt cách bề mặt lớp chống thấm tinh thể thẩm thấu 1 khoảng để bảo đảm thông thoáng khí.
Chống thấm ngược
Các hạng mục hầm móng có rủi ro thấm có thể thi công bằng hệ chống thấm tinh thể thẩm thấu ở chiều thuận, chiều nghịch hoặc tích hợp vào trong bê tông khi đổ. Do hệ chống thấm tinh thể thẩm thấu thâm nhập sâu vào bên trong kết cấu bê tông, bít kín các mao dẫn trong bê tông nên không có rủi ro bị bong tróc như thi công phủ chống thấm thông thường.
Cách chống thấm cổ ống nhà vệ sinh bằng keo trám khe đàn hồi
Lời dẫn
Như chúng ta đều biết, thấm là vấn đề rất phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người sử dụng, gây ẩm mốc, bong tróc sơn, gây mất thẩm mỹ vv. Nếu không được ngăn ngừa và xử lý kịp thời, sẽ làm xuống cấp công trình. Các vị trí công trình thường bị thấm gồm các vị trí chân giao giữa sàn và tường, sàn nhà vệ sinh, sàn mái, đặc biệt là phần cổ ống xuyên sàn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày cách xử lý ngăn ngừa và chống thấm cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh bằng cách kết hợp keo trám khe đàn hồi AS4001 và lớp chống thấm xi măng polymer Aqua Shutter.
Cổ ống xuyên sàn thường được xử lý theo cách truyền thống là đổ vữa không co ngót (non-shrinkage grou) kết hợp với thanh cao su trương nở. Biện pháp này vẫn có nhược điểm là thanh cao su bị xô lệch, mất bám dính với cổ ống PVC, cao su bị lão hóa theo thời gian, gây thấm trong quá trình vận hành.
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, các kỹ sư Nhật Bản đã sử dụng keo trám khe đàn hồi kết hợp với chống thấm, gia cố lưới quanh cổ ống.
Dưới đây là quy trình chống thấm cổ ống nhà vệ sinh kết hợp keo trám khe đàn hồi AS4001 và hệ chống thấm xi măng polymer Aqua Shutter Nhật Bản, đã được ứng dụng thành công trong rất nhiều dự án của Nhật Bản tại Việt Nam.
5 bước chống thấm cổ ống nhà vệ sinh
Bước 1. Chuẩn bị trám keo
Lưu ý khi đổ vữa không co ngót cho cổ ống.
Khi đổ vữa grout quanh cổ ống, chừa lại khoảng 1-1.5cm tính từ mặt sàn. Chờ vữa khô và đủ cường độ. Vệ sinh, lót và trám keo AS4001 quanh cổ ống.
Bơm keo đầy quanh cổ ống, sau đó dùng xốp miết quanh để bảo đảm keo được điền đầy và bám dính vào bề mặt bê tông và cổ ống.
Vì sao chọn hệ keo AS4001
Là hệ keo polymer cải tiến, có khả năng bám dính rất tốt với nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, có độ đàn hồi và chống thấm rất tốt. Khả năng bám dính và đàn hồi cao (+-50%) sẽ giảm mọi rủi ro thấm qua cổ ống khi công trình có chuyển vị, co ngót vật liệu.
Chờ khô 1 ngày sau đó tiến hành chống thấm bằng hệ chống thấm xi măng polymer Aqua Shutter, Nhật Bản
Tìm hiểu hệ chống thấm xi măng polymer Aqua Shutter, Nhật Bản
Nhà khung thép tiền chế có ưu điểm là linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo có thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế vì tính cơ động của nó. Tuy nhiên, đi kèm với nó là rủi ro nứt tách lớp tại vị trí khe nối giữa 2 vật liệu khác nhau như khung thép và sàn bê tông, tường xây (gọi tắt là “Khe nối Nhà khung thép“), gây thấm dột. Khe nối Nhà khung thép chiếm tỷ lệ khá cao trong 1 công trình, từ khe nối sàn mái đến phần tường đứng, đặc biệt là sàn nhà vệ sinh.
Bài viết này sẽ trình bày các bước xử lý chống thấm cho Khe nối Nhà khung thép.
Lựa chọn vật liệu
Vật liệu dùng xử lý Khe nối Nhà khung thép phải là vật liệu đàn hồi, có độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, có khả năng chống thấm, và chịu được các điều kiện thời tiết, tia UV. Chúng tôi sử dụng keo trám khe đàn hồi hiệu suất cao MS sealant AS4001
Bước 1.
Dùng máy mài và hoặc máy cắt, tạo khe nối 1x1cm giữa sàn bê tông và hệ khung thép.
Bước 2.
Vệ sinh sạch và quét lót để loại bụi mịn còn lại và tăng bám dính cho keo.
Bước 3.
Với vị trí cần thẩm mỹ, có thể dán băng dính giấy.
Rồi bơm và miết keo.
Xem thêm quy trình bơm keo chống thấm Khe nối Nhà khung thép tại đây
CÔNG TY TNHH VINA TRADE SYNERGY
GPKD số 0107475020 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 16/02/2016
Địa Chỉ: Thôn Yên Khê, X. Yên Thường, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội