Tác giả: admin
Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng dính che phủ bề mặt masking tape
Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng dính che phủ bề mặt masking tape trong thi công sơn và keo trám sealant
Tóm tắt
Những điểm cần lưu ý
- Tình trạng bề mặt và độ đồng nhất của bề mặt vào thời điểm thi công sơn, keo trám và thời điểm gỡ băng dính che phủ bề mặt.
- Điều kiện môi trường khi thi công và gỡ băng dính (nhất là nhiệt độ)
- Chất lượng, loại băng dính và điều kiện bảo quản.
- Băng dính có được kiểm tra và xác nhận phù hợp với mục đích và ứng dụng không, chẳng hạn như có thể chịu được nhiệt độ cao không.
Vệ sinh bề mặt
- Bảo đảm bề cần che phủ bằng băng dính phải sạch bụi, ẩm, dầu mỡ và các chất gây bẩn khác.
- Nếu sử dụng chất tẩy rửa bề mặt, phải là chất không chứa dầu và luôn luôn sử dụng vải sạch không có các sợi bụi, lông nhỏ để vệ sinh.
- Đảm bảo rằng bề mặt không bị hư hỏng, bong tróc có thể làm ảnh hưởng đến việc dán băng dính.
- “Hãy chuẩn bị bề mặt tốt nhất có thể để có kết quả tốt nhất”
Các ứng dụng chính
- Lựa chọn loại băng dính phù hợp với mục đích và điều kiện thi công (nhất là thi công trong và ngoài nhà).
- Khi dán băng dính, hãy dán thành các đoạn ngắn, miết chặt tay. Điều này bảo đảm mép băng dính đi thẳng hàng, chính xác, cho mép sơn, mép keo sạch đẹp sau khi hoàn thiện. Không được xé băng dính trong khi đang dán.
- Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như bàn miết bằng nhựa hoặc dao.
- Với bề mặt còn hơi ẩm, việc dán băng dính có thể khó khăn hơn.
- Trong trường hợp thi công trong thời gian dài, cần kiểm tra thường xuyên các đoạn nhỏ để xem keo có bám lên bề mặt không, đặc biệt là khi thi công ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài
Gỡ băng dính
- Sau khi sơn hoặc thi công xong keo trám, hãy chờ để sơn/keo trám khô trước khi gỡ băng dính.
- Thời gian chờ phụ thuộc vào thời gian khô sơn, khô keo – phải đảm bảo bề mặt sơn, keo đã khô và không dính tay.
- Trong trường hợp sơn làm nhiều lớp, chờ đến khi hoàn thiện lớp sơn cuối cùng đã khô và không dính tay.
Nhiệt độ thi công
- Gỡ băng dính khi nhiệt độ trong khoảng +15oC to +40oC
- Gỡ băng dính ở nhiệt độ cao hơn dải nhiệt độ nêu trên có thể làm keo bám lên bề mặt. Khi gỡ băng dính ở nhiệt độ thấp có thể khiến băng bị rách (đối với các loại băng dính có chất lượng thấp).
- Bảo đảm nhiệt độ bề mặt dán băng dính trên 10oC khi gỡ băng để giảm rủi ro bị rách băng dính hoặc băng dính để lại keo trên bề mặt.
Gỡ băng dính ở các góc
Gỡ băng dính với tốc độ chậm và đều
Bảo quản băng dính
- Băng dính phải được bảo quản nguyên thùng của nhà sản xuất ở nơi khô ráo và thoáng mát.
- Nên bảo quản ở nhiệt độ không quá 30oC.
- Tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
- Bảo đảm mép băng không bị hỏng hoặc bị bẩn để tránh bị rách băng khi thi công hoặc khi gỡ.
- Thời gian lưu kho thường là 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Loại bỏ keo dính
- Nếu có keo để lại trên bề mặt sau khi gỡ băng dính, hãy dùng xà bông và nước ẩm để loại bỏ keo còn dư.
- Có thể dùng máy sấy tóc để loại bỏ keo (nhất là đối với các loại băng dính gốc cao su).
- Loại bỏ phần keo còn dính lại trên bề mặt sau khi gỡ băng hoặc dùng băng dính khác để dán phủ lên sau đó gõ để loại bỏ phần keo thừa.
- Khi sử dụng nước lau kính, cần phải thử trên diện tích nhỏ trước để xem có phù hợp hoặc gây ra tác dụng phụ nào không.
- Sử dụng khăn sạch để vệ sinh và loại bỏ keo dư bám trên bề mặt.
Vì sao cần bố trí khe co giãn bê tông
Khe co giãn bê tông là gì?
Khe co giãn bê tông hay còn gọi là khe lún, là khe cho phép bê tông giãn nở và co ngót khi có biến thiên nhiệt độ. Khe này tạo thành điểm ngắt giữa bê tông và các phần khác của kết cấu, cho phép dịch chuyển kết cấu mà không gây ứng suất (gây nứt). Khe co giãn phải được bố trí cho các kết cấu bê tông rộng như móng và sàn.
Khe co giãn bê tông sau đó phải được che phủ bảo vệ bằng keo trám xây dựng để ngăn ngừa tích tụ bụi bẩn, ngăn nước, hóa chất và bảo đảm bề mặt đi lại bằng phẳng, giảm nguy cơ gây tai nạn. Thông thường có 2 loại keo trám khe co giãn là keo trám gốc polyurethane (PU) và keo trám MS (modified silicone).
Keo trám gốc PU thường khó thi công hơn so với keo trám MS, có thể gây bóng khí (do chứa isocyanate – chất này phản ứng với hơi ẩm trong không khí, tạo ra các bóng khí trong quá trình keo đóng rắn), gây co ngót (do chứa dung môi – là 1 chất khí bay hơi trong quá trình keo đóng rắn) và khả năng kháng tia UV kém hơn so với keo MS. Keo trám MS polymer sealant là chất trám trét mối nối cải biến một thành phần hiệu suất cao dựa trên công nghệ MS polymer tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về ứng dụng trám trét mối nối. Khác với các dòng keo gốc Polyurethane, MS sealant có khả năng kháng thời tiết tốt hơn, nhờ đó có tuổi thọ dài hơn, với các đặc tính vượt trội:
- Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C920
- Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 11600 (F class 25 LM)
- Khả năng co giãn ±50%
- Kháng tia UV tốt
- Có thể sơn phủ
- Ít gây loang bẩn
- Không chứa dầu silicon – không gây bẩn cho các bề mặt xung quanh
- Không chứa isocyanate – không tạo bóng khí
- Không chứa dung môi – không bị co ngót
- Bám dính với hầu hết các loại bề mặt mà không cần lớp lót
Xem thêm tại đây.
Vì sao cần có khe co giãn?
Bê tông co ngót khi khô. Sau khi đạt cường độ, bê tông sẽ giãn nở và co ngót theo sự biến thiên nhiệt độ môi trường. Để ngăn ngừa nứt bê tông, người ta phải bố trí các khe co giãn để bảo đảm cho bê tông có thể dịch chuyển, nhất là với các bản sàn có bề mặt rộng hơn 6m2.
Khe co giãn bê tông đặc biệt quan trọng trong trường hợp bê tông được đổ liên tục và trong khu vực có tường hoặc tòa nhà bao quanh, hoặc có bố trí hố thăm. Trong trường hợp phải bố trí nhiều khe co giãn, cần phải được chỉ định bởi 1 kỹ sư kết cấu.
Tìm hiểu thêm cách sửa chữa khe co giãn bê tông
Thi công khe co giãn
Khe co giãn có thể được thi công trước hoặc sau khi đổ bê tông. Nếu thi công khe co giãn trước khi đổ bê tông, cần phải chèn lót bằng vật liệu mềm dọc theo chiều dài khe co giãn trước khi đổ bê tông. Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt rãnh để tạo khe co giãn sau khi bê tông đạt cường độ để chống nứt cho bê tông và sau đó trám bằng keo trám xây dựng, nếu có yêu cầu. Cần bảo đảm cắt đủ chiều sâu thiết kế cho khe.
Khuyến cáo khi bố trí khe co giãn bê tông và thi công keo trám
- Khoảng cách giữa các khe bằng 30 lần chiều dày bê tông. Ví dụ: chiều dày tấm sàn là 10cm thì khoảng cách giữa các khe là 3m.
- Bảo đảm khe được cắt đủ chiều sâu thiết kế: tối thiểu bằng 1/4 chiều dày tấm sàn. Với tấm sàn dày 10cm, chiều sâu khe tối thiểu là 25mm.
- Nếu bố trí khe co giãn sau khi đổ bê tông, phải tiến hành cắt khe sớm để tránh nứt. Bê tông có thể nứt nếu không cắt khe trong vòng 12 giờ sau khi bê tông đạt cường độ.
- Khe được bố trí hiệu quả ở tỷ lệ 1:1, ví dụ: 5mx5m. Với bản sàn nhỏ hơn, có thể bố trí tỷ lệ 1.5. Ví dụ: 2m x 3m.
- Đối với keo trám khe, cần thi công ngay sau khi cắt khe để tránh bụi bẩn và mất nhiều công vệ sinh. Bể có đường mép keo đẹp và gọn gàng, nên dùng băng dính che phủ bề mặt (masking tape) khi thi công và xốp chèn khe để tránh bám dính 3 mặt và kiểu soát chiều sâu keo trám. Xem thêm hướng dẫn thi công keo trám tại đây
Dưới đây là hình ảnh thi công khe co giãn bằng keo trám.
Keo trám xây dựng AS 4001S cho công trình xanh
AS 4001 4001S GECA
Dễ thi công
Khả năng bám dính tốt
Chống chịu thời tiết tốt
Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế về các chỉ tiêu cơ lý
Không bị co ngót
Không tạo bóng khí
Không gây loang, ố bẩn
Cho phép sơn phủ lên bề mặt
Đa dụng
Sản phẩm xanh cho các công trình xanh
Case study: Chống ăn mòn bu lông móng cột trong nhà máy
Chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG: những câu hỏi thường gặp
Quy trình thi công
Tuổi thọ bảo vệ là bao lâu?
Sau bao lâu phải bọc lại?
Có thể sơn phủ lên lớp sơn hoàn thiện bằng sơn màu khác không?
Lớp phủ topcoat có chức năng chống thấm không, kháng UV không?
Những vấn đề nào thường gặp phải khi sử dụng các sản phẩm chống ăn mòn thông thường?
Có những loại băng cuốn chống ăn mòn kim loại nào?
Bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG series có thể chịu được nhiệt độ bao nhiêu độ?
Bộ sản phẩm hoạt động dựa trên cơ chế nào?
Cách tính khối lượng vật tư tiêu hao như thế nào?
Bộ sản phẩm XG series có chứa chất ức chế ăn mòn và tạo thành hệ kín không?
Bộ sản phẩm có an toàn với con người và môi trường?
Có các kết quả test nào để chứng minh khả năng chống ăn mòn và kháng thời tiết của Bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG series?
Bộ Sản phẩm phù hợp cho những hạng mục nào?
Sau khi thi công có thể bóc ra để xiết lại bu lông hay kiểm tra chiều dày, tình trạng của cấu kiện không?
Thời hạn sử dụng của sản phẩm là bao lâu?
Bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG series đã được sử dụng tại Việt Nam chưa, vào các hạng mục nào?
Bộ sản phẩm XG yêu cầu vệ sinh bề mặt trước khi thi công như thế nào? có phải cạo hết lớp sơn hiện có trên bề mặt cấu kiện?
Bộ sản phẩm này có ưu việt gì so với phương pháp sơn phủ chống ăn mòn?
Kiểm soát ăn mòn các kết cấu kim loại trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam
Các yếu tố khí hậu.
Độ ẩm:
Không khí ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển, làm mục nát các vật liệu thực vật, gây hoen ố bề mặt, gây ăn mòn kim loại, làm tổn thất tính chất cách nhiệt của các loại vật liệu xốp.Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao sẽ tăng tốc độ các phản ứng gây phá huỷ vật liệu. Sự biến thiên nhiệt độ trong ngày cũng gây nên những thay đổi bất lợi cho các tính chất vật lý của vật liệu như: độ cứng, độ nhớt, cường độ, kích thước, làm cong vênh, nứt nẻ các vật liệu tre, gỗ và chất dẻo.Bức xạ cực tím:
Phần lớn bức xạ cực tím phát ra từ mặt trời bị hập phụ bởi tầng khí quyển. Song vào những ngày trời trong xanh, một lượng bức xạ cực tím sẽ xuyên đến bề mặt trái đất. Bức xạ cực tím làm đứt, gẫy các liên kết hoá học trong mạch phân tử của các loại vật liệu polyme.Chất khí:
Oxy là chất khí có hoạt tính và nồng độ cao, phản ứng hầu hết với các vật liệu hữu cơ nhưng với tốc độ chậm. Ở các khu công nghiệp, khí SO2 gây ra các phản ứng ăn mòn kim loại và các chất kết dính vô cơ. Khí CO2 tạo nên phản ứng Cacbonat hoá làm giảm độ kiềm của đá xi măng, phá vỡ khả năng ức chế ăn mòn thép trong bê tông.Gió:
Gió mạnh mang theo hạt mưa, cát, bụi là bào mòn bề mặt vật liệu, rửa trôi các sản phẩm phản ứng của các quá trình trên, tạo điều kiện mới cho các phản ứng đó tiếp tục hoạt động. Các yếu tố khí hậu luôn tác động đồng thời vào vật liệu. Khí hậu càng khắc nghiệt, vật liệu càng hư hại nhiều.Đặc trưng khí hậu Việt Nam.
Khí hậu cơ bản nước ta là nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm trung bình lớn. Ở miền Bắc từ đèo Hải Vân trở ra có mùa đông lạnh, vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên có sự biến thiên nhiệt độ trong ngày rất lớn về mùa hè. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau có nền nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn nhưng khí quyển biển lại chứa nhiều mù muối. Từ Móng Cái đến cực Nam Trung Bộ, hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn kèm theo mưa nặng hạt. Vùng biên giới Việt – Lào và Việt – Campuchia không bị ảnh hưởng của bão nhưng lại gặp phải những trận tố với vận tốc gió mạnh cuốn theo nhiều hạt bụi. Đánh giá chung thì khí quyển biển là môi trường khí hậu khắc nghiệt nhất đối với VLXD ở nước ta.Kết cấu kim loại và vấn đề ăn mòn kim loại ở nước ta
Kết cấu kim loại nổi rõ tính ưu việt về vẻ thanh thoát kiến trúc, mức vươn dài khẩu độ, sự thuận tiện trong lắp ráp, thời gian xây dựng nhanh. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nước ta, điều trở ngại nhất là chống ăn mòn. Thép bị ăn mòn/gỉ là do sự hình thành các pin ăn mòn trong môi trường điện dẫn. Ngoài những yếu tố: – Không đồng nhất về thành phần hoá học và cấu trúc – Không đồng nhất trên bề mặt kim loại. – Không đồng nhất về thành phần chất điện giải. thì tác động nhiệt độ và chiếu sáng gây ra chênh lệch nhiệt độ ở các vị trí khác nhau cũng làm thay đổi điện thế của kim loại. Phần nhiệt độ cao hơn đóng vai trò cực anot bị ăn mòn. Trong môi trường ẩm ướt, bề mặt thép bị tụ sương, lúc đó điện trở thuần R giảm xuống, dòng điện đoạn mạch của pin ăn mòn sẽ tăng cao làm gia tăng tốc độ ăn mòn thép. Để chống ăn mòn cho các kết cấu thép, có thể kể đến 4 biện pháp sau: + Nghiên cứu các hợp kim ít bị ăn mòn. + Nghiên cứu các kết cấu bền với ăn mòn hơn. + Nghiên cứu các loại chất ức chế ăn mòn kết hợp sơn phủ bảo vệ bền với môi trường và chống thấm tốt tạo thành vách ngăn đặc biệt. + Nghiên cứu các trạm bảo vệ catot và bảo vệ bằng protecto kết hợp với lớp sơn bảo vệ và các biện pháp điện hoá khác ức chế ăn mòn. Mỗi giải pháp đều phát huy hiệu quả trong từng điều kiện cụ thể. Với những công trình lộ thiên và bán lộ thiên, xu hướng là sử dụng sơn phủ kết hợp với các chất ức chế ăn mòn. Lớp sơn phủ, ngoài yêu cầu về độ bền ánh sáng, nhất thiết phải có độ chống thấm khí cao để ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây ắn mòn khuyếch tán qua môi trường nước và không khí. Còn chất ức chế không được làm giảm độ bám dính lớp sơn phủ với kim loại. Lựa chọn được những cặp “sơn” + chất ức chế” thích hợp là công việc nghiên cứu rất công phu. Hiện nay, phần lớn các loại sơn đặc chủng chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đi đầu về công nghệ ức chế ăn mòn kết hợp với sơn bọc phủ bảo vệ. Theo tiêu chuẩn ngành hóa dầu Việt Nam dựa trên tham khảo các bộ tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và JIS của Nhật Bản cùng với thực tiễn vận hành khai thác, bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại cần đáp ứng các tiêu chí sau:- Tạo thành một hệ bọc bịt kín toàn bộ cấu kiện kim loại trong một lần thi công và không phải bảo trì trong suốt thời gian khai thác;
- Hệ sơn phủ hữu cơ (có thể phun) gốc keo polyme, bảo vệ mọi bề mặt kim loại;
- Dễ bóc lớp bảo vệ (không bám dính chặt vào bề mặt) mà không cần dụng cụ chuyên dụng và có thể tái sử dụng;
- Sản phẩm có chứa chất ức chế ăn mòn, tạo ra lớp bảo vệ tối đa cho thiết bị khỏi bị nhiễm bẩn và ăn mòn. Keo gốc polyme bao quanh cấu kiện kim loại tạo ra lớp bảo vệ thụ động, đồng thời cho phép các chất ức chế ăn mòn gốc dầu chủ động bảo vệ bề mặt kim loại và chặn đứng ăn mòn hiện có hoặc ăn mòn mới thông qua việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa và ngăn sự xâm nhập của hơi ẩm/bụi.
Ức chế ăn mòn kim loại trong các nhà máy, công nghiệp hóa dầu
Nitohullmac XG & No.59 series: Giải quyết triệt để ăn mòn kim loại
Bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại Nitohullmac XG Series: được cấu tạo gồm 4 loại vật tư gồm:
- Mỡ lót ức chế ăn mòn, được bôi lên bề mặt kim loại đã bị ăn mòn, sau khi vệ sinh sơ bộ. Mỡ lót sẽ hấp thụ, trung hòa và ức chế ăn phát triển ăn mòn.
- Sét trám khe, tạo phẳng, được sử dụng để trám khe, tạo phẳng cho các cấu kiện có hình dạng phức tạp như van, khớp bích, bu lông, khuỷu nối trước khi cuốn băng
- Băng cuốn bảo vệ mỡ lót, được cuốn quanh bảo vệ cấu kiện kim loại
- Sơn phủ kháng tia UV, sau khi khô sẽ tạo thành 1 lớp màng polime mỏng, có tác dụng chống thấm, ngăn chăn sự xâm nhập của các tác nhân gây ăn mòn từ môi trường trong khu vực có axit, muối biển v.v
Bộ sản phẩm chống ăn mòn kim loại chôn ngầm, dưới nước, gồm các loại vật tư:
- Mỡ lót ức chế ăn mòn, được bôi lên bề mặt kim loại đã bị ăn mòn, sau khi vệ sinh sơ bộ. Mỡ lót sẽ hấp thụ, trung hòa và ức chế ăn phát triển ăn mòn
- Sét trám khe, tạo phẳng, được sử dụng để trám khe, tạo phẳng cho các cấu kiện có hình dạng phức tạp như van, khớp bích, bu lông, khuỷu nối trước khi cuốn băng
- Băng cuốn bảo vệ mỡ lót, được cuốn quanh bảo vệ cấu kiện kim loại. Cho phép thi công để bảo vệ các kết cấu kim loại chôn ngầm dưới đất, khu vực ngập nước, môi trường hóa chất, muối biển.
Đặc tính chung của cả 2 bộ sản phẩm:
- Lớp mỡ lót hấp thụ, trung hòa và ức chế ăn mòn từ bên trong;
- Lớp sơn phủ kháng tia UV, ngăn chặn tác nhân ăn mòn từ bên ngoài;
- Chỉ cần cuốn quanh các cấu kiện kim loại cần bảo vệ và miết tay, (No.59 series cho phép thi công dưới nước);
- Bảo vệ cấu kiện kim loại ngoài trời, chôn ngầm, trong môi trường nước mặn, hóa chất đến trên 15 năm mà không cần bảo trì;
- Dễ dàng cuốn và bảo vệ van, mặt bích, khớp nối, bu lông v.v
Xu hướng sử dụng vật liệu chống ăn mòn kim loại trên thế giới
Thuật ngữ
Chống ăn mòn là thuật ngữ để chỉ việc bảo vệ các bề mặt kim loại trong môi trường có rủi ro ăn mòn cao. Có nhiều phương pháp bảo vệ bề mặt cấu kiện kim loại như sơn, phủ mạ kẽm hoặc dùng băng cuốn. Băng cuốn chống ăn mòn thường có 2 loại là băng cuốn PE có bổ sung vật liệu chống ăn mòn gốc dầu hoặc gốc polymer, được bọc cuốn quanh các cấu kiện kim loại có nguy cơ bị ăn mòn trong suốt quá trình sử dụng. Nhu cầu bảo vệ cấu kiện kim loại khỏi ăn mòn trong các ngành công nghiệp ngày càng tăng. Xét theo vị trí địa lý, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhu cầu vật liệu chống ăn mòn, tiếp đo là khu vực Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Âu. Nhu cầu băng cuốn chống ăn mòn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất do tốc độ mở rộng các khu công nghiệp và nhu cầu băng cuốn chống ăn mòn của các nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ. Băng cuốn chống ăn mòn kim loại thường được ứng dụng để bảo vệ các đường ống kim loại, van, mặt bích, các mối hàn, hệ thống đường ống của tháp trao đổi nhiệt, tháp làm mát, chân bồn chứa, hệ thống cứu hỏa, hệ thống thủy lực, cầu cảng và các công trình khác như viễn thông, dầu khi ở khu vực bị ăn mòn cao như khu vực ven biển, khu công nghiệp. Băng cuốn chống ăn mòn kim loại giúp bảo vệ các cấu kiện kim loại trong suốt vòng đời sử dụng với chỉ một lần thi công. Phần lớn các cấu kiện kim loại được thiết kế với vòng đời từ 15 đến 20 năm hoặc hơn. Nhưng có nhiều hạng mục, do hoạt động trong môi trường bị ăn mòn mạnh đã hết vòng đời chỉ sau một vài năm vận hành. Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm và thi công, có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến vòng đời sẩn phẩm như:- Tính chất của sản phẩm
- Đặc điểm môi trường và điều kiện vận hành
- Chất lượng bảo trì